Header image
 
 

Tu tập theo Latihan của Subud

Minh Thần dịch 2020

 
     
 
 
Mục lục
  A - Lời nói đầu
  B - Sự xuất hiện của Latihan
     - Sự bành trướng của Subud
     - Thời niên thiếu của Bapak
     - Giao tiếp lần đầu với Nguồn Đại Lực
     - Một chứng nghiệm bên ngoài ngôn từ
     - Những động tác của cơ thể trong latihan
  C - Phụng thờ Thượng Đế và Thanh lọc
     - Tự đứng trên bàn chân
     - Chức năng của tâm thần và chân tâm
     - Lối tu tập theo latihan và ...
     - Một lối tu tập không như những lối khác
     - Một sự thừa hưởng không tốt đẹp
     - Sự phục sinh của cơ thể và tâm thần
  D - Sứ mệnh của Bapak
     - Truyền bá latihan
     - Chứng nghiệm sự thăng thiên
     - Một cuộc đàm đạo về Nguồn Đại Lực
  E - Vũ trụ tâm linh
     - Vũ trụ vô hình và hữu hình
     - Vũ trụ quan của Bapak
     - Ảnh hưởng của những sức mạnh hạ đẳng
     - Những sức mạnh thượng đẳng
     - Căn nhà của linh hồn con người
     - Vũ trụ vật chất và thuyết lượng tử
     - Hệ quả của thuyết lượng tử
  F - Sự Khai mở và thời kỳ chờ đợi
     - Ba Tháng chờ đợi
     - Điều gì xảy ra lúc khai mở
     - Quá trình tâm linh của khai mở
  G - Subud và đời sống hằng ngày
     - Cái khó và dễ trong Subud
     - Tiến bộ trong latihan nghĩa là gì?
     - Latihan trong đời sống hằng ngày
     - Chuẩn bị cho giai đoạn cuối
  H - Mhững giai đoạn khác nhau của latihan
     - Sự hướng dẫn của Bapak
     - Những câu hỏi nhân loại luôn đặt ra
     - Hoàn toàn quy thuận nghĩa là gì?
     - Chấp nhận, tin cậy, chân thành và kiên nhẫn
     - Đặc ân của trắc nghiệm
     - Thăm dò tài năng và bản ngã.
     - Cái thế giới bên ngoài cái thế giới này
  I - Hòa khí quốc tế và đóng góp cho xã hội
     - Hòa khí quốc tế giữa hội viên
     - Những đóng góp của hội viên SB cho xã hội
     - Tổ chức và những công tác của Subud
  Phụ lục A: Nghĩa danh từ Subud
  Phụ lục B: Tổ chức SB và mạng lưới của nó
  Lời bạt
 

 

 

Phụng thờ Thượng Đế và Thanh lọc

Tự đứng trên bàn chân

Subud không có những khái niệm, giáo lý hay thuyết lý như của các tôn giáo. Tôn giáo hay tín ngưỡng của hội viên không là hệ trọng. Điều những hội viện Subud tập latihan đều đặn nhận thấy thì đó là điều dựa trên kinh nghiệm, thay vì thuyết lý. Hội viên Subud thường suy xét thế nào là đúng hay sai, và nhân đó có những quyết định về cuộc sống dựa trên những gì cảm nghiệm được trong latihan. Thường thường, những ai theo một đạo nào đó đều nhận thấy khi tiến bộ trong latihan, họ hiểu biết về  đạo họ một cách thâm sâu hơn.

Nếu hội viên muốn hỏi về lối tu tập theo latihan, họ có thể hỏi ý kiến của những hội viên nhiều kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là cách tham khảo, bởi chỉ cá nhân mình mới có thể cuối cùng định đoạt điều gì là đúng. Hội viên Subud hoàn toàn không lệ thuộc sự dạy bảo của những ai được coi là lãnh tụ tâm linh hay minh sư. Có những kẻ kiên quyết tin rằng mình cần phải theo một tôn sư để đạt được giác ngộ. Nhưng như vậy thì người đệ tử sẽ luôn lệ thuộc người thầy mình. Với Subud, bạn đi đứng trên đời trên bàn chân mình. Đó là cái đặc ân bạn nhận được từ cái quyền lực ngoài sự hiểu biết của mình.

Chức năng của tâm thần và chân tâm

Có thể coi Subud là cái gì hoàn toàn mới mẻ, chưa từng có cho tới nay, và như vậy thì nghĩa là gì?

Có thể coi như vậy vì nó khiến ta có một sự hiểu biết mới lạ về hai chức năng chánh yếu của tâm thần: tư tưởng và cảm xúc. Tư tưởng và cảm xúc không có trọng lượng và hình dạng, và không thể được nghiên cứu bởi khoa học. Không có bằng chứng đó là vật chất hay phi vật chất. Phần đông thiên hạ tin rằng vỏ não, khiến có tư tưởng và cảm xúc, là cái nâng cao địa vị chúng ta đối với các sinh vật, và khiến mình khác biệt các động vật.

