Header image
 
 

Susila Budhi Dharma

Vũ Huy Minh Châu dịch 1972

 
     
 
Nội Dung
  °         Mấy lời mở đầu
  ° 01 - SINOM
  ° 02 - DANDANGGULA
  ° 03 - KINANTI
  ° 04 - PANGKUR
  ° 05 - MÉGATRUH
  ° 06 - SMARANDANA
  ° 07 - ANDANGGULA
  ° 08 - KINANTI
  ° 09 - SINOM
  ° 10 - PUTJUNG
  ° 11 - ASMARANDANA
  ° 12 - PANGKUR
  ° 13 - DANDANGGULA
  ° 14 - KINANTI
  ° 15 - MIDJIL
  ° 16 - SINOM
  ° 17 - PANG KUR
  ° 18 - PUNTJUNG
  ° 19 - MÉGATRUH
  ° 20 - DANDANGGULA
 
 
Minh Châu Vũ Huy Hiền
Cử nhân Luật khoa
Cựu Chánh án tòa Thượng thẩm Saigon
Phụ tá đầu tiên của Subud Việt Nam 1961
Hội trưởng 2 nhiệm kỳ trước 1975 Subud Việt Nam
 
 

 

 

17-PANG KUR

  1. Những người có bệnh chỉ tiến bộ rất chậm trong Latihan, giống như  trường hợp các người bạn của họ đã kể trên.
  2. Tuy nhiên, một người đau ốm, cũng như một người đã khỏi bệnh, sẽ tiếp nhận được nhiều trong Latihan, nếu tập Latihan được khá lâu ngày.
  3. Sau cùng, các cử động đã tiếp nhận được sẽ chiếm tất cả thân thể, sẽ được sắp xếp có trật tự và sẽ giống như cử động của người nhảy múa, người đánh kiếm, người tập thể thao, người cầu nguyện.
  4. Các cử động có thể có những hình thức khác nữa. Mỗi người cũng có thể dùng những cử động mình tiếp nhận được để xem xét sức mạnh hạ đẳng của mình và nhận định coi nó ảnh hưởng vào tư tưởng vào trí tưởng tượng mình như thế nào. Mặc dù như vậy ta cũng không thể cho rằng sự hiểu biết của ta về điều ấy đã được hoàn toàn.
  5. Bởi lẽ các cử động ấy mỗi ngày một thâm sâu hơn, nghĩa là càng ngày càng thâm nhập vào nội cảm và nhờ đó nội cảm trở nên lành mạnh và thanh tịnh.
  6. Chỉ khi đó ở các cử động ấy mới đạt tới một tầng lớp thâm sâu hơn và chẳng bao lâu ta nhận biết được rằng nhìn nghe, cảm thấy và nói năng không còn phát xuất từ những sức mạnh chỉ xen vào đời sống của ta với tư cách phụ trợ mà thôi.
  7. Hơn nữa, ta sẽ còn có thể nhận biết được cái gì khi trước đã thực sự kiểm soát các năng khiếu nhìn, nghe, cảm thấy và nói năng của ta.
  8. Khi ta đã hoàn toàn hiểu biết được các điểm vừa nói trên, thì ta có thể biết được các sức mạnh hạ đẳng tức là sức mạnh phụ trợ cho đời sống của ta hiện ở tại đâu và nó ảnh hưởng vào nội cảm, vào trí tưởng tượng, vào tư tưởng của ta như thế nào. Các sức mạnh hạ đẳng sẽ tự tách rời nhau ra và mỗi một sức mạnh ấy sẽ trở về địa vị riêng của nó.
  9. Nói như thế có nghĩa là, các sức mạnh nguồn gốc từ vật chất mà ra sẽ trở về với vật chất, các sức mạnh nguồn gốc từ thực vật mà ra sẽ trở về với thực vật, các sức mạnh nguồn gốc từ thú vật mà ra sẽ trở về với thú vật và các sức mạnh phát xuất từ con người sẽ trở về với con người; tuy vậy tất cả các sức mạnh ấy đều nằm trong phạm vi con người.
  10. Chỉ khi nào thể hiện được trạng thái trên đây, thì con người mới có thể làm được đầy đủ vai trò chính thực của mình, nghĩa là điều khiển và tổ chức các sức mạnh là sức mạnh phụ trợ cho đời sống của họ, con người mới có thể khiến cho các sức mạnh ấy hợp tác với nhau giống như sự hợp tác giữa các người trong một gia đình hoàn hảo.
