Header image
 
 

Susila Budhi Dharma

Vũ Huy Minh Châu dịch 1972

 
     
 
Nội Dung
  °         Mấy lời mở đầu
  ° 01 - SINOM
  ° 02 - DANDANGGULA
  ° 03 - KINANTI
  ° 04 - PANGKUR
  ° 05 - MÉGATRUH
  ° 06 - SMARANDANA
  ° 07 - ANDANGGULA
  ° 08 - KINANTI
  ° 09 - SINOM
  ° 10 - PUTJUNG
  ° 11 - ASMARANDANA
  ° 12 - PANGKUR
  ° 13 - DANDANGGULA
  ° 14 - KINANTI
  ° 15 - MIDJIL
  ° 16 - SINOM
  ° 17 - PANG KUR
  ° 18 - PUNTJUNG
  ° 19 - MÉGATRUH
  ° 20 - DANDANGGULA
 
 
Minh Châu Vũ Huy Hiền
Cử nhân Luật khoa
Cựu Chánh án tòa Thượng thẩm Saigon
Phụ tá đầu tiên của Subud Việt Nam 1961
Hội trưởng 2 nhiệm kỳ trước 1975 Subud Việt Nam
 
 

 

 

8- Kinanti 

  1. Một người không  có ý muốn tìm kiếm và nhận biết con người thực của mình thì khi vợ chồng gần nhau, họ không thể nhận thức được thực chất của sự gần nhau ấy. Họ chỉ gần nhau vì dục tình thúc đẩy.
  2. Sự lầm lỗi như thế gây ra những hậu quả mà các con họ không tránh thoát được. Nếu cha mẹ hành động không nghiêm chỉnh thì các con sẽ đương nhiên bị lôi cuốn vào sự đau khổ chung.
  3. Nếu các lầm lỗi ấy đã thấm nhập vào quá sâu, nó sẽ di truyền không dứt từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên tốt hơn là đừng kéo dài sự bàn cãi về vấn đề này, vì quy trách vào cha mẹ chẳng được ích lợi gì.
  4. Chỉ cần lấy những lầm lỗi ấy làm gương nếu nó có liên quan tới mình, thì để có thể chính mình bắt đầu sửa chữa tất cả những lầm lỗi thuộc loại ấy và do đó có thể tránh được áp lực của các sức mạnh không tốt.
  5. Thân thể của con có thể ví như một ngôi nhà mà người ta đã bắt đầu thu xếp có trật tự và có thể dùng được vào việc đã định. Ví dụ này giúp con hiểu vai trò thực của con người.
  6. Nếu sau này con không vấp phải chướng ngại vật nào mới khác thì sau cùng con sẽ được lành mạnh về xác thân và linh hồn.
  7. Khi con đã đạt tới được trình độ này thì ngay trong khi lòng con, con không có chút ý muốn gì sửa lại lỗi lầm của cha mẹ mà lương tri (conscience intérieure) của cha mẹ cũng vẫn được ảnh hưởng tốt đẹp.
  8. Chính sự tiến triển của con sẽ có lợi ích cho cha mẹ. Dẫu cha mẹ muốn hay không muốn, có hay biết hoặc không hay biết thì các ngài cũng vẫn được lợi ích do sự tiến triển của con.
  9. Vậy thì ta có thể nói rằng theo cách trên đây của con có thể giúp cho cha mẹ tiến lên một bực cao hơn trong đời sống, và chính các con trong sự phát triển con người thực của mình, cũng không gây sự khó khăn vì cha mẹ.
  10. Bây giờ chúng ta xét qua một vấn đề khác. Ta cũng nên nêu ra một vài thí dụ để thấy rõ sức mạnh thú vật ảnh hưởng vào nội cảm con người bằng cách nào.
  11. Để giải thích một cách giản dị và trình bày bằng những danh từ xác đáng, ta phải khởi đầu bằng vấn đề sau đây và lấy vấn đề này làm căn bản.
  12. Vì lý do nào mà đa số người thôn quê lại sống một cách quá ư tầm thường?
  13. Thông thường ít khi người nông quê ăn thịt và khi có ăn thì phần nhiều là ăn cá ruộng.
