Header image
 
 

Susila Budhi Dharma

Vũ Huy Minh Châu dịch 1972

 
     
 
Nội Dung
  °         Mấy lời mở đầu
  ° 01 - SINOM
  ° 02 - DANDANGGULA
  ° 03 - KINANTI
  ° 04 - PANGKUR
  ° 05 - MÉGATRUH
  ° 06 - SMARANDANA
  ° 07 - ANDANGGULA
  ° 08 - KINANTI
  ° 09 - SINOM
  ° 10 - PUTJUNG
  ° 11 - ASMARANDANA
  ° 12 - PANGKUR
  ° 13 - DANDANGGULA
  ° 14 - KINANTI
  ° 15 - MIDJIL
  ° 16 - SINOM
  ° 17 - PANG KUR
  ° 18 - PUNTJUNG
  ° 19 - MÉGATRUH
  ° 20 - DANDANGGULA
 
 
Minh Châu Vũ Huy Hiền
Cử nhân Luật khoa
Cựu Chánh án tòa Thượng thẩm Saigon
Phụ tá đầu tiên của Subud Việt Nam 1961
Hội trưởng 2 nhiệm kỳ trước 1975 Subud Việt Nam
 
 

 

 

1-Sinom

  1. Để những người có tập luyện bên trong cũng như bên ngoài nhận thấy được rõ-ràng chân-lý về tâm-linh nên ở đây sẽ trình bày, bằng những đoạn thơ tất cả những gì có vẻ cần thiết, mong rằng do đó mỗi người có thể tìm thấy được điều chân lý cần dùng cho mình. Các đoạn thơ này lúc đầu tiên được ngâm vịnh với một điệu nhạc rất nhịp-nhàng và du-dương.
  2. Các đoạn thơ ấy là lời lẽ của một sứ điệp ban xuống thành phố lịch-sử Jogjakarta năm 1952 và những điều chính yếu nói trong đó đã được ghi chép lại.
  3. Khởi đầu thơ ấy trình bày cho ta thấy rằng: nhờ sự khai-mở ngay khi các tư-tưởng được dẹp yên và tình cảm trong nội-ngã không còn nưã, thì ta cảm thấy sự rung động của Sinh-lực như thế nào. Rồi không bao lâu sự rung-động ấy tràn ra khắp cả thân-thể và phát hiện ra thành những cử-động có vẻ kỳ lạ nếu xét đoán bằng lý trí.
  4. Thật vậy, thực ra các cử-động ấy không có liên quan gì với trung tâm trí thức, vì nó không phải do sự suy nghĩ tạo ra; trái lại các cử-động ấy là một cái gì có thực do nội-cảm tiếp-nhận được và làm phát hiện ra ngoài, ngay khi nội-cảm thoát khỏi được ảnh hưởng của lý-trí.
  5. Cái có thực đó một khi đã được tiếp nhận và phát hiện ra thì người ta tự thấy ý-thức được chính xác của mình, thành ra người ta được hướng dẫn vào con đường chánh và thấy rõ được nội-ngã chân-thực của mình là có thực.
  6. Do đó ta khởi sự thấy được các tật xấu bẩm-sinh thuộc về bản-chất nhân-loại và các tật xấu tạo ra cho mình do hành-động của cha mẹ trước khi thụ thai.
  7. Tình trạng ấy, thật ra đáng được chú ý vì nó cho ta thấy rõ tất cả những khuyết điểm làm cho con người không thể hiện được nhân-bản của mình và nó cũng cho ta hiểu rõ tại  sao, do đó khó có thể tiến lên một mức cao hơn hay là vào cõi viên-mãn.
  8. Đây là một sự khiếm khuyết quan trọng mà người ta cảm thấy một cách sâu xa. Các trẻ nhỏ không thể làm gì để tự mình thay đổi điều ấy, và phải chịu nhận lấy tình trạng cá nhân của mình đã được bẩm sinh. Xét kỹ tình cảnh ấy, ta thấy rõ ràng nó không có chút gì là quái gỡ hay phi thường cả. Trái lại nó là của hầu hết mọi người và lý do là như sau đây: trước hết con người ít khi có thể biết trước được tương-lai và dầu sao họ cũng chỉ là con người, vì vậy họ phải chịu theo những hoàn cảnh sống biến đổi luôn và dễ bị ảnh hưởng bởi những gì làm cho tâm họ bị giao động. Vì lẽ ấy con người không có lợi gì mà quy trách những tật xấu của mình vào cha mẹ, mặc dù là những tật xấu bắt nguồn từ cha mẹ.
