Header image
 
 

Susila Budhi Dharma

Vũ Huy Minh Châu dịch 1972

 
     
 
Nội Dung
  °         Mấy lời mở đầu
  ° 01 - SINOM
  ° 02 - DANDANGGULA
  ° 03 - KINANTI
  ° 04 - PANGKUR
  ° 05 - MÉGATRUH
  ° 06 - SMARANDANA
  ° 07 - ANDANGGULA
  ° 08 - KINANTI
  ° 09 - SINOM
  ° 10 - PUTJUNG
  ° 11 - ASMARANDANA
  ° 12 - PANGKUR
  ° 13 - DANDANGGULA
  ° 14 - KINANTI
  ° 15 - MIDJIL
  ° 16 - SINOM
  ° 17 - PANG KUR
  ° 18 - PUNTJUNG
  ° 19 - MÉGATRUH
  ° 20 - DANDANGGULA
 
 
Minh Châu Vũ Huy Hiền
Cử nhân Luật khoa
Cựu Chánh án tòa Thượng thẩm Saigon
Phụ tá đầu tiên của Subud Việt Nam 1961
Hội trưởng 2 nhiệm kỳ trước 1975 Subud Việt Nam
 
 

 

 

2- Dandanggula

  1. Theo như đã nói trên đây, người ta có thể tưởng rằng dễ trừ bỏ được sức mạnh vật chất, nhưng thật ra không phải như vậy. Mặc dù những đồ vật bằng vật chất được con người phát minh và chế tạo ra, nhưng sức hấp dẫn mãnh liệt của nó ảnh hưởng vào bản ngã của con người và thấu nhập vào nội cảm của họ một cách sâu xa đến nỗi, hễ họ bị tước đoạt mất những đồ vật ấy, thì họ sẽ cảm tưởng như đã mất một nửa đời sống của họ.
  2. Nếu ta nhận xét rằng, sở dĩ những đồ vật ấy được tạo ra chỉ là nhờ ở con người thì ta khó ngờ được rằng, nó lại có một quyền lực mạnh như thế đối với con người.  Chính vì những vật ấy đều do trí con người chế tạo ra và do đó được thấm nhuần những sức mạnh mãnh liệt, cho nên nó mới có một sức hấp dẫn mạnh đến như thế đối với nội cảm của con người. Như vậy thành ra các đồ vật ấy không còn được đánh giá đúng theo với giá trị thực sự của nó, chỉ là những đồ vật tầm thường, thành thử người ta coi các đồ vật ấy là những thứ đáng tôn thờ, những nguồn ân huệ. Cũng có thể có những người mất hết khả năng sử dụng các đồ vật của họ theo đúng với công dụng thực sự của nó, và bị lệ thuộc hoàn toàn dưới quyền lực của những vật ấy, cho đến nỗi họ bị những vật ấy chi phối và điều khiển họ.
  3. Biết bao nhiêu kẻ giàu tự đánh giá mình bằng tài sản của mình và khinh rẻ người nghèo, coi họ không bằng mình. Đấy là ảnh hưởng sức mạnh vật chất đã thấu nhập vào nội cảm của họ.
  4. Do đó sinh ra có sự căng thẳng và xung đột giữa giàu và nghèo. Nếu đôi khi có một vài hợp tác giữa hai giai cấp, thì không phải do tình thương yêu và huynh đệ, nhưng vì người giàu cần phải dùng sức làm việc của người nghèo để kiếm lợi vật chất cho mình.
  5. Khi sức làm việc của người nghèo không còn ích lợi nữa thì sự hợp tác chấm dứt liền. Như vậy chứng tỏ rằng chỉ có sức mạnh vật chất duy trì sự hợp tác ấy mà thôi.
  6. Cần phải hiểu thấu ý nghĩa và mục đích của tài sản vật chất. Những thứ này dùng làm khí cụ bên ngoài để phát huy sự thịnh vượng chung cho xã hội loài người, có thể sống trong trật tự và thanh bình.
  7. Thật ra tài sản vật chất cần thiết cho người ta với tính cách là khí cụ và mỗi người cần phải có những thứ đó càng ngày càng nhiều thêm và hoàn hảo hơn để mình được trang bị đầy đủ cho đời sống. Tuy nhiên ta không được quên rằng, những tài sản làm ra để mà dùng, chứ không phải để tôn thờ.  