  11. Như vậy đã rõ là các sức mạnh nầy ở trong con người không làm trở ngại hoặc ngăn chặn sự tiến bộ trong đời sống, mà nó còn trở thành sức mạnh phụ trợ cần thiết để cho con người, chung quy, có thể làm tròn được phận sự của mình nhân danh là tạo vật cao quý.
  12. Vậy nên họ phải làm sao cho có khả năng điều khiển được khéo léo các sức mạnh ấy, để dọn cho nó một con đường thật sự thích hợp và nhờ đó, nó được thực sự thỏa mãn.
  13. Nói đúng ra nhu cầu của các sức mạnh phụ-trợ ấy chẳng có gì khác biệt cho lắm so với nhu cầu của con người. Cũng như con người, các sức mạnh ấy cũng cần có vui vẻ và có phẩm giá trong sự sinh tồn của nó. Muốn được như thế, các sức mạnh ấy cần phải phục vụ cho con người, vì chỉ có cách ấy nó mới có thể tìm được con đường chính thực của nó, con đường này chung quy, sẽ giúp nó trở về lãnh vực riêng của nó.
  14. Thực ra không còn lo nó sẽ làm trở ngại hoặc ngăn chận sự phát triển đời sống con người, vì nó sẽ luôn luôn quy thuận và nghe theo con người.
  15. Vậy nên, nếu con người trở thành khí cụ của các sức mạnh ấy, thì đó là vì đối với nó, họ không có khả năng làm trọn vẹn vai trò của họ, là chủ trị và tổ chức nó, nghĩa là trong sự hành động của họ, họ không có khả năng để tách rời các nhu cầu và các đòi hỏi của sức mạnh phụ trợ ra khỏi nhu cầu của chính họ nhân danh là con người.
  16. Như thế đã rõ là căn cứ theo tình trạng trên đây, thì nguyên nhân chính của các sự lầm lỗi nói trên chính là ở con người. Bởi lẽ trong đời sống của họ nếu họ không nhận thức được nội dung nội cảm họ, thì họ chỉ coi phương tiện dục vọng là quan trọng và không bao giờ cảm thấy muốn nghĩ đến tương lai của họ sẽ ra sao, vậy mà chính những nội dung của nội-cảm ấy mới là quan trọng để đời sống có thể giúp họ thực hiện được triển vọng viên mãn.
  17. Vậy thì điều rất quan trọng là con người phải hiểu sâu xa các việc trên đây, để khỏi bỡ ngỡ đối với các sức mạnh phụ trợ và để khỏi phải từ bỏ tất cả mọi sự vật, khi sau này, họ cố gắng lập lại nội cảm của họ bằng cách tập Latihan. Nói tóm lại cho dù con người đã làm gì đối với các sức mạnh phụ trợ thì họ cũng không bao giờ được rời bỏ các sức mạnh ấy, trái lại điều cần thiết chính yếu là họ phải gom hết tất cả các sức mạnh ấy lại, vì mỗi sức mạnh ấy có một phận sự và một trách nhiệm riêng của nó. Làm như thế thì trong tất cả các hành động của họ sẽ có sự cộng tác hòa hợp trong con người. Ta có thể ví với người xây nhà, sẽ phải có kiến trúc sư, họa sư, các thợ chuyên môn và nhiều công nhân di chuyển các vật liệu. Muốn cho công việc được thực hành hoàn hảo, kiến trúc sư không được xen lấn vào phần việc của công nhân, họ lại càng không được đòi hưởng một phần tiền công về sự xen lấn của họ vào công việc này, mà họ chỉ làm cho rối thêm mà thôi. Trong những hoàn cảnh như thế hoặc trong những hoàn cảnh tương tự, không những công việc sẽ không được tốt đẹp mà tinh thần của người thợ còn tổn thương. Do đó, có thể xảy ra những cuộc cãi lộn hoặc ẩu đả, làm cho kiến trúc sư có cơ nguy bị mất việc và thay thế bằng viên họa sư hay một nhân viên tầm thường nào khác. Viên họa sư cũng có thể lên địa vị còn quan trọng hơn nữa, nhưng cũng có thể nhận một địa vị thấp hơn, còn địa vị của họ thì sẽ có một nhân viên hàng dưới thay thế.