  9. Dĩ nhiên là có những bậc cha mẹ tận tình cố-gắng sống cuộc đời gương mẫu để sau này tạo ra những người con ưu tú được chuẩn bị cho đời sống ở đời. Tuy nhiên ngay trong những trường hợp đó, nếu cố gắng lạc hướng cũng không đạt được mục đích mong muốn.
  10. Vì lẽ trên đây tốt hơn là từ bỏ những phương pháp căn cứ vào sự cố-gắng tăng cường và tập trung ý-chí; phương pháp này chỉ gây ra những ảo ảnh do tâm tạo ra.
  11. Vì vậy, điều thực cần thiết là cha-mẹ phải dần dần ý thức lấy các sự chân-thực về tâm-linh để khỏi bị các con cháu quy trách vào mình.
  12. Còn về phần người con thì không nên ân hận mãi về sự di-truyền đó, bởi lẽ một thái độ như thế chỉ làm cho nội-ngã của mình càng thêm bối-rối, cho đến nỗi không thể thành công chút nào trên đường tiến hóa và đặt biệt là trong mọi sự hướng về đời sống viên-mãn.
  13. Này con, đời sống của con cũng đầy hạnh-phúc vì con đã biết được cách làm thức tỉnh linh-hồn con và giúp nó làm đầy đủ được vai trò cân xứng với khả năng của con. Sức mạnh của nó tăng dần, rốt cuộc nó sẽ có thể làm thoả mãn được tất cả các nhu cầu của con.
  14. Vậy con phải siêng năng tập Latihan để mau nhận thấy được các loại sức mạnh khác nhau ở trong con và học tập phân biệt các sức mạnh ấy.
  15. Điều cần thiết là con phải biết các sức mạnh ấy hoạt động ở trong con như thế nào để tìm cách điều hòa chúng nó và làm cho chúng nó hợp tác với nhau.
  16. Con cũng nên nhớ là tâm con cũng không được quá ham muốn sớm hiểu biết những sự việc còn phải lâu ngày nưã con mới hiểu biết được, nhất là „Thế giới của Đại Sinh-Lực“. Mọi cố gắng quá sớm để tìm hiểu, không những không thực hiện được ý muốn của con mà còn làm cho tư-tưởng của con chưa đủ trưởng thành, sẽ bị mất thăng bằng.
  17. Vậy nên con phải kiên-nhẫn thực tập Latihan, mặc dù chỉ tiến triển từng chút một và chậm. Chỉ cần con thấy rõ được như ban ngày là con đang đi trên con đường chánh đạo.
  18. Mặt khác cũng phải nhớ rằng người tập Latihan không được lơ là phận sự của mình ở đời và cũng không được khinh rẻ hay từ bỏ những  cách sinh sống bình thường của người ta trên thế gian. Trái lại, điều mong ước là họ phải cố gắng làm cho thế gian được phong phú thêm với tất cả những nghệ thuật hữu ích cho xã hội. Thật ra đó mới chính là phận sự của nhân loại ở thế gian này theo Thánh Ý Thượng Đế. 
  19. Bản chất của con người thích hợp với đời sống trên địa cầu và địa cầu sở dĩ có là để thoả mãn các nhu cầu của con người. Nếu con người lại cứ tự tiện thoát ly xã hội, sống một mình và diệt trừ mọi hoạt động của giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác ..v.v… thì khi đó con người đã trái mệnh trời, đã dứt bỏ những ân huệ quý báo mà Đấng Tạo-Hóa đã ban cho.
