Header image
 
 

Những trắc nghiệm của Bapak

Minh Thần dịch 2020

 
     
 
 
Mục lục
  A - Vài lời của người dịch
  B - Những Nói chuyện của Bapak
    1 - Colombo, Sri Lanka, March 21, I981
    2 - Washington DC July I, I981 - a) Phái nữ
          Washington DC July I, I981 - b) Phái nam
    3 - New York City, June 28, I981 - đoạn 1
          New York City, June 28, I981 - đoạn 2
    4 - Hoboken, New Jersey, July 6, 1981
    5 - Sydney, Jan. 30, 1978
    6 - Vancouver, July 17, 1981 - a) Phái nữ
          Vancouver, July 17, 1981 - b) Phái nam
    7 - London, Oct. 10, 1983 - a) Đoạn 1
          London, Oct. 10, 1983 - b) Đoạn 2
    8 - Cilandak, July 5, I984
    9 - Wolfsburg, July 7, 1977
    10 - Paris, France, Aug. 22, 1977
    11 - Vancouver, July 15, 1981 - Phần 1
           Vancouver, July 15, 1981 - Phần 2
    12 - Aukland, N.Z. May 25, I982 - Phần 1
            Aukland, N.Z. May 25, I982 - Phần 2
    13 - Lisbon, May 21, I981
    14 - Newyork June 21 1981
    15 - Lisbon May 21 1981
    16 - Melbourne, April 29, I982.
    17 - Wolfsburg, May 3, 1981
    18 - Cilandak, 29 May I987
  C - Những hồi ức của hội viên
    1 - Thời gian: đầu năm I950
    2 - Năm I957

    3 - Năm I957: nơi chốn khác nhau

    4 - Năm I963: Briarcliff, New York
    5 - Năm I964: Paris
    6 - Năm I968 và sau đó
    7 - Ngày tháng: khác nhau - Nơi chốn: khác nhau
    8 - Cilandak 1968-1985, và những nơi khác
    9 - Chuyến đi thế giới tại Mỹ
    10 - Năm 1969 và sau đó
    11 - Năm tháng: khác nhau - Nơi chốn: khác nhau
    12 - Năm: 1975 - Nơi chốn: khác nhau
    13 - Năm: 1976 - Nơi chốn: Los Angeles
    14 - Năm: 1977 - Nơi chốn: Lima, Peru
 

 

 

Vài lời của người dịch

The test of Bapak là một cuốn sách dạng E-book của Sampson Rheams trond Subud Library. Sách gồm hai phần chánh yếu: phần lấy từ những nói chuyện của Bapak và phần từ những hồi ức của hội viên.

Trong phần mở đầu, tác giả viết:

‘‘Có một điều Bapak tuyên bố về trắc nghiệm được phổ biến lần đầu trong tháng 8 1968, và được trích dẫn trong cuốn Helper‘s Subud Guide: ‘‘Khi một phụ tá hay hội viên làm trắc nghiệm theo cách tâm linh (kejiwaan) của Subud, thì nó tương tự như làm latihan. Sự khác biệt là khi trắc nghiệm ta trước hết có một câu hỏi trước khi làm latihan mà mình có thể nhận được một giải đáp trong bất cứ hình thức nào. Còn làm latihan thì trước hết là không tưởng tượng hay nghĩ tới bất cứ gì, chỉ quy thuận, tin cậy và chân thành tuân theo ý Thượng Đế biểu hiện trong latihan kedjiwaan.‘‘

‘‘Một điều trích dẫn thứ hai là từ một bức thư của Bapak viết ngày 6 tháng 5 1961: ‘‘Cách nên trắc nghiệm như thế nào là trước khi làm latihan ta phải cho biết mình muốn gì. Sau đó  thì xua đuổi tất cả những mong muốn của mình để phó mặc tất cả cho sự Cao Cả của Thượng Đế.‘‘

‘‘Có một sự giải thích thứ ba về trắc nghiệm, và đó là từ một bức thư Bapak viết tháng 9 1968 cho một hội viên: ‘‘Thực ra, trắc nghiệm trong kedjiwaan là để nhận được một giải đáp của Nguồn Đại Lực nó không bị ảnh hưởng bởi những sức mạnh hạ đẳng. Thế nên, cách làm trắc nghiệm y hệt như khi ta chuẩn bị tiếp nhận sư tỉnh thức của chân tâm, điều gọi là latihan kedjiwaan.

‘‘Vậy, trước tiên, trước khi chuẩn bị có thể tiếp nhận từ đáy lòng một giải đáp về điều mình nghĩ tới, hay hỏi bằng lời nói, bạn nên hiểu rõ điều mình muốn hỏi có nghĩa gì. Tiếp theo là buông bỏ những gì mình nghĩ, cho tới khi không còn dấu vết nào của nó trong chân tâm, mà chỉ quy thuận một cách tin cậy và chân thành ý Thượng Đế.

‘‘Nếu có thể làm như vậy, bạn sẽ nhận được một giải đáp từ đáy lòng, theo bất cứ hình thức nào mình quen thuộc lúc tiếp nhận những cử động và tác động (của latihan). Đây là một thí dụ: chẳng hạn, điều bạn muốn hỏi là có nên hay không mua một căn nhà nào đó, thì khi nhận được một giải đáp từ đáy lòng trong hình thức những cử động và tác động, đầu bạn có thể cúi xuống, rồi bạn ngã quỵ, hay thân thể bạn có thể xoay vòng quanh rồi ngã quỵ, hay tay chân bạn cảm thấy mất hết sức. Tất cả những điều đó có nghĩa là bạn không nên hay không thể mua căn nhà đó, bởi sẽ bị phiền phức, hay tối thiểu là sẽ gặp khó khăn.

