Header image
 
 

Susila Budhi Dharma

Vũ Huy Minh Châu dịch 1972

 
     
 
Nội Dung
  °         Mấy lời mở đầu
  ° 01 - SINOM
  ° 02 - DANDANGGULA
  ° 03 - KINANTI
  ° 04 - PANGKUR
  ° 05 - MÉGATRUH
  ° 06 - SMARANDANA
  ° 07 - ANDANGGULA
  ° 08 - KINANTI
  ° 09 - SINOM
  ° 10 - PUTJUNG
  ° 11 - ASMARANDANA
  ° 12 - PANGKUR
  ° 13 - DANDANGGULA
  ° 14 - KINANTI
  ° 15 - MIDJIL
  ° 16 - SINOM
  ° 17 - PANG KUR
  ° 18 - PUNTJUNG
  ° 19 - MÉGATRUH
  ° 20 - DANDANGGULA
 
 
Minh Châu Vũ Huy Hiền
Cử nhân Luật khoa
Cựu Chánh án tòa Thượng thẩm Saigon
Phụ tá đầu tiên của Subud Việt Nam 1961
Hội trưởng 2 nhiệm kỳ trước 1975 Subud Việt Nam
 
 

 

 

18- PUNTJUNG

  1. Muốn được như thế không dùng trí nghĩ, vì nó không phải là khí cụ để con người có thể đạt được các điều nói trên. Con người còn có thể bị rối loạn vì trí nghĩ, nếu nội cảm của họ chưa được thật vững chắc.
  2. Vậy nên tốt hơn hết là chỉ nên để cho Latihan hoạt động tự nhiên như đã diễn tả nhiều lần, vì đó là một cách luyện tập dễ dàng.
  3. Mà thật ra còn là rất dễ dàng nữa, miễn là trong khi tập Latihan đừng làm gì trái với những điều đã giảng giải ở trên.
  4. Bởi lẽ thực ra, tất cả những gì cần thiết cho sự hoạt động của Latihan đều đã có sẵn ở trong nội cảm, thành thử con người chỉ còn có việc thận trọng cảnh giác (vigilant) mà thôi.
  5. Nghĩa là họ cần phải thật sự nhận thức những gì họ cảm thấy ví dụ như khi họ cảm giác thấy một mùi gì.
  6. Bởi lẽ trong lúc họ cảm thấy thì có nhiều sức mạnh hỗn hợp với nhau, nếu con người lại sơ ý (inattentif) dầu chỉ một nháy mắt thôi, thì họ sẽ không thể nhận định được sự khác biệt giữa các sức mạnh tác động vào nội cảm của họ.
  7. Như thế họ sẽ không có thể cảm thấy rõ được sự khích động đã phát xuất từ chính họ, nghĩa là từ các sức mạnh con người của họ, hay là đã phát xuất từ các sức mạnh phụ trợ. Trái lại, nếu họ thận trọng cảnh giác, họ có thể nhận thấy được sự khác biệt vừa nói trên.
  8. Khi trình độ trên đây đã thực hiện được thì sẽ có sự liên lạc giữa con người và các sức mạnh phụ trợ của họ, giống như giữa các nhân viên một xí nghiệp, trong đó con người là chủ còn các sức mạnh phụ trợ là các người thợ hay người cộng tác làm việc, để giữ vững xí nghiệp được tồn tại.
  9. Trong trật tự của đời sống (l’ordre de la vie) lẽ đương nhiên là con người phải ở địa vị cao nhất, vậy nên họ phải sử dụng quyền hành của họ và phải biết chủ trị các luồng sức mạnh (le courant des forces) ở trong nội cảm của họ.
  10. Như thế có nghĩa là, họ phải có khả năng thu dụng được mỗi sức mạnh ấy hướng về dụng đích vốn dĩ là của nó và nhờ đó đạt được trạng thái các sức mạnh đều hoạt động chung để đi tới đời sống bất diệt. Sự kiện này sẽ mang lại sự vui sống cho con người cũng như cho mỗi sức mạnh ấy.
  11. Đó là phần số đầy hạnh phúc của mỗi người biết sắp đặt chỉnh đốn luồng sức mạnh phụ trợ ở trong nội cảm của họ, vậy cũng không có gì lạ rằng các người như thế mau đạt tới chỗ khám phá được những gì cần thiết cho con người thực của họ.
  12. Do cách đó họ nhận thức được vai trò của các sức mạnh ấy trong nội-cảm con người.
  13. Chỉ từ lúc đó về sau, họ mới hiểu rõ được rằng trong tất cả mọi hành động, ví dụ trong việc rất giản dị là ngửi thấy, họ đều luôn có những sức mạnh phụ trợ của họ đi theo.
  14. Như vậy họ tập biết rõ hơn được các sức mạnh phụ trợ của con người kết hợp với nhau như thế nào ở trong nội-cảm của họ.
  15. Tuy nhiên họ cũng trở thành ý thức được sự đòi hỏi cấp bách của các sức mạnh ấy muốn thực hiện dục vọng của nó.
  16. Vả lại họ biết được sự khác biệt trong cách đòi hỏi của mỗi sức mạnh ấy và do đó họ nhận thấy được tình trạng của chính họ, mặc dầu các sức mạnh ấy luôn luôn xen lẫn vào tất cả mọi hành động của họ.
  17. Nhờ đó họ có một khả năng khác thường giúp họ thu dẫn một cách tự nhiên các luồng sức mạnh khác nhau trên đây hướng về các dụng đích thích hợp với nó.
  18. Nhưng khi ta chưa có một chút hiểu biết gì về các điều trên đây thì nội cảm và tâm ta rất dễ bị ảnh hưởng của các sức mạnh phụ trợ.
  19. Ta chiều theo sự khích động làm việc hung bạo và liều lĩnh do các sức mạnh trên gây ra mà ta không hay biết. Trong các sức mạnh này thì sức mạnh vật chất ảnh hưởng mãnh liệt nhất vào nội cảm.
  20. Đối với những người đã hiểu biết là các sức mạnh này luôn luôn xen vào nội cảm con người thì lại khác hẳn. Đối với những người này, thì các sức mạnh ấy không một sức mạnh nào còn là chướng ngại vật trên con đường của họ và cũng không còn ảnh hưởng vào nội cảm họ được nữa, vì mỗi sức mạnh ấy đã thấy được con đường riêng của nó dẫn nó tới dụng đích thích hợp với nó.


 
     
 
   
  © 2014 góc nhỏ