Header image
 
 

Susila Budhi Dharma

Vũ Huy Minh Châu dịch 1972

 
     
 
Nội Dung
  °         Mấy lời mở đầu
  ° 01 - SINOM
  ° 02 - DANDANGGULA
  ° 03 - KINANTI
  ° 04 - PANGKUR
  ° 05 - MÉGATRUH
  ° 06 - SMARANDANA
  ° 07 - ANDANGGULA
  ° 08 - KINANTI
  ° 09 - SINOM
  ° 10 - PUTJUNG
  ° 11 - ASMARANDANA
  ° 12 - PANGKUR
  ° 13 - DANDANGGULA
  ° 14 - KINANTI
  ° 15 - MIDJIL
  ° 16 - SINOM
  ° 17 - PANG KUR
  ° 18 - PUNTJUNG
  ° 19 - MÉGATRUH
  ° 20 - DANDANGGULA
 
 
Minh Châu Vũ Huy Hiền
Cử nhân Luật khoa
Cựu Chánh án tòa Thượng thẩm Saigon
Phụ tá đầu tiên của Subud Việt Nam 1961
Hội trưởng 2 nhiệm kỳ trước 1975 Subud Việt Nam
 
 

 

 

10- Putjung

  1. Cũng có những người nói rằng cách ăn ở như thế là thường tình và nếu không có thế thì không còn lẽ sống ở đời.
  2. Không nên ngạc nhiên về một ý kiến như vậy, vì sức mạnh thú vật thấm nhập vàp nội cảm của họ, buộc họ có ý kiến đó, nhưng khi rốt cuộc sức khỏe của họ bị hủy hoại thì chắc chắn họ sẽ thay đổi ý kiến.
  3. Chỉ lúc này, họ mới nhận thấy lỗi lầm về cách ăn ở của họ và hối hận đã không xử sự một cách xứng đáng hơn.
  4. Bây giờ ta trở lại bàn về các thói quen của dê. Dê cũng biết nhớ chuồng và sống ở đó như gà vậy. Về điểm này ta cũng có thể so sánh nó với một người có nhà ở bày biện tử tế.
  5. Ban đêm khi nó ngủ cũng có thể so sánh nó với chúng ta, khi ta nằm trên giường có đủ tiện nghi hay ở một nơi ngủ tầm thường.
  6. Tuy nhiên thói quen của gà và dê cũng có khác nhau đôi chút: con dê ở trong chuồng mà không có những dê khác ở bên mình thì không được thoải mái.
  7. Vì vậy nên dê ưa có bạn và thích sống có đàn.
  8. Khi con người bị ảnh hưởng trên đây thì tính tình cũng trở nên giống như loài dê.
  9. Thí dụ họ sẽ chỉ muốn theo đuôi người khác và có thể nói họ không còn ý kiến riêng và tâm tính cương nghị nữa.
  10. Dê rất dễ bị lạc khi nó đi lông bông một mình.
  11. Vì vậy nên nuôi dê cần phải có một người chăn dê trông nom luôn luôn.
  12. Nếu không có người chăn, không những dê bị lạc mất mà nó còn phá hại hoa màu.
  13. Đây là điều gây phiền phức luôn luôn cho người chăn dê, nên họ cột chắc nó lại, chỉ cho nó ăn cỏ lá nơi gần nhà thôi.
  14. Dê không vâng theo người chăn và có những thói quen như khi bảo nó tiến lên thì nó lùi lại, khi bảo nó lùi lại thì nó tiến lên.
  15. Đó là cách sinh hoạt của loài dê.
  16. Vì vậy nên khi một người bị ảnh hưởng sức mạnh các thú vật như loài dê có tính dễ bị lạc, thì tính này sẽ phát hiện ra ở người đó thành tính lúc nào cũng chỉ muốn theo những sự thúc đẩy riêng của mình.
  17. Tính hay đi lông bông không giới hạn của loài dê trên sẽ tạo ra trong con người tâm tính bất định và khí chất kỳ dị.
  18. Khi ấy họ không có mục đích rõ ràng cũng không có hướng đi chắc chắn và những khích động mù mờ không quyết định của họ, khiến họ có những hành động mà họ không xét được rằng có tốt và đúng hay không.
  19. Thật cần phải có một người khả dĩ bảo cho họ biết, coi chừng để họ có thể sớm nhận thấy lỗi lầm và ý thức được con người thực của họ.
