Header image
 
 

Tu tập theo Latihan của Subud

Minh Thần dịch 2020

 
     
 
 
Mục lục
  A - Lời nói đầu
  B - Sự xuất hiện của Latihan
     - Sự bành trướng của Subud
     - Thời niên thiếu của Bapak
     - Giao tiếp lần đầu với Nguồn Đại Lực
     - Một chứng nghiệm bên ngoài ngôn từ
     - Những động tác của cơ thể trong latihan
  C - Phụng thờ Thượng Đế và Thanh lọc
     - Tự đứng trên bàn chân
     - Chức năng của tâm thần và chân tâm
     - Lối tu tập theo latihan và ...
     - Một lối tu tập không như những lối khác
     - Một sự thừa hưởng không tốt đẹp
     - Sự phục sinh của cơ thể và tâm thần
  D - Sứ mệnh của Bapak
     - Truyền bá latihan
     - Chứng nghiệm sự thăng thiên
     - Một cuộc đàm đạo về Nguồn Đại Lực
  E - Vũ trụ tâm linh
     - Vũ trụ vô hình và hữu hình
     - Vũ trụ quan của Bapak
     - Ảnh hưởng của những sức mạnh hạ đẳng
     - Những sức mạnh thượng đẳng
     - Căn nhà của linh hồn con người
     - Vũ trụ vật chất và thuyết lượng tử
     - Hệ quả của thuyết lượng tử
  F - Sự Khai mở và thời kỳ chờ đợi
     - Ba Tháng chờ đợi
     - Điều gì xảy ra lúc khai mở
     - Quá trình tâm linh của khai mở
  G - Subud và đời sống hằng ngày
     - Cái khó và dễ trong Subud
     - Tiến bộ trong latihan nghĩa là gì?
     - Latihan trong đời sống hằng ngày
     - Chuẩn bị cho giai đoạn cuối
  H - Mhững giai đoạn khác nhau của latihan
     - Sự hướng dẫn của Bapak
     - Những câu hỏi nhân loại luôn đặt ra
     - Hoàn toàn quy thuận nghĩa là gì?
     - Chấp nhận, tin cậy, chân thành và kiên nhẫn
     - Đặc ân của trắc nghiệm
     - Thăm dò tài năng và bản ngã.
     - Cái thế giới bên ngoài cái thế giới này
  I - Hòa khí quốc tế và đóng góp cho xã hội
     - Hòa khí quốc tế giữa hội viên
     - Những đóng góp của hội viên SB cho xã hội
     - Tổ chức và những công tác của Subud
  Phụ lục A: Nghĩa danh từ Subud
  Phụ lục B: Tổ chức SB và mạng lưới của nó
  Lời bạt
 

 

 

Những giai đoạn khác nhau của latihan

Sự hướng dẫn của Bapak

Giữa năm 1957 và 1987 cuộc du hành khắp thế giới của Bapak tương đương với việc đi vòng quanh trái đất 24 lần. Người có những buổi nói chuyện với các hội viên để giải thích về ý nghĩa và những nguyên tắc của latihan. Những nói chuyện, tất cả là 1300, đã và hiện còn đang được dịch ra tiếng Anh và những ngôn ngữ khác.

Như đã mô tả, Bapak tiếp nhận được latihan trong một hoàn cảnh phi thường và nhận thấy tiềm năng của nó qua những trải nghiệm mãnh liệt. Đương nhiên người là nhân vật thích đáng nhất để đem Subud tới cho thế giới. Nhưng người chưa từng có một buổi nói chuyện cho công chúng, mà chỉ cho hội viên. Người cũng khuyên hội viên đừng tìm cách hiểu những nói chuyện của mình với trí óc, mà chỉ việc lắng nghe và cảm nhận những gì cảm được trong lúc đó. Thực vậy, với bất cứ ai tập latihan cách thích đáng nhất để nghe hay đọc những nói chuyện của Bapak có lẽ là trong một trạng thái gần như trạng thái của latihan.

Người ta kể lại rằng khi được hỏi tại sao lại không có những buổi nói chuyện cho công chúng, Bapak đáp việc giải thích Subud cho những người của đất nước mình là chuyện của hội viên, bằng cách dùng những ngôn từ quen thuộc với họ. Không có một ngôn ngữ chung cho nhân loại, và các ngôn ngữ trên thế giới đều phản ảnh đặc tính của mỗi nền văn hóa.

