Latihan và bệnh hoạn

Minh Thần dịch từ Subud Voice

 
 

Mashud Darlington, Central London Group

 

Từ khi tôi bị ti nạn lưu thông, cuối tháng 11 2020, và do đó phải nằm bệnh viện để lấy lại sức khỏe, các bạn bè đã yêu cầu tôi viết một vài lời bình cho một bài đã đăng cho báo chí Subud.

Tôi thật may mắn, vì con đường phục hồi như một hành trình của nội tâm. Như nhiều người khác đã phải đương đầu với đau khổ, và bởi là một kẻ đã tiếp nhận latihan kể từ lúc 18 tuổi, tôi không thể không thắc mắc về ý nghĩa của tai họa hiểm nghèo đó.

Tôi không thể mô tả tai nạn lưu thông đó, vì những hồi ức cuối cùng của tôi là sự kiểm soát kính chiếu hậu trước lúc tin chắc phía trước vắng xe cộ. Điều kế tiếp tôi nhớ lại là máu me mình và những mảnh kính vỡ tung tóe trên đường.

Người ta chở tôi tới bệnh viện, đi kèm theo là những cảnh sát lưu thông. Sau 18 tháng tôi vẫn không còn nhớ lại tai nạn đó thực sự như thế nào, mà vẫn còn phải phục hồi sức khỏe vì cú sốc với những hậu quả cho sự quân bình của sức khỏe. May mắn là không ai khác đã bị tổn thương, và cảnh sát cũng không có hành động nào khác.

Tôi nằm 3 ngày trong một bệnh viện địa phương, và các y sĩ có ý định chuyển tôi tới Southampton, nơi những nhà chuyên nghiệp có thể chỉnh lại xoang (sinus) bị vỡ và điều trị những tổn thương cho bộ óc. Tuy nhiên, chiếc xe tôi bị công ty bảo hiểm xóa tên hẳn, và cho tới nay tôi vẩn chưa thể lái xe.

Nhiều người trên con đường tâm linh nhận thấy nghịch lí này là khó hiểu: tại sao một Thượng Đế nhân từ và toàn năng lại có thể để cho xảy ra những đau khổ đó? Trưởng thành trong một nền văn hóa mà ảnh hưởng là những giáo lý Thiên Chúa giáo, tôi chuyên chú trong một thời gian theo dõi những ý tưởng của Tiến Sĩ Bart Ehrman, giáo sư môn Nghiên cứu Tôn giáo của đại học North Carolina, tác giả của 30 cuốn sách về những tín ngưỡng Thiên Chúa giáo.

Hơn hai triệu cuốn của ông được bán trên khắp thế giới. Giáo sư Ehrman, do những tin tưởng chân thành của ông, đau buồn vì vấn đề sự hiện hữu của những thảm họa và đau khổ trên thế giới qua những công việc cho người tỵ nạn của ông. Ông cảm động viết về sự mất đức tin của mình, và việc mình theo thuyết vô thần bất khả tri (agnostic atheism). Một nhân vật tầm cỡ học thức như Bart Ehrman mà tin tưởng như vậy, thì ta phải coi điều đó là nghiêm trọng.

Một hành trình khác...

Tuy nhiên, hành trình trong Subud của tôi thì khác biệt. Tôi không thể phủ nhận thực tại những trải nghiệm trong latihan mình. Tôi trông thấy ánh sáng, hầu như thấy hẳn, khi trong một latihan tại Manchester, một mảnh ánh sáng tan vỡ từ một ánh sáng lớn hơn, nhập xuống đầu tôi và đốt cháy khắp cơ thể. Với một điều như vậy thì không thể thương lượng, theo kiểu ’có qua có lại.‘ Ta chỉ có thể quy phục một quyền năng không thể chống trong sự toàn tri, thánh thiện và có tính chuyển hóa của nó.

Nên tôi bắt buộc phải đặt câu hỏi tại sao tai nạn đó đã xảy ra cho mình sau 60 năm latihan.

Tôi có thể học hỏi gì ở điều đó? Ngay trước lúc bị đụng xe, tôi đã cầu nguyện cho mình nhận được ân huệ một tim can đầy tình thương và trong sạch. Vụ đụng xe đã đẩy bật tôi ra khỏi những khuôn mẫu thông thường của tư duy và hành xử. Tôi ý thức được cách duy nhất để nội tâm tiến bộ là trạng thái của tình thương với những người như mình.