  18. Vậy trở lại vấn đề trên đây, thì tốt hơn là con người đừng có gạt ra hoặc vứt bỏ các sức mạnh phụ trợ cho đời mình, vì mặc dầu có khi nó làm trở ngại mình, nhưng phải nhờ nó, mình mới củng cố được địa vị cao cả của mình. Trái lại, nếu con người tự mình không muốn biết đến các sức mạnh phụ trợ ấy, thì nó có thể dễ trở thành chướng ngại vật làm khó cho tất cả mọi công việc của họ.
  19. Vả lại thật ra con người không có thể vứt bỏ được các sức mạnh phụ trợ ấy, mặc dầu trong lòng có cầu mong cho nó tan biến đi, vì lẽ ý trời đã đặt các sức mạnh ấy trong con người để cộng tác với họ trong việc hoàn thiện cho họ.
  20. Vậy nên dầu con người có chạy trốn đi đâu chăng nữa, họ cũng không thể vứt bỏ được các sức mạnh phụ trợ ấy, mà các sức mạnh này chắc chắn mỗi người đều có không trừ một ai cả. Thế cho nên tốt hơn hết, là con người phải tìm cách luyện tập nội cảm theo một đường lối hoặc một phương pháp không bắt buộc họ phải vứt bỏ tất cả trách nhiệm của mình, đặc biệt là vợ con.
  21. Theo cách trên đây, họ sẽ không lầm lạc mà nghĩ rằng người ta có thể được thiên khải đại giác (illumination) và hạnh phúc trong đời bằng cách lánh cư nơi bờ biển hoặc núi non. Những phương pháp như thế, chỉ có kết quả làm sụp đổ sức khỏe và tăng thêm sự đau đớn, khổ cực.
  22. Như đã nói trước đây, điều cần thiết đầu tiên là phải tập nhận xét được ý nghĩa chính thức của những phương pháp diễn tả trong các sách truyền kỳ thần thoại. Bởi lẽ phần nhiều các truyện ấy dấu kín một ý nghĩa cần phải suy nghĩ sâu xa mới khám phá ra được. Vậy nên ta phải thận trọng lắm trong việc tìm hiểu mới có thể nhận được ý nghĩa chính thực ấy.
  23. Bây giờ ta trở lại nói về các trạng thái mà người tập Latihan thường chứng nghiệm được. Sau khi đã có những cử động về thân thể, chẳng bao lâu phần đông các người ấy phát ra các âm thanh.
  24. Các âm thanh dần dần mạnh thêm cho tới khi trở thành tiếng hát, hoặc những tiếng ngâm đọc to. Người ta cũng nghe thấy nhiều người thở dài, hoặc rên rỉ, tưởng chừng như họ van xin Đấng Thượng-Đế Toàn-Năng xá tội cho họ. Có người khóc hoặc cười phá lên. Đôi khi có người nói những câu tưởng như nói chuyện với bạn hoặc với người nào khác.