Phải mất nhiều triệu năm loài người mới tiến hóa từ loài khỉ thành những gì hiện nay là chúng ta. Ta chưa hiểu rõ được lịch sử của sự tiến hóa, nhưng trong cái quá trình đó ta biết được là các bộ phận và chức năng của cơ thể càng trở nên vững mạnh và hiệu nghiệm hơn nếu càng được dùng, và nếu ít được dùng thì càng trở nên yếu kém hơn. Tư tưởng và cảm xúc là những chức năng của cơ thể, và do đó cái nguyên lý Bapak nói tới dưới đây.

Tư tưởng và cảm xúc khiến ta hiểu được cái thế gian này, để sinh sống dưới những điều kiện của nó. Cái khả năng phân biệt những gì là vật chất, phân tích những thuộc tính của nó, và từ đó suy ra những phương cách hiệu nghiệm dùng nó, là điều tùy thuộc tư tưởng và cảm xúc. Thế nên, không có gì lạ lùng là con người đã dùng hầu hết nỗ lực mình để phát triển những chức năng đó. Văn minh là lối sống hiện nay của chúng ta là kết quả của những nỗ lực đó.

Bapak nói rằng điều đó xảy ra là vì hoàn cảnh của cái thế gian này luôn trong tình trạng thay đổi, và hầu hết mọi người không làm gì được hơn là để cho mình bị ảnh hưởng bởi đó. Khoa học tiến bộ, sự phát triển của trí tuệ trở nên ưu tiên, và dần dần tâm linh -chân tâm mình- từ cảnh giới của an bình tụt xuống cảnh giới của tư tưởng. Sự thanh tịnh của chân tâm không còn chi phối chúng ta. Tất cả đều trở thành đề tài của tư tưởng, thay vì cảm xúc [của chân tâm]. Hiện nay, những xúc động và tư duy của chúng ta luôn bận chuyện, và chúng ta hiếm khi có cơ hội được an vui.

Bapak chỉ cho thấy tư tưởng và cảm xúc là những chức năng cốt yếu khiến chúng ta có thể sống cuộc đời mình, nhưng trở nên vô dụng nếu muốn hiểu biết Thượng Đế và những vấn đề tâm linh. Con người có một chức năng khác giúp mình tiếp xúc được với thế giới tâm linh: cái chân tâm vốn có của mình. Cái chân tâm đó là sự diễn đạt của linh hồn, và nếu linh hồn mình sống động, ta có thể nối kết với thế giới tâm linh. Nếu chúng ta dùng tư tưởng và cảm xúc, linh hồn mình sẽ mê ngủ.

Điều đó như là những hạt giống của một thảo mộc không thể nẩy mầm, vì đất đai chưa được chuẩn bị. Nếu không thức tỉnh, linh hồn không thể tăng trưởng để bành trướng những chức năng của nó khi chúng ta sống trên cái thế gian này. Chúng ta không thể cảm nhận hay cân nhắc quyền năng Thượng Đế, hay sự hiện hữu của một vũ trụ dưới sự cai quản của Thượng Đế. Chúng ta không thể ngay cả nhớ lại là mình đã được Thượng Đế tạo ra, được nối kết qua linh hồn mình với Thượng Đế và cái vũ trụ tâm linh.

Latihan khiến chúng ta có thể phục hồi lại sự giao tiếp với Nguồn Đại Lực và làm cho linh hồn mình thức tỉnh.

Lối tu tập theo latihan và sự phụng thờ Thượng Đế

Trong thiên nhiên, các hiện tượng xảy một cách không ai hiểu tại sao. Những thay đổi xảy ra trong latihan cũng theo cái khuôn mẫu đó. Nếu chú tâm tới những động tác của cơ thể trong latihan, bạn cũng có thể, như Bapak, hiểu được nó có nghĩa gì. Bapak là một người Hồi giáo, cách cầu kinh mà Bapak nhận thấy trong latihan không chỉ là cách thông thường của Hồi giáo. Qua nhiều chứng nghiệm như vậy, người nhận thức được những động tác của latihan không chỉ là tập tành, mà còn mang một ý nghĩa thâm sâu.

Với kiên nhẫn, bạn sẽ nhận thấy những động tác của mình cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Những động tác có vẻ ngẫu nhiên chợt có một ý nghĩa, như cách cầu kinh, hay cách diễn đạt của chính mình. Điều khó khăn là phải kiên trì với latihan, cho tới giai đoạn mình hiểu được những thay đổi đó (điều này sẽ được chi tiết đề cập tới trong chương ‘Thanh Lọc‘). Tiến bộ như vậy thì không thể đo lường với những phương tiện thông thường, mà có thể phải mất nhiều năm.

Quy thuận cái quyền năng hoạt động qua latihan là kính trọng và phục tùng nó một cách vô điều kiện. Cái quyền năng đó là Nguồn Đại Lực trực tiếp xuất phát từ Thượng Đế, và latihan tự nó trở thành sự tôn vinh Thượng Đế, bằng cách tuân theo và phụng thờ Thượng Đế. Qua sự phụng thờ đó, chúng ta tiếp nhận được những gì mình cần cho chính mình. Đó là mục đích và thực chất của latihan. Những hội viên lâu năm tập latihan sẽ hiểu được  -không phải do Bapak, mà do mình đi đến cái kết luận đó qua những chứng nghiệm của chính mình.