Tôi biết mình nên có khả năng tha thứ cho những kẻ trước kia đã khiến mình đau khổ, nhưng điều đó thật khó khăn. Do đó tha thứ là nguy hại: làm sao tha thứ được cho những kẻ đã lợi dụng mình? Điều đó đặc biệt bén nhạy trong trường hợp Anugraha. Tôi đã đầu tư tất cả những hy vọng của mình vào dự án đó, vì Bapak nói đó là cửa ngõ cho Subud ra ngoài thế giới. Tôi đã cầm cố ngôi nhà mình để hỗ trợ cho nó, và cảm thấy mình bị cay cú lừa bịp bởi những kẻ phụ trách.

Trong lúc Hội Nghị Subud Anh quốc tại Malvern, tôi tập một latihan nhóm, mà không mong đợi bất cứ gì bất thường xảy ra. Trong lúc latihan tôi thấy mình trong một không gian rộng lớn. Tôi nghe thấy một tiếng nói trong ngực mình: “Bất cứ lúc nào gặp ai, ngươi chỉ việc nói điều này là chúc cho bạn được bình an.“ Điều đó nghĩa là tôi nên có khả năng gần cận Thượng Đế, thay vì những ai khác. Sau đó, latihan tôi trở nên bình thường. Đó chỉ là khởi đầu một hành trình dài lâu tới lúc tai nạn.

Đủ sức mạnh...

Trước lúc tai nạn xảy ra, một vài năm sau cái chứng nghiệm tại Hội Nghị, tôi cảm thấy nội tâm mình chân thành đủ sức mạnh để chúc phúc cho những người khác. Tôi cảm thấy cái chứng nghiệm trong ngực đó là một thái độ của tim can, không là điều gì mình hầu như nên làm. Thật lạ lùng, hình như có một tường lửa từ trên nhập vào bản chất tôi, làm cho quá khứ tách biệt hiện tại. Tôi cảm thấy tất cả những gì xảy ra trong quá khứ không thể tác động tới mình, và thấy điều Bapak muốn nói trong lời khuyên...

Cái thế gian này là nơi chốn của đau khổ, đầy nguy hiểm,đầy thử thách và khó khăn. Nhưng giữa cuộc sống này, một cuộc sống của đau khổ, của thử thách đối với con người, có một nơi chốn bao la của sự bình an và ân phước, nếu chúng ta có thể quy thuận trong lúc đó.

Tôi liền hiểu được cái thế gian là một nơi chốn của sự tiến hóa, của giáo dục cho linh hồn. Thực vậy, chắc chắn không là một thiên đàng trên trần gian.

Trong đau khổ tôi có thể tách biệt chính mình khỏi những tư tưởng, cảm xúc của quá khứ, và không còn nữa bên ngoài đầu óc tôi những kí ức về những nơi chốn và sự cố.

Sự tiếp tục của một quá trình...
Hiện nay tôi cảm thấy cú sốc của tai nạn là sự tiếp tục của một quá trình. Khi còn bé tôi cảm thấy mình không liên hệ gì với bà con mình, và thấy khó khăn có quan hệ với bố mẹ, với một người anh em ruột thịt và cái văn hóa trong gia đình. Điều nghịch lí là bây giờ tôi cảm thấy gần gũi với tổ tiên mình, thông cảm tình hình cuộc sống họ với sự bẩn thỉu của khu kĩ nghệ Manchester thế kỉ 19.

Tôi cảm thấy cá nhân mình đã thay đổi, và càng gắn bó hơn với sự liên tục của những tổ tiên cách đây mấy thế kỉ. Tôi ý thức được những ân phước hiện tại là kết quả sự thờ phụng của các tổ tiên trong những giáo đường và những nhà thờ nhỏ, và sự đều đặn đi dự lễ của mẹ tôi.

Tôi đội ơn vì điều đó nên trích ra đây một lời nói của một nhà huyền học Sufi thuộc thế kỉ 19 là Shaikh ‘Abd al- Qadir al-Jilani: ‘Những mũi tên của định mệnh chỉ làm xước da nhưng không thể giết chết tôi.‘ Đáng lí ra tôi đã phải ngồi trên một chiếc xe lăn trong quãng đời còn lại của mình, hay bị mù lòa, hoặc trong cơn hôn mê. Hay có thể mất mạng.

 
 
   
  © 2022 Góc Nhỏ