Header image
 
 

Tu tập theo Latihan của Subud

Minh Thần dịch 2020

 
     
 
 
Mục lục
  A - Lời nói đầu
  B - Sự xuất hiện của Latihan
     - Sự bành trướng của Subud
     - Thời niên thiếu của Bapak
     - Giao tiếp lần đầu với Nguồn Đại Lực
     - Một chứng nghiệm bên ngoài ngôn từ
     - Những động tác của cơ thể trong latihan
  C - Phụng thờ Thượng Đế và Thanh lọc
     - Tự đứng trên bàn chân
     - Chức năng của tâm thần và chân tâm
     - Lối tu tập theo latihan và ...
     - Một lối tu tập không như những lối khác
     - Một sự thừa hưởng không tốt đẹp
     - Sự phục sinh của cơ thể và tâm thần
  D - Sứ mệnh của Bapak
     - Truyền bá latihan
     - Chứng nghiệm sự thăng thiên
     - Một cuộc đàm đạo về Nguồn Đại Lực
  E - Vũ trụ tâm linh
     - Vũ trụ vô hình và hữu hình
     - Vũ trụ quan của Bapak
     - Ảnh hưởng của những sức mạnh hạ đẳng
     - Những sức mạnh thượng đẳng
     - Căn nhà của linh hồn con người
     - Vũ trụ vật chất và thuyết lượng tử
     - Hệ quả của thuyết lượng tử
  F - Sự Khai mở và thời kỳ chờ đợi
     - Ba Tháng chờ đợi
     - Điều gì xảy ra lúc khai mở
     - Quá trình tâm linh của khai mở
  G - Subud và đời sống hằng ngày
     - Cái khó và dễ trong Subud
     - Tiến bộ trong latihan nghĩa là gì?
     - Latihan trong đời sống hằng ngày
     - Chuẩn bị cho giai đoạn cuối
  H - Mhững giai đoạn khác nhau của latihan
     - Sự hướng dẫn của Bapak
     - Những câu hỏi nhân loại luôn đặt ra
     - Hoàn toàn quy thuận nghĩa là gì?
     - Chấp nhận, tin cậy, chân thành và kiên nhẫn
     - Đặc ân của trắc nghiệm
     - Thăm dò tài năng và bản ngã.
     - Cái thế giới bên ngoài cái thế giới này
  I - Hòa khí quốc tế và đóng góp cho xã hội
     - Hòa khí quốc tế giữa hội viên
     - Những đóng góp của hội viên SB cho xã hội
     - Tổ chức và những công tác của Subud
  Phụ lục A: Nghĩa danh từ Subud
  Phụ lục B: Tổ chức SB và mạng lưới của nó
  Lời bạt
 

 

 

Subud và đời sống hằng ngày

Latihan trong đời sống hằng ngày

Ngay lúc đầu, các hội viên được cho hay là ngoài việc tập latihan hai lần mỗi tuần, họ không cần phải thay đổi bất cứ gì trong đời sống hằng ngày của họ. Kết quả quá trình thanh lọc của họ là những thay đổi họ nhận thấy, sau khi đã tập latihan được một thời gian. Tới giai đoạn đó, việc không chấp nhận những thay đổi đó có thể cản trở sự tiến bộ của thanh lọc. Bapak giải thích tình trạng đó bằng cách lấy thí dụ của một gạt tàn thuốc. Dù rửa sạch gạt tàn thuốc đầy mẩu thuốc, nhưng nếu ta không chịu bỏ hút thuốc, gạt tàn thuốc vẫn còn đầy nhóc mẩu thuốc. Nếu tình trạng đó vẫn còn, gạt tàn thuốc sẽ không bao giờ sạch sẽ. Tiến được một bước thì lại phải lùi lại một bước khác, trong một đường vòng không bao giờ hết. Những hội viên Subud trải qua thanh lọc cần phải quan tâm tới việc không đem trở lại vào nơi bên trong mình những nhơ nhuốc đã được rửa sạch. Nói theo kiểu của Bapak tức là bỏ hẳn hút thuốc.

Tuy latihan không cần tới sự trợ giúp của mình, nhưng ta cũng cần phải cố gắng đừng cản trở quá trình thích đáng của thanh lọc. Điều đó không có nghĩa là ‘làm‘ bớt đi hay ‘không làm‘ những điều mình thường làm cho tới nay. Một khi được khai mở, ta trở nên điềm tĩnh và bớt bị bực bội vì những chuyện tầm thường; điều chứng tỏ là bắt đầu được thanh lọc. Chẳng hạn, ta tiếp nhận được một sự náo động mãnh liệt làm xáo trộn cảm xúc, điều mình không thể ngăn cản. Như vậy tức là sự thanh lọc chưa đạt tới chỗ thâm sâu nhất của cảm xúc. Thông thường, ta không thể làm bất cứ gì về chuyện đó, ngoài việc cho năng lượng của sân si tiêu tán, hay đợi chờ cho tới khi cơn náo động tự nhiên lắng xuống, dù lâu dài đi nữa. Chân tâm phần đông thiên hạ đều yếu kém, nên họ không có phương tiện hay quyền năng làm chủ cảm xúc mình. Ngay cả những người Subud cũng không thể tiến bộ với sự thanh lọc của mình, nếu không có những thay đổi. Mỗi lần cáu tiết, họ lại tạo ra năng lượng của sân si và cơn náo động nó để lại những cặn bã. Đó là điều khiến cho hội viên cần phải dùng cái latihan đã có trong lòng mình. Thông thường ta thấy hình như không có sự lộ diện và hiện hữu của latihan, nhưng thực ra nó vẫn còn đó nơi bên trong mình. Ta có thể kêu gọi latihan bất cứ lúc nào, vì nó luôn có đó.

