Header image
 
 

Tu tập theo Latihan của Subud

Minh Thần dịch 2020

 
     
 
 
Mục lục
  A - Lời nói đầu
  B - Sự xuất hiện của Latihan
     - Sự bành trướng của Subud
     - Thời niên thiếu của Bapak
     - Giao tiếp lần đầu với Nguồn Đại Lực
     - Một chứng nghiệm bên ngoài ngôn từ
     - Những động tác của cơ thể trong latihan
  C - Phụng thờ Thượng Đế và Thanh lọc
     - Tự đứng trên bàn chân
     - Chức năng của tâm thần và chân tâm
     - Lối tu tập theo latihan và ...
     - Một lối tu tập không như những lối khác
     - Một sự thừa hưởng không tốt đẹp
     - Sự phục sinh của cơ thể và tâm thần
  D - Sứ mệnh của Bapak
     - Truyền bá latihan
     - Chứng nghiệm sự thăng thiên
     - Một cuộc đàm đạo về Nguồn Đại Lực
  E - Vũ trụ tâm linh
     - Vũ trụ vô hình và hữu hình
     - Vũ trụ quan của Bapak
     - Ảnh hưởng của những sức mạnh hạ đẳng
     - Những sức mạnh thượng đẳng
     - Căn nhà của linh hồn con người
     - Vũ trụ vật chất và thuyết lượng tử
     - Hệ quả của thuyết lượng tử
  F - Sự Khai mở và thời kỳ chờ đợi
     - Ba Tháng chờ đợi
     - Điều gì xảy ra lúc khai mở
     - Quá trình tâm linh của khai mở
  G - Subud và đời sống hằng ngày
     - Cái khó và dễ trong Subud
     - Tiến bộ trong latihan nghĩa là gì?
     - Latihan trong đời sống hằng ngày
     - Chuẩn bị cho giai đoạn cuối
  H - Mhững giai đoạn khác nhau của latihan
     - Sự hướng dẫn của Bapak
     - Những câu hỏi nhân loại luôn đặt ra
     - Hoàn toàn quy thuận nghĩa là gì?
     - Chấp nhận, tin cậy, chân thành và kiên nhẫn
     - Đặc ân của trắc nghiệm
     - Thăm dò tài năng và bản ngã.
     - Cái thế giới bên ngoài cái thế giới này
  I - Hòa khí quốc tế và đóng góp cho xã hội
     - Hòa khí quốc tế giữa hội viên
     - Những đóng góp của hội viên SB cho xã hội
     - Tổ chức và những công tác của Subud
  Phụ lục A: Nghĩa danh từ Subud
  Phụ lục B: Tổ chức SB và mạng lưới của nó
  Lời bạt
 

 

 

Hòa khí quốc tế và đóng góp cho xã hội

Tổ chức và những công tác của Subud

WSA (World Subud Organisation), Tổ chức Subud Thế giới, là ô dù bao che cho cộng đồng Subud trên khắp thế giới, bao gồm những tổ chức Subud của 54 quốc gia. Mỗi lần là bốn năm, WSA có trách nhiệm tổ chức một Hội nghị Subud Thế giới, tại đó hội viên các quốc gia tụ họp để tán thành về đường lối và những hoạt động hợp với hiến pháp của WSA. Hội viên thực hiện những dự án xã hội trong vòng những nhánh khác nhau của WSA. Một nhánh cũ xưa và tích cực nhất là nhánh từ thiện SDIA (Susila Dharma International Association). Hiệp hội Susila  Dharma Quốc tế, thành lập năm 1968  và hợp thành tổ chức ở Hoa Kỳ. UN, Liên Hiệp Quốc, công nhận lịch sử dài lâu những dự án xã hội của SDIA.  UN ban cho SDIA quy chế một NGO (Non Governemental Organisation), một tổ chức phi chính phủ, khiến nó có một chỗ ngồi tại những buổi họp của Hội đồng Kinh tế và Xã hội của UN. SDIA hiện tích cực hoạt động tại 29 quốc gia trên thế giới, với những dự án xã hội cho 19 quốc gia ở Mỹ, Á Châu, Phi Châu và Âu Châu.

Những nhánh khác là SICA (Subud International Cultural Association), Hiệp hội Văn hóa Quốc tế Subud cho sự biểu đạt văn hóa và nghệ thuật; SYIA (Subud International Youth Association), Hiệp hội Thanh niên Subud Quốc tế, cho những sinh hoạt của giới trẻ; SIHA (Subud International Health Association), Hiệp hội Y tế Subud Quốc tế; SESI (Subud Enterprise Services International), Dịch vụ Kinh doanh Subud Quốc tế. Những hoạt động đó được sự nâng đỡ của MSF (Muhammed Subuh Foundation), Cơ Sở  Muhammed Subuh, một cơ sở tài chánh cho Subud nói chung.

SICA, nhánh văn hóa, có mục tiêu đặc biệt là khuyến khích những biểu đạt có tính sáng tạo của hội viên, bằng cách phát triển văn hóa và nghệ thuật qua Subud. Trong chương cuối của cuốn Susila Budhi Dharma, Bapak nói:

‘‘...ta sẽ chẳng bao lâu thành thạo làm những công việc hợp với jiwa (linh hồn) mình và điều đó đương nhiên sẽ khiến đời mình được hạnh phúc, bởi cái tài năng đó xuất phát, hay tăng sức, từ một jiwa (linh hồn) làm cho toàn thể chân tâm sống lại. Vậy nên, ta sẽ luôn hăng say làm công việc mình, và sự tiến bộ hay tiến triển của nó sẽ không khiến mình thất vọng.

‘‘Đó là điều đích thực được gọi là văn hóa, bởi nguồn gốc của nó là cái jiwa (linh hồn) con người được tiếp nhận trong một chân tâm không bị ảnh hưởng của những sức mạnh phụ thuộc. Đó là một văn hóa liên tục chứa đựng sức mạnh của sự sống. Thế nên cái công việc mà mình làm là sự phụng thờ Thượng Đế.‘‘

 

 

 
     
 
  © 2021 góc nhỏ