  8. Ta không bao giờ để cho các đồ vật ấy chi phối mình, mà trái lại mình phải có khả năng làm chủ được nó. Muốn được như vậy con phải kiên nhẫn và thành tâm tập Latihan. Nhờ Latihan dần dần con sẽ nhận thức được các sức mạnh vật chất hoạt động ở trong nội cảm của con như thế nào và con sẽ biết hướng dẫn nó một cách thích hợp. Rốt cuộc sẽ có sự hợp tác giữa con và các sức mạnh ấy. Các sức mạnh này sẽ làm đầy đủ phận sự chính thực của nó, thành ra con không cần phải vứt bỏ nó hay xa lánh nó.
  9. Một thí dụ khác về ảnh hưởng của sức mạnh vật chất là ảnh hưởng của khí giới đối với con người. Thực ra thì khí giới chỉ là những khí cụ để tự vệ khi có nguy hiểm, chứ không phải những thứ dùng để sát hại người ta. Nhưng, nếu người chủ khí giới lại sơ xuất hay dại dột, thì sức mạnh vật chất của khí giới ấy phát ra sẽ thấu nhập vào nội cảm của người chủ và gây nguy hiểm cho tính mạng của họ. Họ tự cảm thấy mạnh và có uy quyền, thành ra khi có nguy hiểm, họ không nghĩ tới việc tự vệ, mà họ lại cảm thấy bị thúc đẩy dùng khí giới ấy để đánh bại và nô lệ hoá kẻ khác.
  10. Đó là ảnh hưởng của sức mạnh vật chất trong các khí giới, đối với người sơ xuất và dại dột. Vậy nên dù muốn dù không, nội cảm của họ bị hướng dẫn và lôi cuốn vào thế giới những đồ vật chất mà vô tình họ không hay biết. Vả lại thường thường một người như thế ưa thích tấn công kẻ khác, mặc dù những kẻ này không có gì xung đột với họ.
  11. Hiển nhiên là tình trạng ấy gây ra cảm nghĩ hỗn loạn và bất an trong xã hội loài người. Lòng nhân từ bác ái đều bị tiêu diệt và tình huynh đệ cũng không còn nữa. Đó là kết quả của ảnh hưởng sức mạnh vật chất vào người quá mềm yếu, không chống chọi được với sức ấy, mặc dù bản chất của họ vốn là một tạo vật cao quí nhất và ở trên hết cả.
  12. Tuy nhiên chừng nào trong con người hãy còn một chút nhân bản thực sự, thì tình trạng như đã nói trên có thể lập lại trật tự được, nếu con người tìm được con đường phát huy chân ngã của mình, bằng sự luyện tập tâm linh. Như vậy áp lực của các sức mạnh vật chất vào con người sẽ giảm bớt dần dần, linh hồn sẽ mạnh thêm và các năng khiếu bên trong sẽ được cải thiện.
  13. Con ơi, điều vừa nói trên đây chỉ là một thí dụ để vạch rõ ảnh hưởng của sức mạnh vật chất vào bản ngã của con người. Mặc dù là do người ta chế tạo và có vẻ như không sống động, vậy mà các đồ vật chất có một sức sống riêng biệt, làm cho nó có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng vào nội cảm của con người.
  14. Người ta cần phải quan tâm rất nhiều vào điều đó, nhất là những người cảm thấy mình mềm yếu về tâm hồn. Các người này phải cố tìm cách giao thiệp với những người có khả năng hướng dẫn họ, những người đã hiểu biết và kinh nghiệm về tâm linh. Nhờ thế họ sẽ có thể nhận thấy được các sức mạnh đã hỗn hợp trong nội cảm của họ sẽ phân ra khác nhau như thế nào; sức mạnh riêng của họ, sức mạnh vật chất và sức mạnh do từ những nguồn gốc khác nhau, sức mạnh từ Thượng Đế phát ra.