  25. Rất nhiều người nói không thành câu, thành thử họ cảm thấy ngượng nghịu hoặc buồn cười về những câu họ nói. Những người mới tập Latihan được ít lâu, thì thấy hiện tượng đó thật là khó hiểu. Thật vậy những gì mà ta tiếp nhận được như thế phần nhiều chẳng qua chính là những tiếng vốn thường thuộc về lãnh vực của lời nói do trí nghĩ và óc tưởng tượng điều khiển; đến khi tập Latihan thì những tiếng ấy tất nhiên phải mất liên lạc với trí nghĩ, óc tưởng tượng vốn là động cơ làm phát ra những tiếng ấy. Trong tình trạng đó nếu ngẫu nhiên một người nào tiếp nhận được cách nói như thế, thì họ sẽ cảm thấy như họ bị phân hóa làm hai (un dédoublement de lui-même), như không phải chính họ nói mà một sức mạnh ngoại lai nhập vào nội cảm của họ từ lâu. Mà thật vậy tất cả các lời nói ra trong trường hợp trên đây rất có thể do các sức mạnh đã nhập vào nội cảm của họ từ lâu làm phát động ra. Trường hợp những lời mà một người cứ nói suốt ngày từ sáng chí tối, cũng giống như trường hợp trên đây, mà ta có thể kiểm nhận được là sự hiển nhiên có thực: rất có thể là các lời nói ấy chỉ do các sức mạnh đã chi phối được nội-cảm làm phát động ra. Trái lại các lời nói ra trong lúc tập Latihan đều không bị ảnh hưởng của các thứ sức mạnh nói trên và bắt nguồn từ nội-cảm của con người thực. Thông thường ta chỉ cảm thấy một cách rất nhẹ các sức mạnh bắt nguồn từ nội-cảm, vì nó mới phát sinh ra từ lúc ta được „khai mở“ hoặc lúc ta tiếp-nhận được Latihan. Vì lẽ này cho nên trong khi tập Latihan ta chứng nghiệm được những điều trái ngược. Nhưng dần dần tình trạng ấy tự nó sẽ lắng dịu, bởi vì ảnh hưởng của các sức mạnh hiện có trong nội cảm sẽ giảm sút dần với thời gian, mà trái lại nhờ đó mà sức mạnh nội cảm của con người thực lại được gia tăng. Rốt cuộc sức mạnh của nội cảm này sẽ làm chủ và các năng khiếu chính thực của nó sẽ phát triển.
  26. Tất nhiên những người bắt đầu tập Latihan thường coi các việc trên đây như có vẻ kỳ dị, nên họ hay có thái độ hoài nghi đối với những gì họ tiếpnhận được.
  27. Họ lại càng ngạc nhiên hơn nữa, nếu trong lúc làm Latihan họ đọc lên những câu có nhịp điệu, hoặc ca hát những bài chính họ không biết từ đâu ra.
  28. Họ lại càng ngạc nhiên và bối rối  nhiều hơn nữa, nếu sau khi ca hát những bài du dương họ quay ra khóc lóc và than van về những lầm lỗi trước của họ.
  29. Khi người ta nghe họ khóc than trong Latihan người ta có thể buồn lòng. Nhưng khi ta hiểu rõ được trạng thái đó, thì ta thấy nó tuân theo lương tri của họ mà tỏ lộ lòng hối hận đã bị lơ là để cho sức mạnh hạ đẳng khiến họ làm những việc tội lỗi.
  30. Tuy nhiên ngay sau khi hết Latihan, họ không có vẻ bối rối chút nào nữa. Mặc dù như thế, sự chứng nghiệm này đã thấm sâu tận đáy vào bản thể họ, thành thử với thời gian và ngoài ý muốn của họ, các thói xấu của họ đã tự nó thay đổi và rốt cuộc sẽ hòa hợp theo với linh hồn của họ.
  31. Chính sự thực là như thế. Vậy nên tuyệt đối không cần phải suy nghĩ gì đến các chứng nghiệm ấy, tốt hơn hết là chỉ nhận lấy các chứng nghiệm ấy một cách tự nhiên, mặc dầu có sự gì xẩy ra cũng vậy. Bởi vì trong con đường tâm linh sự tiến bộ không có thể tiến bộ được bằng trí nghĩ, mà chỉ bằng sự thành tâm quy thuận Thượng Đế Cao Cả Toàn Năng bằng cách tập Latihan như trước đây đã nói với đầy đủ chi tiết.
