Header image
 
 

Tu tập theo Latihan của Subud

Minh Thần dịch 2020

 
     
 
 
Mục lục
  A - Lời nói đầu
  B - Sự xuất hiện của Latihan
     - Sự bành trướng của Subud
     - Thời niên thiếu của Bapak
     - Giao tiếp lần đầu với Nguồn Đại Lực
     - Một chứng nghiệm bên ngoài ngôn từ
     - Những động tác của cơ thể trong latihan
  C - Phụng thờ Thượng Đế và Thanh lọc
     - Tự đứng trên bàn chân
     - Chức năng của tâm thần và chân tâm
     - Lối tu tập theo latihan và ...
     - Một lối tu tập không như những lối khác
     - Một sự thừa hưởng không tốt đẹp
     - Sự phục sinh của cơ thể và tâm thần
  D - Sứ mệnh của Bapak
     - Truyền bá latihan
     - Chứng nghiệm sự thăng thiên
     - Một cuộc đàm đạo về Nguồn Đại Lực
  E - Vũ trụ tâm linh
     - Vũ trụ vô hình và hữu hình
     - Vũ trụ quan của Bapak
     - Ảnh hưởng của những sức mạnh hạ đẳng
     - Những sức mạnh thượng đẳng
     - Căn nhà của linh hồn con người
     - Vũ trụ vật chất và thuyết lượng tử
     - Hệ quả của thuyết lượng tử
  F - Sự Khai mở và thời kỳ chờ đợi
     - Ba Tháng chờ đợi
     - Điều gì xảy ra lúc khai mở
     - Quá trình tâm linh của khai mở
  G - Subud và đời sống hằng ngày
     - Cái khó và dễ trong Subud
     - Tiến bộ trong latihan nghĩa là gì?
     - Latihan trong đời sống hằng ngày
     - Chuẩn bị cho giai đoạn cuối
  H - Mhững giai đoạn khác nhau của latihan
     - Sự hướng dẫn của Bapak
     - Những câu hỏi nhân loại luôn đặt ra
     - Hoàn toàn quy thuận nghĩa là gì?
     - Chấp nhận, tin cậy, chân thành và kiên nhẫn
     - Đặc ân của trắc nghiệm
     - Thăm dò tài năng và bản ngã.
     - Cái thế giới bên ngoài cái thế giới này
  I - Hòa khí quốc tế và đóng góp cho xã hội
     - Hòa khí quốc tế giữa hội viên
     - Những đóng góp của hội viên SB cho xã hội
     - Tổ chức và những công tác của Subud
  Phụ lục A: Nghĩa danh từ Subud
  Phụ lục B: Tổ chức SB và mạng lưới của nó
  Lời bạt
 

 

 

Những giai đoạn khác nhau của latihan

Cái thế giới bên ngoài cái thế giới này

Tôi đã bàn về những đề tài khác nhau, nhưng theo tôi thấy thì cái chủ đề đáng chú ý nhất là điều chúng ta sẽ đi về đâu sau khi chết. Tôi đã đề cập tới việc latihan có một ảnh hưởng lớn đối với sự sống sau khi chết, cũng như đối với sự an bình của cha mẹ và tổ tiên chúng ta. Chưa từng có một người nào đã từng trở về từ cõi chết để mô tả cho chúng ta hay về sự sống bên ngoài cái thế giới này. Tuy nhiên, có nhiều công trình được xuất bản dựa trên thông tin của giới đồng cốt, hay những gì được ghi chép lại từ những lễ cầu hồn. Thường đề cập tới sự sống sau lúc chết trong những nói chuyện, nhưng Bapak lại không giảng giải gì nhiều về những gì xảy ra sau khi chúng ta chết.

Tuy không biết gì nhiều về cái chết nhưng tôi luôn tin rằng có sự sống tại thế giới bên kia, và những chứng nghiệm trong latihan của tôi đã hậu thuẫn cho điều đó. Theo tôi thấy, những điều mà thuyết thông linh và thần trí nói tới, đều có một phần sự thật trong vụ đó. Ban đầu, tôi không tin những gì Bapak nói về sự sống sau lúc chết. Sự nhận xét đầu tiên của tôi về điều đó  là trong năm 1961, khi những nói chuyện của Bapak lần đầu được dịch ra. Hồi đó chỉ có bốn bài được xuất bản, vì những nói chuyện đó không là cho đại chúng. Bài nói chuyện đầu tiền gồm đoạn giảng giải dưới đây:

