Header image
 
 

Susila Budhi Dharma

Vũ Huy Minh Châu dịch 1972

 
     
 
Nội Dung
  °         Mấy lời mở đầu
  ° 01 - SINOM
  ° 02 - DANDANGGULA
  ° 03 - KINANTI
  ° 04 - PANGKUR
  ° 05 - MÉGATRUH
  ° 06 - SMARANDANA
  ° 07 - ANDANGGULA
  ° 08 - KINANTI
  ° 09 - SINOM
  ° 10 - PUTJUNG
  ° 11 - ASMARANDANA
  ° 12 - PANGKUR
  ° 13 - DANDANGGULA
  ° 14 - KINANTI
  ° 15 - MIDJIL
  ° 16 - SINOM
  ° 17 - PANG KUR
  ° 18 - PUNTJUNG
  ° 19 - MÉGATRUH
  ° 20 - DANDANGGULA
 
 
Minh Châu Vũ Huy Hiền
Cử nhân Luật khoa
Cựu Chánh án tòa Thượng thẩm Saigon
Phụ tá đầu tiên của Subud Việt Nam 1961
Hội trưởng 2 nhiệm kỳ trước 1975 Subud Việt Nam
 
 

 

 

6. SMARANDANA

  1. Khi con đã tới được trình độ nói trên đây thì chẳng bao lâu con sẽ “tiếp nhận” được rất nhiều sự chỉ dẫn và điều dạy bảo ích lợi cho con vô cùng.
  2. Con ơi, sự kiện này thật là một ơn lành cho những người đã có khả năng tiếp nhận được các điều vừa nói trên, vì lẽ mặc dầu coi bề ngoài các khả năng về trí thức đều có giới hạn, vậy mà bằng cách nói trên, con có thể hiểu được những điều cần dùng cho con, không phải cố gắng quá mà chỉ cần sự kiên nhẫn và bình tĩnh.
  3. Hơn nữa, con sẽ nhận thức được tất cả những lỗi lầm đã qua và tự nhiên sẽ cảm thấy hối hận. Tuy nhiên tâm con sẽ hoan hỷ vì con đã thật sự được gần gũi với Vị Hướng Đạo nội tâm của con và con sẽ cảm thấy con đã được biết bao ân huệ dồi dào.
  4. Tới đây chấm dứt sự giải thích ý-nghĩa về sức mạnh vật chất. Bây giờ ta xét đến một loại sức mạnh khác là sức mạnh thực vật (forces végétales), nó cũng theo con người trong đời sống thế gian.
  5. Sức mạnh trong loài thực vật (les plantes) ảnh hưởng vào đời người ta còn mãnh liệt hơn sức mạnh vật-chất, vì nếu không có nó thì con người sẽ không có một sức lực nào và ngay cả đến thân hình nữa.
  6. Sức mạnh thực vật thật là cần thiết cho đời sống. Lúc khởi đầu khi con người hãy còn trong bụng mẹ thì nhờ sự trung gian của mẹ, con người đã tiếp nhận các chất thực vật cần thiết cho tới khi sinh ra đời.
  7. Sở dĩ như vậy, vì mệnh Trời đã định là sức mạnh của con người do nơi đồ ăn là loài thực vật. Vậy nên các chất thực vật làm cho thân thể con người sinh sống và tăng trưởng.
  8. Tóm lại con người không thể sống không có món ăn thực vật mặc dầu là họ có ăn thêm những món ăn khác ví dụ như món ăn động vật (d’origine animale). Món ăn động vật này sẽ được xem xét sau khi đã xét xong về tính chất  các sức mạnh thực vật.
  9. Làm như vậy khỏi lẫn lộn hai vấn đề, và dễ nhận xét tính cách quan trọng trong thực sự của mỗi vấn đề.
  10. Con phải biết rằng thật sự những nguyên tố của sức mạnh thực vật (les elements des forces végétales) hiện có ở trong người. Ở trong đó mắt ta không thể trông thấy nó được, chỉ nội cảm của ta mới nhận được thấy nó, khi nào nội cảm này đã được hoàn toàn thanh lọc và không còn chịu ảnh hưởng của trí nghĩ nữa. Lúc đó, khi các thức ăn bằng thực vật vào trong thân thể con người để kiến tạo, nuôi dưỡng và tăng sức mạnh cho thân thể này, thì sẽ có cuộc gặp gỡ giữa các sức mạnh ở ngoài (l’extérieur) đưa vào và các sức mạnh vốn có ở trong (l’intérieur).