  32. Một lý do khác nữa khiến ta không nên dùng trí nghĩ, đó là dùng trí nghĩ không những vô ích, mà còn có thể gây bối rối trong lãnh vực tri thức của con người, đến nỗi ước vọng hiểu biết nhanh chóng làm cho tâm trí họ luôn luôn đau khổ.
  33. Vậy nên tốt hơn hết cho tất cả các người tập Latihan là chỉ có việc chấp thuận một cách tự nhiên những gì mà họ tiếp-nhận được, vì lẽ tất cả đã được cân nhắc đúng mức với họ để sự tiến bộ của họ, được thực hiện tốt đẹp không có gì lộn xộn. Muốn thúc đẩy cho tiến bộ mau chóng là vô ích, vì sự toan tính làm như thế chỉ kích thích tâm mình mà thôi.
  34. Bây giờ chuyển sang vấn đề khác. Khi người tập Latihan đã đến trình độ phát ra lời nói như đã chỉ dẫn ở trên, thì thường thường chỉ ít lâu sau họ tiếp nhận được một cảm giác sinh lực xâm nhập tất cả thân thể. Do đó dần dần họ nhận thức được nội ngã của họ và những gì thực sự luôn luôn chứa đựng trong nội ngã ấy.
  35. Trạng thái này kỳ thực, không khác gì trạng thái đã diễn tả trên đây, trong đó các sức mạnh tràn đầy trong con người thay đổi luôn luôn, thành thử ta có thể so sánh sự hoạt động của các sức mạnh này với sự hoạt động của những người tranh đấu để dành quyền hành. Chính theo cách đó, các sức mạnh phụ trợ tràn đầy và ảnh hưởng vào nội-cảm con người. Nếu nội-cảm này sơ hở thì sẽ bị các sức mạnh ấy chi phối dễ dàng.
  36. Dần dần người tập Latihan bắt đầu quen với tính chất của các sức mạnh ấy, và tìm hiểu xem nó hợp tác với mình bằng cách nào. Thực ra vai trò của nó ở trong con người là lo làm thỏa mãn nhu cầu của con người, tức là hoạt động với tư cách sức mạnh phụ-trội. Nhưng chừng nào con người chưa nắm được địa vị của mình là con người thực, thì các sức mạnh kia, vốn dĩ ở đó là để giúp mình, thì trái lại có thể chi phối mình.
  37. Nhờ sự thể nhập của Nguồn Đại Sinh Lực (l’ incarnation de la Force de Vie) vượt trên tầm cái trí của con người, tức cũng là sự thể nhập được thực hiện trong Latihan nên con người chẳng bao lâu sẽ có khả năng cảm thấy được các sức mạnh nói trên kết hợp hoặc tách rời như thế nào trong sự liên lạc của nó với con người thực ở trong nội-cảm của mình. Khi ấy trạng thái của họ cũng là trạng thái khi họ nói lung tung đủ mọi tiếng trong Latihan như đã diễn tả ở trên, họ sẽ cảm thấy như bị phân hóa làm hai (dédoublement de lui-même).
  38. Với thời gian, trạng thái trên đây càng rõ ràng thêm, sau cùng con người tập được thói quen tự tách rời hoặc tự kết hợp với các sức mạnh phụ trợ của mình. Nếu lấy trí nghĩ mà xét thì thấy đó là một hiện tượng kỳ dị, nhưng đối với người đã được đặc ân hiểu biết về điểm tâm linh vừa nói trên thì đó tuyệt nhiên không có gì lạ-lùng cả.
  39. Rồi sau này khi người tập Latihan tiếp nhận được rõ ràng sự kết hợp và sự tách rời của các sức mạnh phụ trợ trong sự liên lạc của nó với con người thực, thì họ sẽ có thể cảm thấy cũng rõ ràng như thế các sức mạnh ấy ảnh hưởng vào nội cảm của họ và gây ra những khích động hung bạo, liều lĩnh, kiên nhẫn và cảm thụ như thế nào.