  14. Ngoài cá thỉnh thoảng họ cũng có ăn thịt, nhưng thường chỉ những khi có lễ bái (thí dụ như đám cưới).
  15. Như vậy những ngòi dẫn nước vào ruộng và sông ở gần đó thường cung cấp cá làm món ăn thịt cho người thôn quê.
  16. Cá này sống trong nước ngọt và thực sự nó là giống chỉ sống được trong nước ngọt mà thôi.
  17. Cách sống và tìm kiếm thức ăn của nó giống như người và thực sự không có gì khác biệt quan trọng cả. Nó cũng có ý muốn tìm bằng một cách hết sức dễ dàng, những gì cần thiết cho đời sống của nó. Nói tóm lại trong phạm vi sinh hoạt của nó thì cách sống gia đình của nó thật giống hệt như hoàn cảnh sinh sống của người.
  18. Nếu nó được thỏa mãn, vì đã kiếm được những thứ nó cần dùng hay ước muốn, thì mọi cử động của nó trở nên nhanh nhẹn và giống như cử động của một người nhảy múa.
  19. Trái lại nếu nó buồn vì không kiếm được những thứ cần dùng, thì ta có thể thấy hình thái cử động nhanh nhẹn ấy ngưng lại và trong khi đó nó nhìn trái, nhìn phải, bơi loanh quanh chỗ này chỗ kia không ngừng như đã mất trí.
  20. Trong nội cảm của nó, những con cá sống ở ruộng không khác gì con người ở trên trái đất này. Vì lẽ nó cũng đau khổ và cũng trải qua những hoàn cảnh mà ta có thể gọi là “khó khăn” và “cay đắng” và có lúc nó cũng cảm thấy vui sống.
  21. Nó cũng có trí khôn và sự khéo léo và cũng như chúng ta đôi khi nó cũng có cảm tưởng tự ti và tự cao. Trong đời sống xã hội ở thế giới của nó, ta cũng thấy con cái và con đực có năng khiếu tỏ cho nhau biết sự thán phục lẫn nhau.
  22. Thật ra, dĩ nhiên là giữa hai tạo vật nói trên sự khác biệt rất lớn lao. Trong khi con người thấy thế giới của loài cá có vẻ rất chật hẹp thì loài cá lại thấy thế giới của nó rộng mênh mông.
  23. Loài cá cũng còn có đời sống xã hội nữa. Cũng như trong thế giới có tỉnh thành và làng mạc cùng mọi thứ ở trong đó, thì trong thế giới loài cá cũng có những thứ tương ứng như thế.
  24. Một con cá cũng có thể cảm thấy mình đau ốm. Nó ý thức được đời sống và biết chắc nó phải chết. Nhiều con ý thức được có một quyền năng cai quản đời sống của nó.
  25. Trong thế giới loài cá có rất nhiều con phụng sự Thượng Đế nồng nhiệt và có kêu van cầu nguyện bằng cách riêng của nó để được hạnh phúc trong đời sống.
  26. Số phận một con cá bị bắt sẽ ra sao, người đã bắt được nó coi là chuyện dĩ nhiên, nghĩa là trong trật tự tạo vật thì con cá ấy phải dùng làm thức ăn cho con người, tuy vậy con cá vẫn cảm thấy lúc nó bị bắt là phút cuối cùng của nó tức là lúc nó chết.
  27. Tình trạng của nó cũng ví dụ như tình trạng của một người ốm và sắp qua đời không có gì khác.
  28. Đời sống của loài cá là như thế và mặc dầu con người coi đời sống của nó là một phương tiện để nuôi dưỡng đời sống của mình nhưng đó là một điều mà loài cá không hề nghĩ tới.
  29. Bây giờ ta xét đến sự khác biệt giữa cá ở ruộng và cá ở sông. Thông thường cá sông không những mạnh hơn và có thể bơi nhanh hơn cá ruộng, nó còn có nội cảm phong phú hơn.
