Header image
 
 

Lời khuyên của Bapak cho các Phụ tá

Mardi Ning Sih dịch 1973

 
     
 
Nội Dung
° Lời nói đầu
° Susila Budhi Dharma
° Người Phụ tá là gì?
° Dự bị hội viên
" Sự Khai mở
° Những hình trạng của Latihan
° Các Phụ tá và Latihan
° Sự pha trộn
° Sự Trắc nghiệm
° Prihatin
° Sự giá trị của nhịn ăn
° Các Hội đồng
° Những điều cốt yếu cho phụ nữ
° Nói về các trẻ nhỏ
° Bạo phát - Audio (Purwati Lan)
° Ma túy - Rượu mạnh
° Làm thế nào để giúp các hội viên
 
 
 
Mardi Ning Sih
nhũ danh Nguyễn Thị Kha
Bài viết hay dịch bà thường để tên Mardi Ning Sih bà Nguyễn Văn Cừ (tên chồng).
Bà là một trong 8 Phụ tá nữ đầu tiên của Subud Việt Nam
Trưởng ban Tu Thư (ban Dịch Thuật) trước năm 75.
Bà trông coi quý san Subud và tờ Huynh Đệ Subud. Hai đặc san này khởi thủy là do ông Đặng Phác tức Đặng Trinh Kỳ khởi xướng và đứng chủ biên, sau ông đi Pháp (1969) thì giao lại cho bà.
Bà mất năm 2011 tại Michigan Hoa Kỳ.

 

 

 

Lời nói đầu

Đặt tên bản viết này là lời nói đầu cho một quyển sách nhỏ mà rất quan trọng quyển: “Sự hướng dẫn cho các Phụ-Tá của tổ-chức Huynh-đệ Tâm-linh Subud„ là không đúng chỗ, nhất là nếu chúng ta xem xét nội dung hầu hết gồm những đoạn trích trong thư và thông điệp của Bapak Muhammad Subuh là vị hướng dẫn tâm linh của chúng ta gửi cho các hội viên trên khắp thế giới. Tôi xin gọi bản viết này là một vài lời dẫn dụ, khuyên nhủ cho các bạn Phụ-tá của tôi là những anh, chị trong Subud, dựa vào những chứng nghiệm của chính tôi và các bạn Phụ-Tá cùng căn cứ vào sự hướng dẫn của chính Bapak đã ban cho chúng ta, có liên quan đến công việc và thái độ của chúng ta, đối với các anh chị em trẻ tuổi hơn trong Subud.

Do kinh nghiệm tôi đã biết được rằng một quyển sách như quyển sách này hay bất cứ gì mà Bapak viết là phải đọc đi đọc lại và sau đó phải học thuộc lòng, đến nỗi mà chính tôi phải rất ngạc nhiên về khả năng của các bạn hội viên Subud nhớ được; một số các anh, chị biết ngay cả vào giòng nào và trang nào mà người ta có thể tìm thấy một lời khuyên nào.

Điều này chứng tỏ anh chị rất chú ý đến sự hướng dẫn của Bapak đã ban cho - nhưng khi tôi nói điều này với Bapak thì Bapak nói là Bapak không phải là một giảng sư hay một tác giả viết sách giáo khoa để các Phụ-tá phải hành động như thế nào. Ngay cả trình lên Bapak những gì Bapak đã nói thì có nghĩa là tất cả mọi trách nhiệm lại đặt lên vai Bapak mà thật ra đã chất lên quá nặng rồi.

Trách nhiệm nhận lãnh một cách ngay thẳng, hợp cách, đem lại linh động và phát triển trong tổ chức. Những hội viên Subud, nhất là các Phụ Tá phải dám nhận lãnh những trách nhiệm của chính họ.

Trái lại, những trách nhiệm mà nhận lãnh không hợp cách, và bất công cho rất nhiều tự do dễ dàng, khiến gây nên tình trạng hỗn loạn, vô trật tự và điều này không thể khoan thứ được.

Nhưng chúng ta có thể rút tỉa được một đường lối giữa hai phương-diện này ở chỗ nào?

Thật ra những hạn định có thể tìm thấy ở trong chính chúng ta. Những Phụ-tá Subud là những người được coi là tiến bộ nhiều trong những vấn đề về tâm-linh và thế gian hơn những anh chị em trẻ tuổi trong Subud phải biết bằng sự tiếp nhận là họ đã có thể tiến được bao nhiêu về cả hai chiều hướng đó và những điều sau này có thể là một chỉ nam rất quan trọng.