‘‘Cái chết trên thánh giá tượng trưng cho sự toàn thiện của một con người, có thể nói vậy, đã sống giữa cái thế gian này và cái thế giới bên kia. Do đó mà theo truyền thống, sau khi chết, Chúa Giê-Su vẫn còn nguyên vẹn như lúc đã sống. Điều đó cho thấy Thượng Đế muốn cho linh hồn con người có khả năng bảo tồn và truyền lại những hiểu biết của cá nhân cho tất cả những ai còn mang một thân xác phàm tục. Vậy nên, trong cuộc sống sau lúc chết, Chúa Giê-Su đã không mất bất cứ gì là thành phần của cá tính mình. Người vẫn có thể nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nói năng và nhận biết; tất cả những gì là thành phần của mình vẫn còn đó.‘‘

Những lời nói của Bapak khiến tôi thấy khó nuốt. Tôi tin chắc là mình đã dịch đúng, nhưng hình như người có ý muốn nói là những người thường thì không thể nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, hay chuyện trò trong cuộc sống sau lúc chết. Điều đó không ứng hợp với những gì tôi tin hồi đó.

Chúng ta bao gồm xương thịt để sống trên cái thế gian này. Có ngũ quan và những chức năng thông minh khác, khiến mình có thể  nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy và sờ mó thấy. Tôi tin rằng sau khi chết chúng ta được ban cho một thân thể tâm linh thay vì vật chất, vì cái thân thể này sẽ mất đi.

Theo thuyết thông linh, chúng ta có hai cơ thể -tâm linh và vật chất- nối kết với nhau. Sau khi chết, chúng ta sẽ bỏ cái cơ thể vật chất để làm cho  cơ thể tâm linh có thể hoạt động. Nhưng theo thuyết thần trí thì ngay từ khi sinh ra ta đã có những cơ thể khác nhau là cơ thể vật chất, cơ thể tinh vi, cơ thể tinh thần, cơ thể nhân quả và thần hồn. Điều tôi khó tin về những gì Bapak nói là nếu một đứa bé sinh ra trên cái thế gian này mà thiếu một trong những tứ chi, hay bị một chứng tê liệt nào đó, thì điều đó sẽ phản ánh tại thế giới bên kia. Vấn đề đó khiến tôi bận tâm trong một thời gian dài lâu, và chỉ nhiều năm sau tôi mới thấy là nuốt được. Những lời nói của Bapak trái ngược hẳn với những gì của thuyết thông linh và sự hiểu biết thông thường của chúng ta.

Trên kia tôi đã nói tới việc Bapak không giải thích gì nhiều cho hội viên về sự sống sau lúc chết. Chỉ có một người duy nhất đã hỏi thẳng Bapak về chuyện đó, và người đó là anh Varindra Tarzie Vittachi, một người đã nhiều năm là chủ tịch hội Subud Thế Giới, một nhà báo quốc tế có tên tuổi. Sau khi Bapak mất, anh Vittachi viết cuốn A Memoir of Subud, trong đó anh hỏi chuyện Bapak về sự sống sau lúc chết. Về điều đó Bapak đáp: ‘‘Bạn chưa thể tiếp nhận và hiểu được toàn bộ đáp án:‘‘ Bapak nói tiếp là mình sẽ chỉ cho biết một cách khái quát, và đó là điều Varindra cần phải cho người đọc hay, nếu anh muốn truyền lại nội dung của những gì Bapak nói, vì người không muốn cho người ta hiểu sai mình. Bapak nói là có ba nơi chốn chánh yếu mà linh hồn sẽ tới đó  sau lúc chết.

Một nơi chốn cho hầu hết mọi người là nơi của những kẻ trong đời mình chỉ nhận biết những giá trị vật chất, hay chỉ quan tâm tới vật chất. Linh hồn những kẻ đó có những cặn bã của vật chất biến thành một thứ áo giáp họ không thể bỏ đi, để sống bên ngoài thế giới vật chất. Như những hạt giống không thể mọc lên, họ bị chìm sâu xuống đáy thế giới vật chất.

Nơi chốn thứ hai hầu hết mọi người sẽ tới là những ai tự cho mình đã vinh danh Thượng Đế mà không bị vật chất làm cho ô uế. Khi họ chết linh hồn họ lơ lửng trên trần gian mà không thể thoát khỏi phạm vi của thế giới vật chất. Những kẻ đó là những hồn ma, hay những linh hồn không cơ thể, mà người sống đôi khi có thể nhìn thấy. Một trong những cách tránh được cái kiếp đó là học cách sống một cuộc đời tốt đẹp hơn, để có thể đầu thai là một con người.