  40. Họ cũng nhận định được các sức mạnh ấy lôi cuốn con người đến chỗ thích ăn quá trớn và thúc đẩy họ hành động xấu xa.
  41. Họ cũng sẽ nhận thấy – mà đây là điều quan trọng hơn nữa – các sức mạnh ấy làm cho con người thả mình theo dục tình phóng đãng. Nhờ vậy người ta làm được nhiều điều lợi vì dần dần biết tách rời nội-cảm của mình ra khỏi luồng sinh lực nào gây ảnh hưởng xấu cho nó. Đồng thời người ta cũng biết hướng dẫn các sức mạnh ấy đi về dụng đích chính thực của nó. Khi con người đã tới được trình độ này, thì người chồng trong khi giao hợp với vợ cũng có thể thực hiện được sự phối hợp thâm sâu của nội cảm, giữa hai bản chất nam nữ của họ thành một bản thể duy nhất.
  42. Đó là những điều có thể thành tựu trong tương lai, nhưng trước hết cần phải tập lấy thói quen trong khi giao hợp tách rời nội cảm ra khỏi sức mạnh nói trên.
  43. Khi đã làm được như vậy rồi, thì với thời gian con người sẽ trở nên có kinh nghiệm và sáng suốt hơn, thành thử khi giao hợp với vợ họ sẽ là con kinh để chuyển vận một hạt giống nhân loại hoàn hảo.
  44. Một hạt giống nhân loại hoàn hảo nghĩa là một hạt giống sẽ thể hiện một tính tình cao quý và biểu lộ những bẩm tính có giá trị lớn lao cho đời sống cá nhân của con người cũng như của xã hội.
  45. Vậy nên trạng huống của đứa con tương lai sẽ khác hẳn về bên trong cũng như bên ngoài với trạng huống của cha mẹ, từ khi bắt đầu biết tập Latihan đã chịu những sự đau đớn bên trong và đã phải cố gắng kiên nhẫn rất nhiều trong một thời gian lâu dài.
  46. Thật là phước đức mà họ đã gặp được Latihan trước khi quá muộn, nhờ đó họ có thể luyện tập được nội cảm, dù rằng trong Latihan họ có cảm thấy không thể tiến bộ mau chóng đi nữa, nhưng nhờ sự kiên nhẫn chung qui họ sẽ đạt được nguyện vọng.
  47. Thường thường sau khi tập Latihan được lâu ngày thì xảy tới trạng thái, khứu gíác bắt đầu nhận ra vết tích các sức mạnh phụ trợ làm con người ưa thích đặc biệt một mùi nào đó.
  48. Trong trường hợp này, người tập Latihan cảm thấy một trạng thái giống như trạng thái đã kể trước đây; họ cảm thấy như họ bị phân hóa làm hai. Do đó họ có thể phân định được giữa những gì ở nội cảm phát ra và những gì do các sức mạnh phụ trợ của họ gây ra.
  49. Do người tập Latihan thấy các điều trên đây càng ngày càng rõ thêm, cho tới khi nhờ đó họ phân biệt được, tại sao một người lại ưa thích đặc biệt những người nào đó và vì đâu người ta lại khác nhau ở chỗ ưa thích các thứ mùi.
  50. Do những sự thực nghiệm thuộc loại trên đây trong Latihan, người tập Latihan sẽ nhận biết được thực chất trái tim của người thân yêu. Muốn được như vậy, trong khi tập Latihan cần phải tách rời luồng sức mạnh phụ trợ với luồng sức mạnh bắt nguồn từ nội cảm của con người thực, để cho một khi đã được tách rời rồi thì mỗi luồng sức mạnh ấy sẽ tự nó chảy theo phương hướng vốn dĩ là riêng của nó.
 
     
 
  © 2014 góc nhỏ