  20. Những người trí thức cũng không tránh khỏi sự nguy hiểm nói trên vì dầu họ có học thức đến đâu đi nữa, khi nội cảm của họ bị ảnh hưởng thú vật thì họ cũng lầm lạc. Mà sự nguy hại đối với họ còn lớn hơn nữa, vì sức mạnh thú vật sẽ làm họ rối loạn thêm do chính các sự hiểu biết của họ.
  21. Như vậy các người này ở trong một tình trạng khó khăn, vì nếu họ không ý thức được thực sự tình trạng của họ thì tất cả sự học hỏi họ đã thâu hoạch được sẽ trở thành hoàn toàn vô dụng cho đời họ.
  22. Thực ra như đã giảng giải ở trên, sự học thức này chẳng qua chỉ là một trạng thái của tâm, mà tâm thì chẳng qua chỉ là một kẻ phục vụ cho các sức mạnh của năng lực sinh sống (un simple serviteur des forces de la puissance vitale). Thế mà có khi vì người trí thức sao lãng, nên các sức mạnh của năng lực sinh sống của họ bị các sức mạnh thú vật xâm chiếm và chính các sức mạnh thú vật này gây ra các dục vọng trong tâm họ.
  23. Vì vậy một số lớn người trí thức sống buông lung một cách không thích đáng và dễ bị lầm lạc.
  24. Nếu cách sinh sống này trở thành thói quen thì họ hoàn toàn không còn nhận được đâu là giới hạn của sự ăn ở thật đúng nhân cách.
  25. Vậy nên có người cho rằng thà dốt nát còn hơn, vì càng có học thức thì chỉ đau khổ thêm.
  26. Nghĩ như thế là nhầm vì khó mà giúp đỡ được người dốt nát, trừ phi dùng bạo lực.
  27. Lỗi không ở cái mà người ta gọi là “học thức”, mà ở nội cảm đã bị ảnh hưởng của sức mạnh thú vật.
  28. Vậy thì nhất định con người cần phải học hỏi hiểu biết về cả thế giới bên ngoài lẫn thế giới bên trong mình.
  29. Điều này cũng rất cần thiết, để nhờ ở sự học hỏi hiểu biết mà có thể đạt tới một trình độ sinh tồn viên mãn, làm cho con người có khả năng dùng những sự hiểu biết ấy một cách lợi ích cho con người thực của mình.
  30. Theo cách trên đây sẽ có sự hợp-tác giữa thân và tâm hay là giữa ngoài và trong - sự hợp tác này sẽ tạo ra một trạng thái ổn định thật sự.
  31. Nếu không được như thế thì có phần chắc chắn là sự mù mờ hỗn độn lại càng tăng thêm.
  32. Bây giờ ta xét đến sức mạnh phát xuất từ thịt bò. Bò có những thói quen khác hẳn với dê. Con bò tính yên lặng bình tĩnh, ưa sống một mình, chỉ quen ăn cỏ.
  33. Bản chất của nó là chịu nghe lời. Thân hình nó lớn và khỏe mạnh, nó không từ chối một việc gì mà người ta bắt làm.
  34. Bò đực đối xử với bò cái không giống như dê đực với dê cái. Trái lại nó chỉ giao hợp khi nào cần thiết mà thôi.
  35. Sữa bò rất tốt cho sức khỏe của người vì nó có nhiều chất bổ.
  36. Vậy con phải hiểu rằng sức mạnh của loại thú vật này ảnh hưởng vào nội cảm con người tạo cho họ tính làm việc chăm chỉ và vui lòng vâng lời.
  37. Họ sẵn lòng đem sức làm việc ra giúp ai cầu đến và nếu cần họ sẽ tỏ ra can đảm trong những trường hợp nguy khốn.
  38. Sinh hoạt về tình dục của họ không quá mức bình thường, nên không hay phát động luôn và thân thể họ lúc nào cũng được mạnh khỏe.
  39. Trên đây diễn tả vắn tắt chứng nghiệm nội ngã của người bị ảnh hưởng sức mạnh thú vật thuộc về loài bò.
  40. Ảnh hưởng trên đây hiễn nhiên là tốt, cách ăn ở khả quan của người chịu ảnh hưởng ấy đã chứng minh rõ ràng.


 
     
 
  © 2014 góc nhỏ