Header image
 
 

Nhìn qua thực tại

Minh Thần dịch 2019

 
     
 
 
Mục lục
  Ch00 - Vài lời nói đầu
  Ch01 - Một định nghĩa của Subud
  Ch02 - Người thầy trong tâm
  Ch03 - Không đi tìm đúng chỗ
  Ch04 - Lối tu khổ hạnh
  Ch05 - Tại sao lại lo nghĩ về chuyện đó?
  Ch06 - Thanh lọc
  Ch07 - Được hướng dẫn
  Ch08 - Tự cho mình là này nọ
  Ch09 - Cảm nhận tình trạng cân bằng
  Ch10 - Từ ngữ chuyên môn
  Ch11 - Pháp thuật
  Ch12 - Bảy loại sức mạnh
  Ch13 - Roh ilofi và roh kudus
  Ch14 - Những thuộc tính của Thượng Đế
  Ch15 - Thực tế
  Ch16 - Một bí mật của sự sống
  Ch17 - Tác động của thượng giới
  Ch18 - Cách ngôn
 

 

 

Vài lời nói đầu

Trong phần giới thiệu Nhìn quaThựcTại của Dirk Campbell gồm những đoạn trích dẫn những bài nói chuyện của Bapak, Raymond Lee viết:

‘‘Sau nhiều năm tập latihan, tôi vẫn còn cái thái độ là nếu Bapak nói tiếng Anh, những bài nói chuyện sẽ trở nên dễ hiểu hơn. Nếu Bapak được ăn học trong nền văn hóa Âu Tây, nội dung và biểu tượng của những bài đó sẽ khác hẳn. Tôi quan niệm trong đó là những gì tượng trưng cho chân lí, nhưng cái chân lí đó lại bị bao che bởi văn hóa và huyền học của Java với những thuật ngữ của Hồi giáo.

‘‘Chỉ một vài tháng gần đây tôi mới hiểu được và nhìn thấy những nói chuyện đó theo một ánh sáng hoàn toàn mới mẻ. Bây giờ thì tôi mới nhận thấy đó là những vải thêu vô giá, đan kết rất đẹp.

‘‘Tôi cũng hiểu được rằng những gì Bapak chuyển tải, hay được chuyển tải qua Bapak, không gì khác hơn là những chi tiết về cơ cấu của sự sống, cái thực tại mà Bapak là người đầu tiên được trực tiếp quan sát.‘‘

Những ai lâu đời trong Subud chắc chắn đã từng biết hay nghe nói tới cái thực tại đó. Vậy thì có đọc lại, nhất đó chỉ là những đoạn trích dẫn, là uổng phí thời gian?

Theo tác giả, những người Subud như chúng ta luôn sống trong hai thế giới: cái thế giới ngoài đời với nafsu và tâm trí, và cái thế giới của linh hồn là latihan. Bởi luôn còn bị chi phối bởi cái thế giới ngoài đời, nên chúng ta vẫn còn phải đọc những bài nói chuyện của Bapak, để cảm thấy mình còn được nối kết với cái thế giới của linh hồn.

Biện minh cho bản rút ngắn những bài nói chuyện đó của mình, tác giả viết:

‘‘Người ta có thể cảm thấy bản rút ngắn này không là cách tốt đẹp nhất để trình bày những lời nói của Bapak, và đọc toàn bộ một bài nói chuyện còn hơn là đọc những trích dẫn. Thực vậy, phải tốn nhiều công phu mới thẩm định được sự hiểu biết bao la của Bapak về tâm linh và thế gian, nhưng đó lại là một công việc mà không mấy ai có cơ hội làm được. Trong những trang tiếp theo, độc giả sẽ làm quen với những gì được nói tới nhiều (hay ít được nói tới) của sự minh tuệ mà Bapak đã tiếp nhận.

‘‘Chắc chắn có nhiều người trên thế giới chưa từng được đọc hay nghe những nói chuyện của Bapak, có lẽ là ỡ Phi Châu hay những quốc gia mà sách báo hay băng đĩa không dễ kiếm. Cũng chắc chắn là ta có thể nhận thấy latihan là sự thật mà không cần những giảng giải của Bapak. Tuy thế, ta sẽ được lợi nhiều và tránh được nhiều xáo trộn, bằng cách nối kết với những gì Bapak đã nói.‘‘

Đối với những bạn Subud Việt Nam còn mới, cuốn sách này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về hơn một ngàn bài nói chuyện của Bapak. Với những bạn lâu đời thì cũng không uổng công nếu muốn đọc. Bảo đảm là đôi lúc bạn sẽ thấy có gì mới mẻ, hay nhìn thấy cái mới mẻ trong những gì đã biết hay nghe nói tới.

Định nghĩa của một vài thuật ngữ cho những bạn làn đầu tiếp xúc với những bài nói chuyện.

Nafsu     dục vọng, thị hiếu
Jiwa       nội dung tâm linh của bản ngã, thường dịch là linh hồn
Kejiwaan   tâm linh hay những gì liên quan tới nội tâm

Minh Thần, Wien 26 tháng Tư 2019

 
     
 
  © 2019 góc nhỏ