Hai trải nghiệm

Minh Thần dịch từ Subud Voice

 
 

Harris Smart

Nghe những buổi nói chuyện...
Trải nghiệm thứ nhất là về việc nghe những nói chuyện của Bapak và Ibu. Người ta thường nói là nên nghe những nói chuyện đó, nhưng vừa rồi tôi trải qua một việc ngược đời.

Tôi phải nhìn nhận mình là một kẻ thấy khó khăn nghe những nói chuyện. Thông thường khi Bapak còn sống, tôi chỉ muốn ngủ trong khi nghe. Hiện nay tuy có thể nghe những thâu thanh của Bapak, tôi cũng thấy khó có thể nghe.

Chợt nhiên tôi có một điều mà người ta gọi là “sự đột phá“.

Một Thứ Bảy nọ cách đây vài tuần, khi cảm thấy cần sự trợ giúp của Thượng Đế, tôi tự ép mình nghe một bài nói chuyện của Bapak, và đó là điều có một tác động khiến kinh ngạc nhất. Tôi không chỉ nghe một cách hứng thú và thông hiểu, mà còn chú tâm tới việc nó là một cánh cổng cho những gì tốt đẹp tràn vào cuộc sống mình.

Buổi nói chuyện đó có những lợi ích khiến kinh ngạc. Những gì thực sự mãnh liệt. Ta không chỉ hiểu biết, mà còn thấy đời mình được chuyển hóa. Trong cuốn Sixteen Steps tôi thuật lại chứng nghiệm của một hội viên bị mù, và thị giác của anh đã phục hồi sau khi nghe những nói chuyện của Bapak. Có lẽ có nhiều điều khác như vậy về những người nhận thấy thực sự được lợi nhờ nghe những nói chuyện. Tôi mong được nghe nói tới những chứng nghiệm của họ. Có lẽ tôi sẽ phải viết lại chứng nghiệm vừa rồi của mình với nhiều chi tiết hơn.

Có thể tôi cũng đã nghe bất cứ buổi nói chuyện nào của Bapak và Ibu, và cũng đã từng nghiệm được một sự chuyển hóa, nhưng có lẽ “cánh cửa được mở cho mình“ là buổi nói chuyện của Ibu phụ đề tiếng Anh tại BADEN, AUSTRIA, 04/29/2001.

Và chính trong một những sự cố đó khi nghe một buổi nói chuyện là những gì trong đó có vẻ như trực tiếp nhắm tới chính mình và tình cảnh mình trong lúc đó. Có lẽ nó đã được đặc biệt dành cho tôi khiến tôi phải nghe. Tất nhiên đối với các bạn có thể là cái gì khác biệt.

Thật tuyệt diệu là chúng ta có subudlibrary.net, trong đó những nói chuyện được lưu trữ và có thể dễ dàng đến với mọi người. Tất nhiên tôi thích nghe những ấn bản mới của những video nói chuyện, trong đó vừa nghe Bapak hay Ibu bằng tiếng Indonesia, vừa đọc những phụ đề tiếng Anh.

Dự án Sunrise được nhìn nhận...

Điều khác nữa xảy ra trong tuần là tôi tiếp xúc với chị Mardijah Simpson, quả phụ anh Ramdan Simpson, một nhân vật quan trọng trong Subud. Anh là chủ tịch ISC và cũng là người lập nên dự án thật ấn tượng là Project Sunrise.

Chị Mardijah cho tôi hay là có một cuộc triển lãm tại bảo tàng viện Sydney về những dự án chưa từng thực hiện được những hứa hẹn ở Sydney, trong đó có Project Sunrise. Chị Mardijah đã đi xem cuộc triển lãm đó, và cũng gặp mặt vị viện trưởng.

Project Sunrise không những đầy tham vọng mà còn phi lý, vì muốn cải tạo sự phát triển đô thị tại trung tâm Sydney trong khu Darling Harbour. Nguồn cảm hứng của dự án là những nói chuyện của Bapak tại Hội nghị Thế giới 1971 về việc lập nên những hãng xưởng, khách sạn và những khu nhà cho thuê. Những nói chuyện đó còn là nguồn cảm hứng cho những dự án trên khắp thế giới, như Anugraha ở Anh và những điều khác ở Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản.

Project Sunrise đã làm được những gì vĩ đại nhưng chưa từng thực hiện được lời hứa là một khuôn mẫu cho những gì có thể thực hiện bởi những người tu tập latihan bằng cách đem sự hướng dẫn của Thượng Đế vào đời sống họ.

Tôi thấy có vẻ như xấu hổ phải tới khu Darling Harbour, một nơi hiện nay là sự phát triển huy hoàng và tráng lệ của những trung tâm hội nghị, những khách sạn, những khu vườn và nơi triển lãm vân vân...nhưng không đâu có một tấm biển bằng đồng thau trên tường với hàng chữ SUBUD WAS HERE.

Cuộc triển lãm trong viện bảo tàng Sydney là sự nhìn nhận dự án của công chúng, và đó là một biến cố trọng đại cho Subud.

Theo tôi, đó có thể là một khúc quanh cho vận mệnh của chúng ta trên thế gian. Chúng ta đã trải qua những gì là một vũng lầy cho niềm tin của mình trong hơn 30 năm vừa qua, bởi những dự án lớn của mình trong những năm 1970 và 1980 đã không có những kết quả như mong muốn.

Việc đã có những dự án đó là một phép mầu, và chúng ta nên bi quan và nản lòng vì những cái đó đã không được đúng như mình muốn.

Điều không thể chối cãi đó là một cuộc bỏ chạy so với những hy vọng, tham vọng và ước mơ lớn của mình 30 hay 40 năm trước đây.
Sau sự sụp đổ của những dự án đó, nhiều người đã chỉ trích những vị điều hành công việc, kể cả Bapak. Có những người đã nói rằng Bapak nên gắn bó với tâm linh, thay vì khuyên kinh doanh.

Tôi luôn cảm thấy những công kích đó là không đúng hẳn. Những vị tìm cách thực hiện những dự án đó hẳn là thành phần tinh hoa nhất của chúng ta hồi đó. Thậm chí, họ đã thành công được một chút, với những tài hoa và tài nguyên của Subud lúc đó.

Tôi luôn cảm thấy Bapak chắc đã ý thức được là trong Subud chúng ta không có những tài nguyên để thực hiện những dự án theo linh thị của Bapak, nhưng có lẽ Bapak cần phải đặt một khuôn mẫu cho những gì là mục tiêu của chúng ta trước khi mình qua đời. Vậy, tuy lần đầu không làm đúng mọi chuyện, tối thiểu chúng nên có khả năng hồi phục để lần tới biết được mục tiêu mình.

Đúng vậy, tôi tin sự nhìn nhận của viện bảo tàng Sydney có thể là một khúc quanh. Hiện chúng ta đã có dự án lớn ngay trước mặt: Hội nghị Thế giới ở Kalimantan.

 
 
   
  © 2022 Góc Nhỏ