Latihan không là tôn giáo cũng như thuyết lý, mà chỉ có thể hiểu được qua những kinh nghiệm trực tiếp. Sự thật đó giới hạn cách có thể giải thích nội dung của nó cho những người khác. Ta chỉ có thể dùng ngôn từ -dù không thích hợp đi nữa- để biểu đạt một vài thực tại của lối tu tập đó, khiến thiên hạ có thể tự tưởng nghĩ lấy cho mình. Nhiều cuốn sách đã được viết để diễn đạt điều đó, nhưng những nội dung của nó lại bị hiểu lầm là giáo lý, hay giáo thuyết.

Theo Bapak, nhân loại đã trải qua thời đại của tín ngưỡng cho tới thời hiện nay, và Subud là cửa ngõ một kỷ nguyên mới lạ của chứng nghiệm tâm linh. Trong thời đại tín ngưỡng, ta không có cách nào khách quan chứng minh được nội dung của tín ngưỡng, hay vấn đề tâm linh. Latihan đưa dẫn tới một kỷ nguyên mới trong đó mọi người có thể kiểm chứng tín ngưỡng mình qua chứng nghiệm trực tiếp. Bất cứ lúc ta nghiệm thấy điều gì, trí tuệ mình -tức là tư tưởng và cảm xúc- không thể không xen vào để ảnh hưởng tới nội dung của những gì nghiệm thấy. Điều đó như là tìm cách nhận biết được quang cảnh bên ngoài, bằng cách nhìn qua cặp kính bị phủ sương hay một tấm màn. Trong latihan, bởi ta không bị ảnh hưởng của tâm trí, tức của cảm xúc và tư tưởng, nên không có gì xen vào sự lĩnh hội trực tiếp cái vũ trụ tâm linh của mình.

Như Bapak đã chỉ cho thấy, dùng tư tưởng và cảm xúc để đi vào vũ trụ tâm linh thì sẽ tạo nên một xen lấn cản trở sự hiểu biết về tâm linh. Chúng ta sống trong một thế giới đòi hỏi mình dùng tư tưởng và cảm xúc trong mỗi lúc của mỗi ngày, cho tới khi mình chết. Theo quan điểm duy vật của khoa học, Thượng Đế hay cái siêu nhiên không thể có, vì ta không thể tri giác được Thượng Đế, hay quyền năng Thượng Đế trên cái thế gian này. Xưa kia, những người đi tìm đạo đều biết rằng tư tưởng và cảm xúc luôn xen vào sự hiểu biết tâm linh, nên họ đã tạo ra những phương pháp tham thiền đòi hỏi nỗ lực và khéo léo để giảm đến mức tối đa sự xen lấn đó. Họ dùng sức mạnh của ý chí để triệt hạ những ý nghĩ quấy phá và khuất phục những cảm xúc phóng túng.

Một vài phương pháp dùng sự tập trung tư tưởng -như vào âm thanh và hình ảnh- để triệt hạ tư tưởng. Chẳng hạn, Thiền Tông dùng sự kiểm soát hơi thở để giúp tạo nên một trạng thái trống không. Yoga cũng có lối tham thiền. Hatha Yoga có những thế đứng hay ngồi tạo nên một trạng thái tĩnh lặng của trí óc để xúc tiến sự tham thiền.

Tuy nhiên, những cách đó chẳng giải quyết được một vài vấn đề căn bản. Thực vậy, ý chí một phần nào có khả năng triệt hạ tư tưởng và cảm xúc. Nhưng đó không là vì cái khả năng đó không dính líu gì tới tư tưởng, cảm xúc và thị hiếu, mà cũng y như những thứ đó. Thực ra, chính ý chí là cái chức năng cốt yếu đề xướng tư tưởng và cảm xúc. Mục đích và lí do ta được cung cấp cho ý chí cũng  là mục đích và lí do của tư tưởng và cảm xúc: để thăm dò những giới hạn và bản  thể của cái thế giới hỗn tạp bên ngoài chúng và để cải thiện cuộc sống mình nơi đây.

Dùng ý chí để khám phá cái thế giới tâm linh bên ngoài cái thế giới này không những là vô ích, mà còn gây thêm khó khăn. Ý chí không vượt lên trên những giới hạn và điều kiện của cái thế giới này để đưa ta tới Thượng Đế, hay cái thực tại tâm linh dưới sự cai quản của quyền năng Thượng Đế. Dùng ý chí để triệt hạ sự xen lấn của  tư tưởng và cảm xúc có thế có hiệu quả đối nghịch: những kẻ ý chí mạnh có thể nhìn thấy Đức Phật hay những hiện tượng thần bí khác, nhưng đó chỉ có thể là sự hiện hình của ý chí và ảo giác, điều không liên quan gì tới thực tại tâm linh.

 

 
     
 
  © 2020 góc nhỏ