Vai trò đích thực của một phụ tá

Minh Thần dịch

 
 

Heloise Jackson

Vừa rồi tôi nghĩ tới thế nào là vai trò đích thực của một phụ tá. Tuy tất cả chúng ta đều nghĩ mình là một phụ tá tốt, nhưng thực tế thì nhiều người vẫn còn chưa đạt tới cái trình độ đó.

Khi một hội viên trong cơn đau buồn vì một quan hệ đổ vỡ đến gặp chúng ta, phản ứng tức khắc của chúng ta là muốn giúp đỡ và tìm cách hiểu được (nhất là cho phái nữ). Chúng ta nghe vị nam hay nữ đó kể lể cho mình, và tìm cách khiến họ an tâm, nhưng lại thường thường không nhận thức được ý kiến mình đôi khi chỉ dựa trên sự tường thuật về những thiệt thòi của một bên.

Tôi tiếp nhận được là một phụ tá phải nghe hội viên bị thiệt thòi nói mà không có bất cứ ý kiến nào, mà chỉ việc chấp nhận không phán xét những gì người ta nói. Đó mới là then chốt!

Chúng ta chỉ việc tỏ vẻ thông cảm, xót thương, và tất nhiên điều quan trọng là latihan: làm latihan – một latihan hỗ trợ, với một vài trắc nghiệm nếu cần có, và cứ đều đều như vậy theo nhu cầu. VÀ CHỈ CÓ VẬY THÔI.

Nếu cho biết ý kiến hay đề nghị của mình, hoặc đồng thuận với bên bị thiệt thòi, hoặc cảm thấy bất bình bởi những nhận xét nào đó, thì như vậy là không thích đáng, vì đó là những gì xảy ra, khi hai bên vẫn còn đấu đá mà không làm chủ được cảm xúc mình.

Một phụ tá không là một phán quan, hay một cố vấn. Ích lợi của những gì được làm chỉ để làm yên lòng tâm trí.

Vậy, phụ tá phải ứng xử ra sao, nếu một trong bên bị thiệt thòi bỏ tập? Ta nên email hay điện thoại cho đương sự, để tìm hiểu tình trạng họ ra sao. Không chỉ một lần, mà là nhiều lần. Nên nói với họ là mình lấy làm tiếc vì họ đã bỏ tập, và mời họ đi tập lại bằng cách cùng họ tiếp nhận latihan vì ta nhớ tới họ – quả thực tất cả những hội viên không đến tập đều đáng nhớ tới.

Nếu đương sự đi tập lại thì không cần phải hỏi họ bất cứ gì, hoặc đề nghị giúp họ, hay có bất cứ ý kiến nào. Chỉ việc nói mình vui sướng thấy họ đi tập lại, và chỉ có vậy thôi. Chỉ khi được yêu cầu, ta có thể đề nghị làm trắc nghiệm, hay tập một latihan đặc biệt. Nhưng đừng hối thúc, chỉ việc chấp nhận.

Chỉ khi chúng ta thực sự có một latihan với nhân tính thương cảm mà không phê phán, hay luận bàn về bất cứ gì, dù đó là những gì không vừa ý, thì Thượng Đế mới có thể bắt đầu chỉnh sửa những thiệt thòi của hội viên.

Đây có là một điều thật đơn giản hay không, mà nhiều người trong chúng ta có ta có thể làm, bằng cách không đứng hẳn về bất cứ phe nào, hay không muốn dính líu tới?

Chúng ta cần phải nhìn kỹ vào hệ quả của những gì mình làm; dù sao chúng ta cũng là những phụ tá của Bapak, và kết quả của những gì mình làm hay không làm tự nó đã phản ảnh thực tại.

Luôn thương mến các bạn và cầu xin Thượng Đế tha thứ và ban phước cho tất cả chúng ta.

 

 
 
   
  © 2022 Góc Nhỏ