‘‘Mặt khác, nếu có thể mua căn nhà, bạn sẽ nhận được một giải đáp trong hình thức những tác động và cử động (của latihan), như tay mình van cầu đưa lên trên, đầu mình gật gù chấp thuận, miệng mình như đang cười và bạn cảm thấy vui sướng. Hay toàn thân bạm cảm thấy nhẹ nhàng, và bạn vui mừng nhảy múa.

‘‘Đó là một thí dụ về việc làm trắc nghiệm đúng cách. Vậy nên, tiếp nhận giải đáp bằng cách nói ‘‘Được‘‘ không thôi thì chưa đủ, bởi đó chỉ là do miệng mình nói, trong khi chưa có sự chứng kiến của những bộ phận khác của cơ thể. Vậy nên vẫn còn thiếu sót rất nhiều: mình vẫn còn dễ bị ảnh hưởng bởi ham muốn và thị hiếu, vì mình thực sự thích căn nhà đó.

‘‘Thế nên, hiển nhiên trắc nghiệm không là một chuyện dễ làm, đặc biệt nếu người làm trắc nghiệm chưa thành thạo tiếp nhận được những động tác hay chỉ dẫn của chân tâm, nói chung. Bởi nếu những động tác và sức mạnh của chân tâm nhập vào toàn thể bản ngã, thì như vậy có nghĩa là toàn thể chân tâm không còn dễ gì bị ảnh hưởng (của nafsu nằm trong tim can và trí óc)

‘‘Ngoài ra còn có một sự giải thích khác nữa từ một buổi nói chuyện, 78 CDK 24, trong đó Bapak nói về trắc nghiệm và giải thích sự khó khăn của nó: ‘‘Cái kiến văn đó đến từ Thượng Đế; tim can và trí óc không thể tìm thấy nó. Điều đó tất cả các bạn đã nghiệm thấy, khi Bapak làm trắc nghiệm với các bạn. Đó là điều gì các bạn tự nhiên tiếp nhận được. Nó đúng hay sai là tùy thuộc mình có dùng tâm trí hay không. Nói cách khác, trắc nghiệm là đúng khi tâm trí được gạt bỏ qua bên. Nó là sai vì hoạt động của tâm trí.

‘‘Tóm lại, theo những gì Bapak giải thích trên kia, trắc nghiệm có ba thành phần: dùng lời nói để hỏi; làm latihan để nhận được giải đáp; cuối cùng là tiếp nhận được giải đáp. Tất cả những thành phần đó là cốt yếu của trắc nghiệm. Khi dùng từ ‘tiếp nhận‘ trong những buổi trắc nghiệm, Bapak đề cập tới thành phần thứ ba của trắc nghiệm. Có những lúc, thay vì đặt một câu hỏi, Bapak thường nói: ‘‘Hãy cho thấy...‘‘ Thực vậy, đó là ý định của Bapak, nhưng người được trắc nghiệm thì không có ý định nào, mà chỉ là một vật chứa đựng không do ý muốn, có thể nói vậy. Bapak thường trắc nghiệm chúng ta, để coi xem latihan chúng ta đã phát triển tới đâu. Thường thường thì hội viên đáp ứng giọng nói của Bapak, trước khi họ hiểu đưiợc câu hỏi có nghĩa gì. Ý chí và đầu óc họ không xen vào trong lúc đó.

‘‘Cho tôi xin được nói thêm vài điều:

‘‘Bapak đôi khi thường tự biểu diễn trắc nghiệm trong một buổi nói chuyện, để minh họa những gì mình đang nói tới. Hiển nhiên trong khi có những gì đang xảy ra, Bapak không nhất thiết phải đặt một câu hỏi, hay có một latihan như hội viên Subud thường làm khi họ trắc nghiệm. Hình như chính Bapak cũng không phải trắc nghiệm, bởi người tức khắc nhận được giải đáp cho bất cứ câu hỏi nào. Nhưng vì lợi ích cho những người đang có mặt, Bapak thường biểu diễn cho họ thấy khi cần phải làm. Trong một buổi nói chuyện cho các ủy viên trong năm 1984 (84 CDK 12/13) Bapak xem xét một danh sách gồm những ứng cử viên là chuyên gia cho sự kiểm tra những kinh doanh Subud.  Bapak xem xét từng người một, coi người này làm việc được, người kia thì không. Sau khi lựa xong một chủ tịch, Bapak nói: ‘‘Đó là trắc nghiệm theo quan điểm của kedjiwaan.‘‘ Đó là một trường hợp về ‘‘Trắc Nghiệm‘‘ trong cái bối cảnh rộng lớn của Bapak‘‘.

Thực ra thì có nhiều định nghĩa khác về trắc nghiệm trong những nói chuyện của Bapak. Tôi thích nhất cái định nghĩa này:  trắc nghiệm là một bài thi để coi xem latihan mình đã tiến bộ tới đâu.

Phần cuối sách tác giả không quên nhắc nhở ta điều hệ trọng này:  những trắc nghiệm trong sách này là về những  trắc nghiệm của Bapak, chứ không là về  trắc nghiệm nói chung.

“Các bạn đừng nên tự mình làm những  trắc nghiệm đó. Nói chung, Bapak nói rằng  trắc nghiệm nên làm chung với các phụ tá“.

Minh Thần 2020

 
     
 
  © 2020 góc nhỏ