  11. Thực ra đó là một cuộc gặp gỡ giữa ngoài và trong tương ứng với sự gặp gỡ giữa thân thể (le corps) và linh-hồn (l’âme). Mọi sự bất hòa giữa ngoài và trong đều có thể có những hậu quả tai hại đến nỗi gây ra bệnh hoạn cho thân thể người ta.
  12. Mặc dầu, con mắt thịt của ta không thể thấy được những cảm giác bên trong, nhưng trong con người vẫn có những nguyên tố cảm giác (des elements de sensibilité) mà con người cảm thấy cũng như cảm thấy các vị giác: ngọt, đắng, chua, cay, mặn, chát, nhạt. Các nguyên tố cảm giác này là đặc tính các món ăn của con người và tương ứng với các vị khác nhau của các món ăn mà chúng ta ăn.
  13. Mặc dầu các món ăn khác nhau rất nhiều về hình, sắc nhưng nó chỉ là những vật có chứa đựng những hương vị, mà vị giác ta nhận thấy. Sự thực sở dĩ có các vị khác nhau chỉ là để làm cho sự gặp gỡ giữa ngoài và trong được dễ dàng.
  14. Khi con người ăn thì ở trong con người có sự gặp gỡ này. Vậy đã rõ ràng là khi người ta ăn thì thực ra người ta chỉ là một vật trung gian để thực hiện sự tiếp súc giữa sức mạnh của các tinh túy thực vật (essences végétales) từ ngoài vào với các sức mạnh ở bên trong con người mà tương ứng với các sức mạnh ở ngoài vào.
  15. Con người tạo được sự tiếp xúc ấy là làm tròn được phận sự thiên phú của mình và minh chứng được bản chất của mình là một tạo vật cao quý và đạo đức của Thượng Đế.
  16. Đạo đức của một người như thế thật xứng đáng được tôn thờ do các sức mạnh phụ trợ của mình tức là các sức mạnh của các tinh túy thực vật ở trong và ở ngoài con người vì nhờ cách nói trên, người này đã có thể mở được con đường hạnh phúc cho các sức mạnh hạ đẳng vẫn đi theo họ và chờ sự giúp đỡ của họ từ lâu rồi.
  17. Sự gặp gỡ giữa sức mạnh thực vật ở ngoài và ở trong nói trên đây giống như sự gặp gỡ mà người chồng và người vợ khát vọng từ lâu rồi. Không cần phải diễn tả tình hân hoan cảm thấy trong dịp ấy vì ta có thể tưởng tượng ra được lắm. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh về một điểm là lúc gặp gỡ đó con người phải được giải thoát hết ảnh hưởng của sức mạnh thực vật trước đã.
  18. Khi con đã tới được trình độ vừa nói trên thì chẳng bao lâu con sẽ phân định rõ đời sống của thực vật được tổ chức như thế nào và sức mạnh thực vật có thể trở thành nguy hiểm cho con người đến mức nào, mà đáng lẽ ra các sức mạnh ấy sở dĩ ở bên con là cốt để phụng sự và tháp tùng con trong đời sống tạo vật cao quý của con.
  19. Loài thực vật dùng làm món ăn trong trạng thái thiên nhiên của nó sẽ cung cấp sức mạnh cho thân thể con người cấu tạo bằng thịt và máu.
  20. Đã đành như vậy, con phải coi chừng chớ hoàn toàn tin cậy hết cả vào sức mạnh do loài thực vật tạo ra mà thôi, vì loài thực vật chỉ đại diện cho một trong những phương tiện (moyen de vie) sinh sống ở trên trái đất mà Thượng Đế đã dành cho con.