  15. Tuy nhiên, một sự thay đổi như thế thực ra chỉ có thể có được khi nào người ta ước mong thiết tha và chí thành. Sự thực ta phải nhớ rằng: mặc dù con người có bản chất là một tạo vật cao quí và được chuẩn bị đầy đủ cho đời sống, nhưng hễ họ không có khả năng nhận thức được sự cao quí ấy và không sử dụng được đúng phép sự chuẩn bị ấy, thì lại chính vì tính chất cao quí ấy và sự chuẩn bị ấy mà họ sẽ cảm thấy thấy khổ nhọc trong đời sống của họ. Vậy để tránh tình trạng ấy khỏi xảy ra, điều tốt nhất cho họ là khởi sự tập Latihan. Ngay khi cảm thấy được ảnh hưởng của Latihan, họ sẽ được hướng dẫn và sẽ nhận thấy rõ ràng các điều nói trên là sự hiển nhiên có thật.
  16. Con và các người tập Latihan phải coi trọng các điều đã nói trên, tức là: con người do bản chất của nó đã được chuẩn bị để hoạt động trong một phạm vi rất lớn nên nó sẽ không tránh khỏi phải tiếp xúc với tất cả mọi sức mạnh. Cũng như ta không thể tách rời miếng đường ra khỏi chất ngọt của nó, con người không thể từ bỏ bản chất của mình được; trái lại nó phải tổ chức một kiểu hợp tác giữa các sức mạnh, để trong sự hợp tác đó, có năng khiếu thượng đẳng (của con người) hướng dẫn các luồng sức mạnh khác nhau một cách thích hợp, ngõ hầu con người làm được đầy đủ công việc của mình, mà không có sức mạnh nào đến gây rối loạn cho sức mạnh khác. Con ơi thật là khó lòng thực hiện, cho nên con đừng trễ nải trong việc tập Latihan, vì tưởng rằng mình đã tới đích, lấy cớ rằng, bây giờ khi tập Latihan con đã nhận thấy được tiếng nói nhỏ của linh hồn, ngoài những cử động và những tiếng mà con đã có thể phát ra được.
  17. Nhưng con cần phải hiểu rõ ràng là lâu dài kia mới chỉ có nền móng thôi. Điều cần thiết là con phải tới chỗ nhận biết thật sự nguồn gốc của tất cả những gì mà con tiếp nhận được, để nhận thức được thực chất của nó. Không có lý gì để con lấy làm mãn nguyện hoặc hãnh diện, vì lý do có lẽ con đã có khả năng giúp đỡ được người khác trong việc tập Latihan.
  18. Trước hết con đừng tưởng tượng rằng đã đi tới đích, vì trình độ tập tâm linh của con hãy còn ở một mức thật là tầm thường. Sự thật là ai đã tiếp nhận được Latihan và đã tập trong một thời gian thì được dồi dào Đại Sinh Lực thấu nhập vào mình cả trong lẫn ngoài, nhất là khi mình ở trong trạng thái để trí trống rỗng. Khi đó, nếu có những người thật tâm muốn tập Latihan đến gần người nói trên, thì những người đến gần này tự nhiên cảm thấy một sự rung động và có thể một số trong những người này khởi sự có những cử động. Tuy vậy không cần phải nói nhiều về vấn đề này, vì con đã được chứng nghiệm sự đó, khi con tiếp nhận Latihan lần đầu tiên.