  30. Về nhanh nhẹn và can đảm cá sông cũng chắc hẳn là hơn cá ruộng.
  31. Còn về các tính nết khác như dại dột, khôn ngoan kiêu ngạo thì hai loại cá đều cũng gần giống nhau.
  32. Trên đây là một hình ảnh các đặc tính của loài cá ở trong thế giới của nó. Tuy nhiên nếu con người bị ảnh hưởng của những cá tính diễn tả trên đây thì họ sẽ hành động một cách tương tự như thế, mặc dầu tính cách công việc và hoạt động của họ dĩ nhiên vẫn khác.
  33. Vậy nên có rất nhiều người thôn quê ưa thích làm việc và thường chăm chỉ đến nỗi không còn kể gì tới thời giờ nữa.
  34. Hơn nữa có lúc họ lấy làm thích thú trong sự làm việc đến quên cả nghỉ ngơi.
  35. Trái lại họ sẽ mau chán nản nếu công việc của họ bị chỉ trích luôn luôn.
  36. Trong trường hợp như thế, họ còn có thể mất thăng bằng về trí óc rất nhanh chóng, thành ra nếu công việc của họ có bị chậm trễ mà người ta giục họ làm thêm thì hầu như không bao giờ thành công.
  37. Còn về hạnh phúc dành cho con người nhiều ít ra sao thì người thôn quê chỉ có một kinh nghiệm bản thân rất hạn chế, cho nên họ sợ rời bỏ sinh quán mà đi nơi khác. Vẫn biết cũng có một số rất mãn nguyện với đời sống ở làng họ, mặc dầu thực ra đời sống của họ thiếu đủ mọi thứ.
  38. Ta hãy trở lại xét đời sống của cá. Mặc dầu tất cả loài cá nhanh nhẹn nhưng cá sông vẫn khéo léo hơn cả, vì nó bị dòng nước cuốn theo và nước chảy nhanh thường lôi nó đi rất xa.
  39. Sự kiện này có vẻ nguy hiểm và làm nó sống vất vả nhưng nhờ đó sự hoạt động của nó càng trở nên khéo léo.
  40. Bị nước lôi đi, những con cá này bắt buộc phải xa lìa gia đình và buộc phải sống cô đơn mất chỗ nương tựa vào gia đình.
  41. Để so sánh với chúng ta là loài người, ta có thể nói nó bị bắt buộc phải dùng đến trí khôn để tìm ngay lấy một chỗ nào mà sống, và cũng vì hoàn cảnh ấy, nó buộc phải tập luyện nội cảm của nó, để trở nên cứng rắn trước những sự bất trắc và nguy hiểm xảy tới cho nó phải đối phó.
  42. Nếu những sức mạnh ở trong một con cá thuộc loại trên đây thấm nhập vào một người thì người này sẽ hành động quả quyết và sẽ tỏ ra can đảm trước biến cố dầu thế nào đi nữa.
  43. Họ cũng muốn mở rộng sự hiểu biết và không ngần ngại rời bỏ sinh quán đi kiếm ăn nơi khác. Như vậy họ sẽ không phải ở vào hoàn cảnh diễn tả trước đây là hoàn cảnh của những người sẵn sàng chịu nhận một kiếp sống nghèo nàn, miễn là được ở yên nơi chôn rau cắt rốn.
  44. Mặc dầu những sức mạnh như thế đối với loài cá là tốt, nhưng đối với con người thì cũng chẳng lợi gì.
  45. Ý nghĩa chính xác của đời người, chắc chắn không phải ở chuyện kiếm ăn, mặc dầu việc ăn uống là thực sự cần thiết cho đời sống. Tuy nhiên mặt khác chúng ta không được xao lãng bổn phận phải ý thức được đứng đắn những điều kiện cần thiết cho con người sống một đời viên mãn.