  21. Nếu ý trời đã định là chỉ cho con người gió và nước để làm nguồn sinh lực, thì chắc hẳn là nhân loại có thể thở khí trời và uống nước mà sống, trong trường hợp ấy, con người đã không được cấu tạo như con đây.
  22. Cứ như đã nói trên, thì rõ ràng là con người cần phải có thực vật để sống, vì theo mệnh trời thì mỗi thứ thực vật có một vị riêng, liên hệ với sức mạnh đặc tính của các món ăn khác nhau, để rồi chung qui sẽ tạo thành cuộc sinh hoạt chung hòa hợp cho tất cả.
  23. Mặc dầu các loài thực vật hiện là những vật có sinh sống, nhưng một khi đã biến chế thành món ăn cho người ta thì nó trở thành những vật chết.
  24. Tuy nhiên sinh chất của nó vẫn không chết và chờ đợi thực hiện được những khát vọng của nó như đã nói trước đây.
  25. Những khát vọng ấy không khác chút nào so với khát vọng của người ta khi lâm chung, hy vọng tìm được con đường dẫn tới sự vinh quang của thế giới bất diệt.
  26. Về phần con, trong trường hợp ấy, con không tới được địa vị chính thực của con, nghĩa là tới một trình độ (thể hiện con người thực) ở đó con biết tổ chức chu đáo sự sinh hoạt của các sức mạnh thứ yếu của con có phận sự giúp con người thực của con, nếu như vậy thì tự nhiên con sẽ không đạt tới được trình độ cao; đời sống khoáng đại và cao quý xứng đáng với con người.
  27. Loài thực vật thực sự tìm cách dùng sự trung gian của con người để bắt liên lạc với một thế giới cao quý và trở về thế giới này.
  28. Vậy nên đối với loài thực vật, được người ta ăn còn hơn là bị vứt bỏ, bị hư thối hoặc bị dùng cho súc vật ăn.
  29. Thực ra, loài thực vật lấy thế làm hoan hỷ vô cùng và ca tụng loài người mà nó cám ơn vì đã được hóa kiếp để tiến hóa.
  30. Vậy thì con ơi, hoàn cảnh của nó chẳng khác gì hoàn cảnh của đồ vật chất đã nói trước đây, có điều khác là sức mạnh vật chất chỉ ảnh hưởng vào trí nghĩ người ta, còn sức mạnh thực vật thì thấm nhập tất cả cảm giác thể chất của con người (sa sensibilité physique).
  31. Mặc dầu hai loại sức mạnh này liên lạc và hỗn hợp mật thiết với con người, nhưng dầu sao đối với con người nó cũng chỉ là những sức mạnh phụ trợ (forces auxiliaires).
  32. Nhận xét tổng quát trên đây về ảnh hưởng của sức mạnh thực vật vào con người đã xong, bây giờ ta nên xét đến một vài trường hợp đặc biệt để hiểu rõ tính chất của ảnh hưởng ấy.
  33. Trước tiên ta hãy xét thực phẩm gạo, cây lúa mọc ở ruộng là đồ ăn chính của biết bao nhiêu người vẫn dùng nó hàng ngày.
  34. Cây lúa sống ở trong ruộng nước và cần dùng rất nhiều nước. Thân nó mảnh dẻ, nhưng khá dài và chia ra làm nhiều đoạn trống rỗng. Nó sống không được bao lâu vì hạt nó mau chín.
  35. Vì lúa cần rất nhiều nước để sinh trưởng, nên năng lượng dinh dưỡng của nó ảnh hưởng vào người ta, làm cho người ta ít cương nghị trong cảnh khốn khó và ưa thích cuộc đời dễ dãi vì không đòi hỏi nhiều. Người ta không còn cảm thấy cần phải cải tiến hay nâng cao mức sống của mình.