Hội viên Subud có thể dùng điều đó để làm chủ lấy những hoạt động của cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày. Tất nhiên, đó không là tập latihan nơi công sở, hay trước mặt mọi người, mà là trong một trạng thái latihan, nếu có thể, khiến cảm thấy sự tĩnh lặng của nó. Đó là đem dùng những gì mình tiếp nhận được trong latihan trong đời sống hằng ngày, như Bapak đã khuyến khích. Ta luôn phải nhớ rằng latihan luôn có nơi mình, khiến có thể tái lập sự tĩnh lặng trong tâm hồn khi Nguồn Đại Lực hoạt động. Varindra Vittachi, một hội viên tôi quen thân, có lần đã mô tả thật độc đáo đó là ‘cái cảm xúc của những con bướm sắp bay đang đập cánh trong ngực mình.‘ Tuy đó không là một trạng thái hoàn toàn của latihan, nhưng ta cảm thấy điềm tĩnh, và một vài giây phút sau đó, ta lấy lại tình trạng bình thường của mình mà không nhận thấy. Nếu được như vậy nhiều lần trong một ngày, bạn sẽ nhận thấy trước khi bắt đầu cáu tiết hay nổi giận trí óc mình trở nên bớt xáo trộn, còn cảm xúc thì yên lặng hơn.

Nếu tiếp tục được như vậy, bạn sẽ dần dần hiểu được tình trạng đích thực của nội tâm mình khi nó không bị ảnh hưởng của tư tưởng và cảm xúc. Biết được sự khác biệt giữa hai trạng thái đó, ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn đối với những dấu hiệu đó trước khi cảm xúc trở nên hỗn độn. Một khi cảm xúc trở nên tán loạn, như con ngựa chưa thuần, ta khó có thể kiềm chế nó. Nhưng nếu có thể nhận diện được các dấu hiệu, ta sẽ dễ làm cho cảm xúc lắng động, trước khi không còn làm chủ được nó. Làm như vậy, ta sẽ biến đổi được cách cảm xúc hoạt động trong đời sống hằng ngày.

Những động tác và cách diễn đạt của người ta trong lúc latihan cho thấy nội dung chân tâm họ trong lúc đó. Chân ngã bạn, hay một phần của chân ngã, lộ diện theo một cách thông thường không thường thấy. Nếu sắc bén luôn ý thức được latihan và nhìn ngược lại những gì mình làm hằng ngày, bạn sẽ có thể biết được tình trạng chân tâm mình trong lúc đó. Điều đó cho bạn một phương tiện đo lường mức thanh lọc mình cần đạt tới cho tình trạng lí tưởng của con người. Loài người đã mất một khoảng thờ gian dài vô cùng, kể từ thời tiền sử, để luôn đeo đuổi những thị hiếu khiến mình sống được trên cái thế gian này. Hậu quả là họ đã hy sinh chức năng của chân tâm, làm cho cái bản ngã nguyên thủy của mình bị xuống cấp. Có lẽ cái phương tiện đó là cách duy nhất để Thượng Đế chỉ cho chúng ta thấy như thế nào tâm linh được hồi phục. Điều đó có thể được là vì trong tình cảnh hiện nay Thượng Đế không lựa cách phái latihan của Subud tới qua những giáo lý và cảnh báo của một ngôn sứ. Theo tôi, Bapak đã hiểu được rằng Thượng Đế cấp cho cái phương pháp phi thường đó để trực tiếp biểu hiện Nguồn Đại Lực trên thế gian, theo một cách như chính Thượng Đế đã bước xuống trần gian.

Một khi ta chứng nghiệm được latihan, chân tâm mình, vốn khô héo như một cục  đá, trở nên ẩm ướt và có những chất dinh dưỡng cần cho linh hồn, khiến cho dần dần những chức năng bẩm sinh của nó được phục hồi. Nhưng để cho điều đó xảy ra, ta cần phải kiên nhẫn và quy thuận, vì đó là căn bản của Subud. Quy thuận nghĩa là tin rằng chúng ta được quyền năng của Nguồn Đại Lực dẫn dắt để tiếp tục tập latihan mà không hoài nghi. Kiên nhẫn tức là cái khả năng đối diện sự thật mà không chiều theo những thị hiếu của tim can.

 
     
 
  © 2021 góc nhỏ