Cái Filsalat của Bapak

Minh Thần dịch từ Subud Voice

 
 


Bài của Salamah Pope ngay trước lúc qua đời

Tôi đã trong Subud được 21 năm, hay khoảng đó, và latihan đã nhập vào óc não mình, khiến có được một cái nhìn về những vũ trụ quan của Bapak, như thế nào những cái đó liên quan với nhau và tự nhiên làm cho thấy sự tổng thể của mọi điều. 

Sinh sống tại Wisma Subud tôi được dịp hỏi Bapak những gì mình thấy là đúng hay không – hay chỉ là tưởng tượng? Điều Bapak nói với tôi cái đó là betul, là đúng, là thật, và đó là filsafat, triết lý.

Một hay hai năm sau đó, tôi cùng một vài người đến gặp Bapak trước khi về nước. Bapak hỏi:

- Bạn sẽ đi đâu?

- Tôi sẽ về Mỹ để nói tại một hội nghị tới những quan niệm của Bapak.

- Đó là filsafat của Bapak, Bapak hầu như cười, và đó là kinh doanh của bạn.

Nên tôi vui mừng ra đi làm công việc cho những vũ trụ quan của Bapak, tuy những cái đó có được chấp thuận hay không. Tôi làm theo những gì nhìn thấy – với đầu óc mình. Bởi những cái đó (theo ý tôi) có thể cảm nhận được, và đúng là những gì hiện nay thế giới cần có. Tôi nhìn nhận, với cái nhìn thông thường, là chúng ta không dễ gì thấy được cái thế giới theo cách Bapak chỉ cho thấy. Phải toàn diện thay đổi lối nhìn – một chuyện không dễ làm. Nhưng một khi nhìn thấy được tại sao thì mọi việc trở nên có ý nghĩa!

Chẳng hạn như về chuyện những giá trị. Chúng ta nói tới những ’giá trị con người’ và những’giá trị vật chất,‘ và cho là mình biết được những cái đó là gì. Nhưng giữa hai cái đó còn có những ’giá trị thú vật’ (gia đình, cộng đồng, hợp tác xã) - kể cả những ’giá trị thực vật’ (ích kỉ, tham lam, cạnh tranh). Nếu loại bỏ tất cả những gì là thú vật và thực vật thi sẽ chỉ còn lại những gì đặc biệt là con người.

Một chuyện khác: phương trình E=mc2 của Einstein – tức là trên căn bản tất cả – Tất Cả – thực ra là những hình thức khác nhau của năng lượng. Vậy, cái daya-daya rendah (dịch điều Bapak gọi là sức mạnh hạ đẳng) nếu không là năng lượng thì là gì? Các nhà khoa học đã chưa từng chấp nhận cái quan niệm của Einstein là tất cả đều bao gồm năng lượng, nên ta khó có thể tin là họ sẽ hiểu được đôi điều về cái filsafat của Bapak. Nhưng biết đâu chừng trong tương lai?

Chúng ta đã nghĩ latihan sẽ thay đổi thế giới

Trong những ngày đầu tiên ở Tây phương, nhiều người trong chúng ta đã nghĩ latihan sẽ thay đổi thế giới; tôi cũng nghĩ là như vậy, khi chúng ta lảo đảo từ khủng hoảng thế giới này tới khủng hoảng khác. Hình như điều đó đang xảy ra, nhưng một cách hết sức chậm chạp. Còn có một yếu tố khác: như anh Varindra đã nói, tư tưởng có thể thay đổi thế giới.

Tôi đặc biệt đã không thành công trong việc đem những tư tưởng đó cho một cử tọa rộng lớn, bên ngoài Subud. Theo tôi biết, ngoại trừ Rasunah Marsden ở Vancouver, không ai quan tâm những tư tưởng tuyệt vời mà Bapak, cùng với latihan, đã truyền lại cho chúng ta. Chúng ta không phải là những người phải hiểu và dùng những tư tưởng đó hay sao?

Cuối cùng tôi đem những tư tưởng đó vào một cuốn sách nhan đề là The Pattern of the World: Re-Envisioning Everything, rồi mất 5 năm để đi tìm một nhà xuất bản. Trong năm 2007 tôi đành chịu thua để tự xuất bản. Hiện nay không còn một ấn bản nào nhưng vẫn có thể kiếm trong trang Web www.worldpattern.net.

Hiện nay, gần 40 năm sau đó, tôi vẫn còn nghĩ – dựa trên nhận thức – những tư tưởng đó là một chỉnh thể mạch lạc, vững chắc đối với sự suy xét của lí trí. Chắc các bạn đã biết điều này là Đức Đạt Lai Lạt Ma đòi hỏi (trong một cuốn sách mới viết) một luân thường đạo lí toàn cầu mà bất cứ ai có thể tham gia?

Nhà tâm lí học Abraham Maslow đòi hỏi một „hệ thống thứ bậc của những giá trị nhân bản“ mà những người thuộc mọi văn hóa có thể tham gia. Những nhà nhân chủng học, những nhà sư phạm, những nhà tâm lí học và xã hội học trong hàng chục năm qua đã dựa vào lí trí để mô tả những gì có nghĩa là nhân bản. Cứ việc tin tôi, tất cả những điều đó đã được Bapak gói ghém trong những gì truyền lại cho chúng trong cái filsafat của mình. Những cái đó có giá trị? Tôi nghĩ là hoàn toàn vô giá.
Hiện nay tuổi tôi đã 84, tàn tật và không thể làm bất cứ gì hơn. Vậy, đây là yêu cầu khẩn thiết của tôi: có bất cứ ai quan tâm tới triết lí của Bapak để vận động cho nó? Tôi quả thực tin những tư tưởng đó có thể thay đổi thế giới.

 

 
 
  © 2021 Góc Nhỏ