  36. Cả đến các ý kiến của họ cũng thật là không được rõ rệt và họ cũng không có một ý muốn nào mở rộng tầm con mắt của họ về đời sống.
  37. Tình trạng trên đây trầm trọng đến nỗi họ có cảm nghĩ rằng, không bao giờ có sự gì hay người nào giúp đỡ cho họ, mặc dầu đời sống của họ ra sao. Vậy nên họ nhẫn nhục chịu sự đối xử tàn tệ và cam chịu số phận, mặc dầu họ sống trong hoàn cảnh thấp hèn và chán ngán.
  38. Thân cây lúa dài và mảnh dẻ không những tượng trưng sự bất an trong đời sống của họ, mà cả sự trống rỗng của đời sống ấy nữa. Những người chỉ ăn lúa gạo không thôi, có khuynh-hướng nhu nhược về ý trí và hẹp hòi về tư tưởng.
  39. Vì thân cây lúa trống rỗng và ngăn ra từng đốt, nên người ăn lúa gạo có những cảm nghĩ nông cạn và bị thúc đẩy thổ lộ tâm sự cho người khác; vậy nên họ có tính phân vân lưỡng lự và không bao giờ phân định rõ được thực sự họ muốn gì.
  40. Lại nữa, đời sống ngắn ngủi và mùa chín mau chóng của cây lúa, là nguyên nhân tính thiếu kiên nhẫn của họ và khuynh hướng dễ thỏa mãn về mọi sự xảy tới cho họ.
  41. Người dân quê cũng còn ăn nhiều thực phẩm khác như một số rau cỏ trồng tỉa giữa hai mùa lúa trong những ruộng nước và tính chất không khác mấy so với cây lúa vừa nói trên.
  42. Sức mạnh ở trong các thực phẩm này có ảnh hưởng làm cho con người trở thành vô tình và lười biếng, thành ra chỉ an phận ở nơi chôn nhau cắt rốn, thỏa mãn với một đời sống giản dị và cam nhận những gì mà số phận mang lại cho họ.
  43. Một cách ăn uống như thế tạo ra những cảm nghĩ như vậy, cho nên họ mất hết mọi ý muốn tìm kiếm một cuộc sống thử thách ở bên ngoài làng họ.
  44. Cũng còn may là người dân quê còn có những món ăn khác cho họ dùng như nước dừa và măng tre. Các thứ này do cây dừa và cây tre sinh ra và được dùng làm đồ gia vị.
  45. Cây dừa sống mạnh không cần chăm nom và mọc đâu cũng được, dù có những cây khác ở chung quanh cũng vậy; thân nó cao, thẳng và không có cành, quả nó sinh ra ở trên ngọn và có thể nói là bốn mùa đều có.
  46. Người ăn quả dừa không những họ có những cảm nghĩ nói trên, nhưng họ còn có một trường kinh nghiệm rộng lớn hơn và ngay khi họ bị đặt vào một hoàn cảnh sinh sống hỗn độn lòng tự tin của họ sẽ gia tăng. Họ có khuynh hướng có những lập trường vững chắc và không còn bị người khác ảnh hưởng hoặc bị sự quyến rũ của đời.
  47. Vì cây dừa có quả quanh năm nên nó gây cho người ăn nó khuynh hướng không thổ lộ những điều hiểu biết và sự khôn ngoan của mình, nên người khác khó mà can dự vào được. Tuy vậy, đôi khi họ cũng rất ao ước được truyền sự hiểu biết của họ cho những người thân đã cảm được lòng họ.
  48. Bây giờ ta nói đến món ăn thuộc về cây tre. Thân cây tre có phần mảnh dẻ, cao, thẳng và mềm, nó cũng rỗng ruột, chia ra từng đốt và có một bọc kín cả gọi là mang (là một lớp phấn trắng có những lông nhọn nhỏ) che chở nó đối với các sự tiếp xúc đụng chạm.