Bapak luôn luôn nhắc nhở chúng ta trong những buổi nói chuyện của Bapak về chính những nguyên tắc căn bản của Subud, đó là:

Susila - tính nết tốt của con người đúng theo Ý Muốn của Thiêng-Liêng Toàn-năng.

Budhi - sức mạnh của nội-ngã ở bên trong con người.

Dharma - quy thuận, tin cậy và chân thành đối với Thiêng-Liêng Toàn-Năng.

Những nguyên tắc căn bản mà chúng ta phải lấy làm nguyên tắc cho chính chúng ta, sẽ phải là đường lối chủ yếu trong đời sống, do đó chúng ta sẽ rút được cách cư xử đạo đức của chúng ta hàng ngày. Và trong khi theo những nguyên tắc này, chúng ta cũng trở nên yên tịnh, an bình và có thể tiếp nhận được nguồn Đại Sinh-Lực Cao-Quý Thiêng-Liêng một cách hoàn toàn và đây là trạng thái lý tưởng cho một con người lý tưởng. Nếu chúng ta tuân theo những nguyên tắc này, chắc chắn chúng ta có thể đáp ứng tới một mực độ nào đó những sự đòi hỏi mà người ta mong đợi ở chúng ta là những người phụ-tá trong tổ chức Huynh-đệ Tâm-linh Subud.

Chính chúng ta biết rất rõ, dù nói ra hay không, chúng ta chỉ đúng là những con người đang cố gắng để đạt được trạng thái lý tưởng này nhưng chúng ta là những người có đầy những chướng ngại và khuyết điểm. Chúng ta biết là chúng ta thích là những người quan trọng, có uy quyền; chúng ta biết là chúng ta luôn luôn muốn được người ta cho mình là phải; chúng ta biết là chúng ta hãy còn quan tâm đến sự này, sự nọ, hay còn có những xúc động thuộc về chủng tính .v.v.  Trái lại, trở nên lãnh đạm thì cũng không thể công nhận được vì nó tỏ ra phần tiêu cực về những khuyết điểm của con người. Nhưng chúng ta phải thực hiện cái công việc bao la vĩ đại này của chúng ta như thế nào ?

Như cá nhân tôi, tôi tin chắc là các trạng thái đúng là “ tình trạng của con số không” nghĩa là: không có cảm xúc cho là quan trọng hay ngược lại, không có cảm xúc cho là đúng hay sai; không quan tâm mà cũng không phải là không để ý đến - mà chỉ đệ trình sự việc vào bàn tay của Thiêng-Liêng Toàn-Năng. Đúng thế, thật rất khó để hiểu được vì cái tâm luôn luôn thử tìm kiếm cái nguyên do ở đằng sau nó, vì sao?

Trí óc, mà đã hàng bao nhiêu năm này đến năm kia đã được nuôi nấng như một phần tử chủ yếu, luôn luôn cố gắng để hiểu về toàn thể thế-giới về tâm linh. Trong sự táo bạo của cái tâm, tâm thử rán bao bọc tất cả và mọi thứ ở thế giới sau này, một thế giới mà cái thật tại của nó tâm và trí không thể hiểu nổi.

Vậy thì quyển sách xinh xắn, nhỏ bé và quan trọng này dùng làm gì ? Quả thật rất là hữu dụng. Cái vấn đề là làm thế nào để sử dụng nội dung của quyển sách này.

Kinh nghiệm của tôi trong những năm này là sự lợi ích cao quý nhất mà tôi đã có được do những lời khuyên hiền đức và sự hướng dẫn của Bapak bằng cách đọc và nhận lãnh một cách an bình và bình tĩnh, để cho những lời khuyên ấy thẩm vào trong chúng ta, rồi khi cần đến thì lấy ra giải đáp thêm với ý vị của cá nhân chúng-ta.

Đây là dấu hiệu hoạt động ở bên ngoài, dấu hiệu bên ngoài của sự linh hoạt và phát triển - sự phát triển của Subud.

Tham khảo trở lại về nguyên thủy của lời-khuyên chúng ta đưa ra, thường tỏ ra thiếu sự can đảm.

Những lỗi lầm, sai lạc chúng ta đã phạm phải rất nhiều - nhưng với đức tin cao quý vững chắc, bất thoái chuyển trong sự Công-minh và “lòng Lân-mẫn“ của Thiêng-liêng Duy-nhất Toàn-Năng thì xấu có thể làm nên tốt. Tốt hay xấu là để Ngài quyết định.

Cầu xin Thiêng-liêng Toàn-năng ban cho chúng ta sức mạnh và sự khôn ngoan cần phải có.

Amen.

BRODJOLUKITO,

Tjilandak, July 1970.

 
     
 
   
  © 2013 góc nhỏ