Nơi đến cuối cùng là cho những người không có là bao: ngay sau khi chết họ được Thượng Đế đưa từ địa vị thế cảnh giới sức mạnh con người thông thường tới địa vị cảnh giới Rohani, cảnh giới con người toàn thiện.

Sự khác biệt giữa cái thế gian này và thế giới bên kia là tại đó ta không thể tự cải thiện mình với quyền năng của chính mình. Không như cái thế gian là vật chất đặc sệt này, cái thế giới bên kia gồm những làn sóng, một nơi vật chất không thể tồn tại. Cái linh hồn không là vật chất của chúng ta sẽ tiếp tục sống nơi đó, nhưng cái cơ thể vật chất thì bị bỏ lại nơi cái thế gian này. Những gì bỏ lại là những sản phẩm của cái tâm trí  tương tự như những làn sóng. Tâm trí không còn chất liệu và hình thù như vật chất, không còn tích cực hoạt động, nên không thể cùng với linh hồn du hành tới một thế giới khác. Vì  không được cấp cho năng lượng nên cơ thể vật chất phải ngưng hoạt động ngay lúc sắp chết. Bapak coi điều đó giống với việc tâm trí bị lấp kín, nên không còn thể thay đổi kí ức, hay nội dung của tâm trí. Kết quả là ta không thể dối trá đối với Thượng Đế, hay các thiên thần.

Con người tự cải thiện mình qua nỗ lực của tâm trí, nhưng như đã đề cập trên kia, những chức năng đó không còn dùng được sau lúc chết. Thực vậy, có nguyên do khác đáng kể hơn khiến cho sự cải thiện đó trở nên khó khăn: chúng ta cần phải có một cơ thể tâm linh thay thế cho cơ thể vật chất mình trên trần gian. Cái thế giới bên kia bao gồm những làn sóng, nên  chúng ta cần có một cơ thể tâm linh cũng như vậy. Cái cơ thể tâm linh đó có thể nhìn thấy, ngửi thấy, đụng vào, nhận xét và cảm nhận được tất cả những gì chung quanh mình, hay xảy ra tại thế giới bên kia.

Những gì Bapak nói về tình trạng của Chúa Giê-Su sau lúc phục sinh là điều tôi thấy khó chấp nhận được. Tuy biết được ta cần phải có một cơ thể tâm linh tại thế giới bên kia, nhưng tôi vẫn còn chưa dứt khoát, vì còn tin ở thuyết thần trí và thuyết theo đó có nhiều cơ thể tâm linh, hay thuyết duy linh, một thuyết lưỡng cực theo đó ta có một cơ thể tâm linh và một cơ thể vật chất, và sau lúc chết thì cơ thể tâm linh  sẽ thay thế cơ thể vật chất. Nhưng Bapak đã khẳng định là chúng ta không tự động được ban cho một cơ thể tâm linh khi chết, mà phải tốn công sức để có nó. Sự hiểu biết về thực tại đó của Subud có lẽ là một điều mới lạ cho nhân loại.

Chúng ta tự nhiên được ban cho một cơ thể vật chất trong bụng mẹ, để có thể bắt đầu sinh sống trên cái thế gian này. Với cơ thể tâm linh thì không như vậy. Hình như khi còn sống trên trần gian, chúng ta có thể nhận được một cơ thể tâm linh qua lối cư xử thiện hảo của mình. Bapak cũng đề cập tới việc chúng ta có cái đó qua latihan. Khi chúng ta tập latihan, Nguồn Đại Lực sẽ nhập vào tất cả các thành phận và bộ phận của cơ thể. Điều đó không có nghĩa chỉ có những thành phần của thể chất là sống lại, mà cả linh hồn. Từ trước tới nay chưa từng là gì đặc biệt, linh hồn bắt đầu mang một hình thù hợp với những thành phần đó. Chẳng hạn, chúng ta sẽ nhận được những ngón tay tâm linh, rồi bàn tay tâm linh, rồi chân tâm linh và vân vân...cho tới nhận được một cơ thể tâm linh đầy đủ.

Đó là tất cả những gì tôi hay được về thế giới bên kia, dựa trên những lời nói của Bapak. Chúng ta cũng nên luôn ý thức được Bapak đã cho hay là người ta chưa chịu đối diện thực tại của cái chết. Nên người đã thận trọng còn nói những giảng giải của mình chỉ là tạm thời, vì hoàn cảnh thiên hạ luôn thay đổi.

 

 
     
 
  © 2021 góc nhỏ