  49. Ăn măng tre có ảnh hưởng làm cho con người đi tìm những cuộc sống thử thách khác, nhưng lúc đó lòng họ lại tràn đầy những hoài nghi và vô định, vì sức mạnh của họ chưa đủ để chống chọi với những hoàn cảnh bên ngoài.
  50. May thay, việc đó cũng không gây ra một sự suy sụp nào cho họ, vì luôn luôn họ sẽ có khá đủ sức kiên trì và sự khéo léo để chống lại.
  51. Thân cây rỗng và ngăn ra từng đốt của loài tre có nghĩa là lòng hăm hở muốn tỏ lộ đức tính chân thật và ngay thẳng của người ta thường hay bị gián đoạn vì người ta thiếu cái tâm dũng cảm.
  52. Cái mang (vỏ măng) bọc ở ngoài thân tre làm cho người ta hay gây gổ, hay chê bai, gây sự tức giận cho đối phương, do đó sinh ra cãi lộn và xung đột.
  53. Đó là tính chất của ảnh hưởng sức mạnh thực vật vào con người. Do đó, nên con người dễ mất địa vị tạo vật cao quý của mình, vậy mà lại chính địa vị này có sứ mệnh làm cột trụ nâng đỡ các loài trên trái đất.
  54. Con người mà bị trôi dạt đó đây tùy theo các sức mạnh thứ yếu (energies secondaries) của mình một cách dễ dàng đến như thế, thì không còn có thể tìm cách nào để làm tròn sứ mệnh của mình là đã được Thượng-Đế tạo ra, để làm chủ dẫn dắt tất cả các tạo vật khác tới đích của nó.
  55. Phận sự của con người là mở đường cho các sức mạnh thứ yếu, để nó có thể bắt liên lạc được với các sức mạnh tương tự ở trong mình và để chính mình cũng được vinh quang trong đời sống ở bên kia cửa tử.
  56. Xét bề ngoài thì gần như khó mà chứng minh được điều nói trên là đúng thực. Hình như khó tin được rằng loài thực vật lại có những tính chất như thế, vì lẽ nó không có trí nghĩ và cũng không có gì tỏ cho ta thấy nó có thể suy nghĩ đến vấn đề sinh sống của nó.
  57. Một quan điểm như thế là hoàn toàn hữu lý nếu ta đứng trong phạm vi tư tưởng mà xét; nhưng đối với con là người đã bắt đầu đi vào phạm vi con người thực thì con có thể tự nhận thấy rằng: mặc dầu quan điểm trên có hợp lý nhưng nó không đúng với sự chứng nghiệm về con người-thực ở trong chúng ta.
  58. Nếu con không tổ chức nổi đời sống của con theo một cách tốt đẹp thì con không thể thoát khỏi được những hậu quả tai hại mà con sẽ cảm thấy quá rõ rệt.
  59. Các người thôn quê không khác gì nhau mấy về phương diện tình cảm; phần đông họ có tính hiếu hòa và cam nhận, không chống đối tất cả những gì xảy đến cho họ. Một tính hiền hòa như vậy lại là đáng khen khi nó phát sinh ra từ con người thực của họ, nhưng nếu nó chỉ là kết quả của ảnh hưởng sức mạnh thực vật hay vật chất thì tính cam chịu thua kém và chịu đựng dễ dàng những sự khổ não kể trên, chỉ có hậu quả là sự hoàn toàn suy sụp của họ.
  60. Thế là đời sống của người thôn quê thường ở trong những hoàn cảnh tầm thường. Họ dễ bị những người khôn ngoan hơn lấn áp và do đó họ không còn là những tạo vật độc lập và tự do, họ phải sống lệ thuộc vào ý muốn của những người khôn ngoan hơn họ. Dù công việc làm của họ có khó nhọc đến đâu đi nữa, họ cũng chỉ được hưởng lợi ít thôi, và còn bao nhiêu lời đều bị các người có dụng ý khai thác họ chiếm hết mất cả.
 
     
 
  © 2014 góc nhỏ