  19. Mặc dù tác động ấy là một chứng nghiệm tâm linh rất thông thường, những phụ tá hữu trách trong việc khai mở cho các người khác cũng đáng được khen ngợi phần nào, vì lúc khai mở ấy, nhất định là người phụ tá cảm thấy sự đau đớn và những cảm giác khó chịu của người được khai mở thoát ra. Còn người được khai mở thì lại cảm thấy đã được cất nhẹ đi một gánh nặng.
  20. Tuy nhiên con không nên lấy thế làm mãn nguyện; con phải thử cố cảm thấy những gì mà bạn con tiếp nhận được, đương khi được khai mở. Làm như thế không những con chỉ là phụ tá hữu trách chứng biết những gì xảy tới cho bạn con lúc khai mở, mà chính con cũng còn tiếp nhận được những gì cần thiết cho bản ngã của con nữa.
  21. Bằng cách trên đây, con sẽ tiến bộ nhiều, vì con sẽ nhận thấy được các sức mạnh ở trong con phối hợp với nhau, hoặc xa lìa nhau như thế nào.
  22. Như vậy những việc khổ đau do việc khai mở một tân hội viên gây ra cho con, không những sẽ không còn là một gánh nặng cho con, mà nó còn làm cho con tiến mau hơn, tới chỗ trở thành con người thật sự. Thêm vào đó, tình trạng của người tân hội viên cũng được thêm lợi ích, nhờ vào sự tiến bộ của con.
  23. Bây giờ ta hãy xét đến những ảnh hưởng của các sức mạnh vật chất phát hiện từ quần áo và đồ trang sức lộng lẫy, là những vật có ảnh hưởng không phải là ít vào con người. Khi những sức mạnh như thế phát ra, thấm nhập vào nội cảm, thì ngay như một người vốn là khả ái cũng trở thành hống hách, nghĩa là tự coi mình là bề trên, quan trọng hơn, đẹp hơn và tài giỏi hơn mọi người khác.
  24. Tình cảm của những người như thế bắt nguồn từ những tài sản vật chất, nhưng họ không biết, vì sức mạnh vật chất đã chiếm trọn nội cảm của họ.
  25. Thường khi họ có vẻ lố bịch với những hành vi quá trớn, mà họ không chút hổ thẹn, lại còn coi như đúng lý và thích nghi.
  26. Tâm của những người bị sức mạnh vật chất làm chủ nội cảm, vừa nói trên đây, đã bị lạc đường quá đỗi, nên họ không còn biết phân biệt phải trái và cũng không biết nhận định, ai được quyền ra lệnh và phân công và ai phải tuân theo.
  27. Hoàn cảnh có thể khác nhau giữa các giai cấp xã hội, nhưng ảnh hưởng của các sức mạnh vật chất cũng vẫn như vậy. Rất nhiều thứ đồ vật chất khác cũng có ảnh hưởng mãnh liệt trong đời sống của người ta.
  28. Ấy là tỉ dụ như: các dụng cụ nông nghiệp: cày, bửa, hái, liềm, cuốc ..v..v.. dùng trong việc cày cấy ruộng nương.
  29. Người nông dân làm ruộng bằng những dụng cụ ấy, nếu không có một tinh thần thăng bằng vững chắc thì nội cảm của họ dễ bị chìm đắm vào thế giới vật chất. Bởi vậy rất nhiều nông dân có một nếp sống chật hẹp, hạn chế hạnh phúc của mình nội trong phạm vi ấy.
  30. Tuy nhiên có nhiều nông dân nhận thức được rằng, đời sống của họ nghèo nàn, nhưng cũng chỉ kiên nhẫn và cam tâm im lặng, vì họ không muốn bỏ làng. Cũng có người còn sợ cả sự di chuyển và lại có những người khác sợ phải đụng chạm với người có quần áo đẹp hơn và biết ăn nói giỏi hơn họ.
 
     
 
  © 2014 góc nhỏ