  20. Vậy con đừng làm như thế. Tốt hơn hết và hợp lý hơn cả trong đời sống con người để cho cuộc đời được hoàn hảo, là làm sao cho nội-cảm được sống mạnh trong toàn bộ thân thể để mỗi một bộ phận riêng đều ý thức được phần trách nhiệm của nó, trong việc thể hiện sự cường thịnh của toàn thể. Như vậy kết quả là cơ thể cùng các bộ phận của nó tạo thành được một khối hợp nhất.
  21. Đó là con đường tốt nhất, con đường thích hợp cho con người, với tư cách là một tạo vật cao quí. Nhờ con đường ấy, con người có thể làm tròn được ước vọng là vạch ra và hoàn thành tất cả những gì cần thiết cho đời sống bên trong nội-ngã hay bên ngoài của mình. Vậy, con hãy cẩn thận tránh hết tất cả những hành vi gì có thể làm cho con xa rời con đường ấy, làm cho con mất tư cách là tạo vật cao quí và giảm bớt sự chuẩn bị mà con cần phải có để tiến tới một cuộc đời trọn vẹn và toàn thiện.
  22. Như vậy điều quan trọng trước hết là các sức mạnh luôn luôn hiện diện ở trong con phải được đem đối chiếu với các bộ phận con người của con, vốn có tính cách là khí cụ, để cho nội-ngã của con dần dần trở nên khá mạnh mà làm chủ được các sức mạnh ấy. Các sức mạnh ấy sẽ không còn là chướng ngại vật cản trở sự tiến hoá của con, mà lại trở thành những sức phụ giúp thật là hữu ích.
  23. Bây giờ chúng ta xét sang những vấn đề khác, mà khởi đầu là các sức mạnh có liên quan đến đời sống của con người. Trước hết là các sức mạnh, thực ra là thấp nhất, ấy là sức mạnh vật chất, ở trong các vật mà ta nhìn bề ngoài thì thấy tự nó không cử động được.
  24. Những vật này, mặc dù là nhìn bề ngoài thì nó không có sống động, nhưng nó cũng chứa đầy sức mạnh, sức mạnh này có liên quan đến tư tưởng của người ta, một cách mật thiết đến nỗi ta có thể dùng các vật ấy vào đủ các việc và tùy ý thay đổi hình sắc của nó.
  25. Nhờ ở sự tương ứng giữa các sức mạnh vật chất và tư tưởng của con người mà trải qua thời gian người ta đã biết chế tạo những đồ vật hình dáng khác nhau để dùng cho mọi nhu cầu của mình.
  26. Nói tóm lại vì lẽ trên đây, con người đã có thể chế tạo được tất cả các thứ đồ vật để dùng vào việc che thân và trang sức, ăn ở và trang bị, việc di chuyển, việc cày cấy.v.v.
  27. Nếu con người muốn được tham dự vào cuộc sống viên mãn và toàn thiện ở thế gian thì phải làm việc và chế tạo ra các đồ vật như thế.
  28. Sau đó lẽ dĩ nhiên là con người cũng phải biết dùng một cách hợp lý các vật mà họ đã tạo ra để gây được trật tự và thịnh vượng cho cuộc sống chung.
  29. Vậy nên phải hiểu rõ, như đã nói trên đây, để khỏi làm cho tình thế bị lật ngược trở lại, mà kết quả là con người trở thành nô lệ cho những vật mà họ chế tạo ra.
  30. Vật chất không có sống động, tưởng như nó không có quyền năng vì riêng biệt, nhưng thực ra, nó có một sức hấp dẫn rất mạnh, bởi lẽ do ngay tự bản chất của nó, nó có liên hệ mật thiết với tư-tưởng của con người.    
 
     
 
  © 2014 góc nhỏ