Header image
 
 

Đề cương Tâm linh cho Nhân loại

Minh Thần dịch 3.2022

 
     
 
    MỤC LỤC
  LỜI NÓI ĐẦU
  LỊCH SỬ CỦA TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG
     1. Sự sinh thành của trái đất và vũ trụ
     2. Nguyên lí Nhân bản và thuyết Đa Vũ Trụ
        - Nguyên lý nhân bản
        - Tổ tiên của loài người
        - Những bí hiểm của chuỗi thức ăn
        - Bản chất con người là gì?
        - Những tín điều khoa học bị đảo ngược
  NHỮNG THÂM TRI MỚI MẺ CỦA MUHAMMED SUBUH
     1. Sự tiến hóa của trí óc
     2. Bản thể của trí óc
     3. Nguồn năng lượng của dục vọng..
     4. Loài người và các thiên thần
     5. Quan điểm của Bapak
     6. Thị hiếu của các sinh lực..
     7. Nguồn Đại Lực và hiệu lực của latihan
     8. Khoa học và đức tin
  THẾ GIAN, THẾ GIỚI BÊN KIA VÀ RANH GIỚI CỦA SỰ CHẾT
     1. Những quy luật mới cho cách sống
     2. Cái Nhìn của Bapak về Thiên Đàng
     3. Phép mầu là gì?
     4. Chứng nghiệm Thăng thiên của Bapak
     5. Thế Giới Bên Kia là một Thế Giới..
     6. Cái nhìn của thuyết vật linh
     7. Trắc nghiệm trong Subud
     8. Trắc nghiệm Mộc tinh
     9. Hành lang tới Thiên đàng
     10. Latihan và cái chết của bà mẹ tôi
  ĐI TÌM MỘT ĐỀ CƯƠNG CAO THÂM
     1. Những mối bận tâm chủ yếu..
     2. Niềm an ủi của tôn giáo
     3. Khát khao tự do
     4. Tôn giáo và tự do của ý chí
     5. Tôn giáo và những nền Văn Minh xưa kia
     6. Đề Cương cho Nhân Loại của Bapak..
     7. Đi tìm một Đề cương Cao quý..

  LỜI BẠT

     1. Xã hội hiện đại và nguy cơ Covid-19
 
 
Tác giả
1927 - 2021

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

Ba câu hỏi

Paul Gaugin, một họa sĩ trứ danh của Pháp trong thế kỉ 19, khắc 3 câu hỏi trên một bức họa mà ông coi là tuyệt tác. Đầu đề của bức họa là Chúng ta đến từ đâu? Ba điều ông hỏi là:
- Chúng ta đến từ đâu?
- Chúng ta là ai?
- Chúng ta đi về đâu?

Gaugin vỡ mộng vì tình trạng vô nhân đạo của nền văn minh hiện đại và nền văn hóa thành thị, nên ông đến Taihiti để đi tìm một xã hội nguyên thủy. Nhưng tại đó ông cũng chứng kiến sự tàn phá của Tahiti vì nền văn minh hiện đại. Chán nản, ông có ý định tự tử. May mà ông đã không chết, và bức họa  Chúng ta đến từ đâu? của ông trong lúc đó được cất giữ tại viện nghệ thuật Boston. Những câu hỏi ông đặt ra vẫn không  được giải đáp 100 năm sau đó.

Hiện nay thế giới đang trong tình trạng nhanh chóng biến chuyển. Cuộc cách mạng trong công nghệ dữ liệu và truyền thông đem thế giới đến gần nhau, và làn sóng của văn minh đã đạt tới khắp nơi trên địa cầu, với mọi xã hội. Văn minh đã đem đến nhiều điều lợi, nhưng các cộng đồng khắp nơi bị méo mó một cách đáng ngại.

Hiện nay chung quanh con người là những cơ cấu nhân tạo, thay vì sự sống với thiên nhiên. Nên không có gì ngạc nhiên là sinh ra từ thiên nhiên, con người lại bị chi phối bởi những căng thẳng vô hình. Biểu hiện của nó là những dị thường của thể chất, như dị ứng, cận thị và phiền muộn. Ngay cả cách chúng ta suy tư cũng biến thể. Bởi càng hấp thụ thêm chủ nghĩa vật chất, trí óc mình càng có tính chất vật chất và mất tính nhân đạo: chúng ta bắt đầu đối tượng hóa những ai chung quanh mình. Thay vì dùng khoa học, quán quân của văn minh hiện đại, để khám phá cái chủ đích tối thượng là một chủng tộc, phần đông thiên hạ tỏ vẻ lãnh đạm với vấn đề đó, hay không coi đó là một đề tài nghiên cứu chính thống.

Mục tiêu tập sách này là rọi ánh sáng vào sự bí hiểm vĩnh cửu của nhân loại, điều được Gaugin miêu tả một cách đáng kể, và đồng thời đề nghị một đề cương cho cái tương lai chung của chúng ta. Để tìm thấy ánh sáng đó, tôi đề cập tới sự hiểu biết mới lạ về trí óc con người, về thực tại của nhân sinh và cái vũ trụ tâm linh, điều đem đến cho thế giới bởi Pak Muhammed Subuh, vị khai tổ của phong trào Subud.

Trước hết, chúng ta hãy coi xem mình đã hiểu biết được bao nhiêu về chính mình và thế gian, theo những gì khám phá được cho tới nay.

 

 
     
 
   
  © 2022 góc nhỏ