Bapak là một người Indonesia được nuôi dạy theo nền văn hóa Hồi giáo. Tất nhiên, những nói chuyện của Bapak chứa đựng những ngôn từ và cách diễn đạt của Hồi giáo. Nếu sinh ra trong một đất nước theo Thiên Chúa giáo, Bapak cũng sẽ dùng những ngôn từ của Thiên Chúa giáo. Việc Bapak khuyến khích hội viên dùng ngôn ngữ của họ để giải thích Subud khiến ta phải tin rằng Subud không chỉ quy định cho một văn hóa hay tôn giáo duy nhất, mà là cho lợi ích của toàn thể nhân loại.

Bapak đã nói đi nói lại trong những nói chuyện của mình Subud không là một tôn giáo hay giáo lý, mà là chứng nghiệm. Tuy đó là một nguồn quý báu cho phần đông hội viên khiến hiểu được Subud, nhưng Bapak đã không làm cho công chúng biết tới những nói chuyện của mình, vì muốn tránh hiểu lầm. Cuốn sách này phần nhiều dựa trên những nói chuyện của Bapak. Đọc những nói chuyện đó một cách hời hợt có thể khiến hiểu sai lạc đó là những giáo lý.

Trong suốt đời mình Bapak chưa từng làm cho thiên hạ gọi mình là một tôn sư hay lãnh tụ, mà chỉ nhấn mạnh cái vai trò là một người dẫn đạo tâm linh -một người có thể chỉ cho thấy con đường tới ranh giới của thế giới tâm linh. Ta có thể tới đó qua lối tu tập mới mẻ của latihan. Vai trò của Bapak là một người dẫn đường cho những người leo núi, hay một người lái tàu trên mặt biển vô định. Thực vậy, những nói chuyện của Bapak giống như những phác họa sơ sài, hay một bản đồ chỉ đường cho một cuộc hành trình chưa từng có trước đó. Đó là những gì chứa đựng những thông tin và sự dẫn dắt trong hình thức những câu truyện, tương tự những mốc bờ trong một hành trình dài lâu, hay những cột mốc chỗ rẽ đường. Coi những nói chuyện đó là giáo lý là sai lầm, cũng như nhận nó một cách vô điều kiện là chủ thuyết. 

Toàn bộ quá trình cuộc hành trình của Subud không là điều gì ngắn hạn trong đó ta chỉ mang đồ ra đi cho một ngày ngủ đêm, bởi mục tiêu là một cõi giới bên ngoài ranh giới cái thế giới của con người. Theo ý tôi, người ta có thể hiểu Niết Bàn của Phật giáo theo nhiều cách, nhưng về phương diện tâm linh thì không có gì khác biệt. Theo giáo lý đạo Phật, để đạt tới Niết Bàn, một người bình thường phải đầu thai nhiều lần, và điều đó có thể mãi mãi là vậy. Bapak đề cập tới việc latihan của Subud làm cho cái quá trình đó được rút ngắn thật nhiều. Thay vì phải đầu thai nhiều lần, ta có khả năng lên thẳng thiên đàng. Điều đó khiến phải đặt câu hỏi là tại sao chúng ta được ban cho latihan của Subud. Và như vậy thì cũng liên quan tới một câu hỏi trọng đại hơn: loài người và mục đích của mình là gì.

Chúng ta không thể trả lời những câu hỏi đó. Không ai có thể trả lời. Đúng ra thì đó là câu hỏi về ý nghĩa chánh yếu sự hiện hữu của con người, về quan hệ của chúng ta với toàn thể thiên nhiên và vũ trụ. Bạn sẽ không được giải đáp nếu  hỏi một con giun đất, hay một con chuột chũi, về lí do sự hiện hữu của chúng. Để hiểu lối sống và hành xử của chúng, ta phải nhìn vào quan hệ của chúng với thiên nhiên. Chúng hợp tác với thiên nhiên; những hành động của chúng làm cho mặt đất được cải thiện, và thứ đất đó hỗ trợ cho sự sống của thảo mộc và những động vật nhỏ bé khác.

Phần đông người ta đều nghĩ rằng khoa học là đỉnh cao nhất sự hiểu biết của con người. Nhưng ngay cả các nhà khoa học cũng không thể nói cho chúng ta biết về ý nghĩa sự hiện hữu của chúng ta. Khoa học có thể giải đáp như thế nào có vật chất, nhưng vai trò của khoa học không là thăm dò những kỳ bí nòng cốt sự tạo lập của vũ trụ, tức là tại sao nó đã được tạo ta.

 
     
 
  © 2021 góc nhỏ