  46. Vì chính nhờ sự ý thức ấy mà chẳng bao lâu chúng ta sẽ có khả năng nhận biết được các sức mạnh của các loài vật khác ảnh hưởng vào ta như thế nào và phân biệt nó với các sức mạnh của chính chúng ta.
  47. Lúc ấy chúng ta sẽ tới chỗ biết xếp đặt nghiêm chỉnh các sức mạnh ấy và hướng dẫn một cách thích hợp. Điều trên đây có thể mô tả như một trạng thái trong đó các sức mạnh bên ngoài đã tìm thấy bạn đồng chí hướng ở bên trong ta nên nó lấy làm thỏa mãn.
  48. Sự thỏa mãn của sức mạnh thú vật đã mở cho con người một con đường, nên họ có thể tiến lên trong việc đi tìm sự vinh quang của một tạo vật cao quý.
  49. Phải hiểu rằng nếu con người chỉ can dự để giúp đở cho các thứ sức mạnh nói trên mà thôi, thì cũng không phải vì thế mà lương tri (conscience intérieure) của họ phải ở vào hàng thứ yếu.
  50. Trái lại, nếu ta không học cách tổ chức các sức mạnh của mình như đã trình bày ở trên, thì ta sẽ chỉ đi trong những đường u ám hoặc phải ở lại trong bóng tối.
  51. Khi con người lần mò đi lên trong bóng tối như thế có thể là nội cảm của họ trở thành mờ mịt, đến nỗi ta có thể nói được rằng họ đã mất khả năng nhận chân được sự vật, là một khả năng cần thiết để làm tròn phận sự con người của họ.
  52. Bây giờ ta đổi sang vấn đề khác. Mặc dầu người thôn quê thường ăn cá nước ngọt như đã nói trên, nhưng đôi khi họ cũng thích thú ăn thịt gia cầm (volailles).
  53. Phần nhiều người thôn quê có nuôi gia cầm thật, nhưng không phải để ăn mà để bán ra tỉnh. Tuy nhiên đôi khi họ cũng bắt buộc phải ăn.
  54. Bây giờ ta xét đến cách sinh sống của loài gà. Khi gà kiếm ăn nó thường cào bới nhất là ở các đống rác là nơi nó ưa thích.
  55. Ngoài việc tìm kiếm ở đống rác, mỗi sáng nó còn được người nuôi cho ăn. Tuy nhiên nó vẫn không bỏ thói quen cào bới để kiếm ăn.
  56. Trên đây là quan điểm của con người về thói quen của loài gà. Nhưng đối với loài gà thì việc nó làm đó không khác gì công việc của loài người chúng ta. Khi ta làm một việc gì và muốn thành công, ta dùng luôn một lúc cả sức mạnh vật chất lẫn trí khôn.
  57. Trong vũ trụ của loài gà, thì gà cũng có cảm giác sống trong một thế giới rộng lớn, tự nó có đầy đủ dồi dào mọi thứ cần dùng cho đời sống của gà, đúng y như loài người chúng ta sống ở trong các nơi đô hội như thành thị, hoặc các chỗ quần tụ kém đông đúc hơn như xóm làng.
  58. Lại cũng như loài người chúng ta buổi chiều làm việc về lại hội họp với gia đình, thì loài gà chiều hôm cũng trở về chuồng sau khi đã lang thang đi đây đó.
  59. Ta thấy nó đậu xếp hàng mà ngủ. Như thế cũng giống con người khi ngủ ở dưới chăn trên nệm hoặc thiếu phương tiện thì chỉ có giường, chiếu thôi.
  60. Dưới tầm mắt người ta thì tuy con gà đi lang thang đó đây mà không ra khỏi vòng tiếng gọi của người; nhưng dưới tầm mắt con gà thì phạm vi hoạt động của nó, nó thấy là mênh mông. Nếu có phiêu lưu ra quá tầm tiếng gọi của người thì nó cảm thấy lạc lõng, đến nỗi nó không còn biết làm thế nào tìm lại được đường về chuồng gà nữa.
 
     
 
  © 2014 góc nhỏ