Biểu tượng Subud và tổ chức Subud

Minh Thần dịch từ Subud Voice

 
 


Laura Paterson

 
   

Tôi kinh ngạc khi bắt đầu hiểu được cái cơ cấu đó của Subud: nó hình như tái tạo lại y hệt những gì trong biểu tượng của Subud.

Trong lúc làm hội trưởng của Subud USA, từ năm 1998 ở Albuquerque, New Mexico, tới năm 2000 ở Vancouver, Washington, tôi hiểu thấu được những gì còn mập mờ cho tới lúc đó. Đó là một sự hiểu biết hoàn toàn có tính thực dụng, chứ không là tâm linh.

Trong một chuyến bay từ Seattle tới New York, tôi ngồi gần một hội viên Subud trong ban quản trị. Chúng tôi bàn luận về cái cơ cấu của tổ chức Subud.

Hiện nay có những nội quy không còn thích đáng nữa, vì 25 năm đã trôi qua kể từ chuyến bay đó, và có lẽ đã có những nội quy khác. Tuy thế, cái cơ cấu căn bản của Subud vẫn còn y nguyên, như Bapak đã tạo trong lúc người còn bên cạnh chúng ta.

Với tôi điều đáng chú ý là trong lúc đó Bapak tập trung vào khía cạnh tâm linh cũng như khía cạnh tổ chức và kinh doanh của Subud. Đó là những chủ đề và đề tài quan trọng trong những nói chuyện của Bapak, và cũng thường xuyên là đề tài trắc nghiệm với hội viên.

May mắn là có rất nhiều những hộ viên tài ba và tận tụy với những khía cạnh thế gian và vật chất của Hội, nên Bapak đã có thể hoàn toàn tạo ra cái cơ cấu của Subud trong lúc còn sống.

Cái cơ cấu đó hầu như đã không thay đổi trong 35 năm qua, kể từ lúc Bapak mất. Cả Bapak lẫn Ibu đều thường xuyên làm nổi bật cho chúng ta thấy nó nên luôn là như vậy, như ban đầu đã được Bapak tạo ra trong sinh thời của Bapak.

Sơ đồ tổ chức
Bổn phận hội trưởng Subud USA khiến tôi thường xuyên tương tác với nhiều hội viên Subud khác trên khắp thế giới, và họ là những người có những chức vụ trong ban quản trị. Và tôi bắt đầu lấy làm lạ là như thế nào chúng ta hoàn toàn nối kết với nhau trong những chức vụ thế gian của mình.

Nói cách khác,tôi bắt đầu nhìn thấy cái sơ đồ, những gì là biểu đồ, là khuôn hình của nó, việc chúng ta được kết nối với nhau như thế nào, quan hệ với nhau của mình như thế nào, những trách nhiệm và bổn phận của nhau là gì...

Tôi chú tâm tới cơ cấu tổ chức trên một căn bản thường nhật, vì đó là dụng cụ sinh tồn đầu tiên trong văn hóa tổ chức. Ta phải đích xác biết được ‘ai là ai và họ làm gì‘ để có thể hiệu nghiệm hoạt động.

Nên khi nghiên cứu kĩ những nội quy của những thực thể tổ chức của Subud, tôi cảm thấy hết sức kinh ngạc và biết ơn Bapak vì tình thương và sự chăm lo của Bapak khi tạo ra cái cơ cấu của tổ chức Subud.

Tôi kinh ngạc vì bắt đầu hiểu được cái cơ cấu đó sâu sắc và chính xác tái tạo lại biểu tượng của Subud. Hình như đó là sự biểu hiện dao động, hữu cơ và chức năng của biểu tượng Subud trên cái thế giới vật chất này. Đó là một thực tại vĩ đại: tất cả chúng ta đang sống, hoạt động và phụng thờ trong khuôn khổ vây quanh và hỗ trợ của một nguồn sống vĩ đại, một sự sống bên ngoài sự sống này.

Có 7 mức độ...
Sơ đồ tổ chức của Subud gồm 7 mức độ. Mức độ thứ nhất, vòng tròn thứ nhất, là cá nhân hội viên Subud. Tiếp theo là nhóm địa phương, rồi tới những mức độ vùng và quốc gia. Kế đến là mức độ khu vực, và cuối cùng, mức độ thứ 7 của hệ thống cấp bậc Subud, là Hiệp hội Subud Thế giới, mà thực tế là mỗi cá nhân hội viên Subud trên khắp thế giới.

Xuyên khắp qua từ trung tâm, từ cá nhân tới quốc tế, các tia tượng trưng cho phụ tá và thành viên ban quản trị.

Điều quan trọng phải nhớ, như Bapak thường nói với chúng ta, là những chức vụ chỉ tượng trưng cho bổn phận, chứ không hề tượng trưng cho bất cứ cá nhân hội viên Subud nào. Phụ tá quốc tế, hay chủ tịch của WSA, họ đều là hội viên như mọi người, sau thời kì trách nhiệm của mình.

Cách cơ cấu tổ chức hoạt động như thế nào đều có lợi cho chúng ta, đi từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ mỗi cá nhân tới mức độ quốc tế, là điều có thể được chứng tỏ một cách rất đơn giản. Bằng sự đóng góp của mỗi cá nhân hội viên cho trung tâm hay nhóm địa phương. Sự đóng góp đó có lợi cho mọi người trong nhóm. Hơn thế nữa, một phần của nó được chuyển tới vùng, làm lợi cho sự tăng trưởng của vùng. Và của những gì trên đó...

Cuối cùng, hành trình sự đóng góp của mỗi cá nhân đạt tới mức độ quốc tế,và tới lúc đó thì nó đã tăng gia nhiều lần do sự đóng góp của mọi hội viên trên khắp thế giới.

Sự đóng góp đó có thể trở về với mỗi cá nhân hội viên, trong hình thức sự hỗ trợ của WSA và MSF để mua một trụ sở Subud. Thế nên, mỗi cá nhân hội viên bây giờ có một căn nhà tâm linh, để tập latihan và chia sẻ đời sống, sinh hoạt và kinh doanh Subud với những anh chị em khác tại địa phương.

Một đại ân..
Theo tôi, cái khía cạnh rất hệ trọng, rất thiết yếu của sơ đồ tổ chức là chúng ta không bị mắc kẹt, bị vướng víu giữa người này và người kia. Chúng ta không chỉ nhìn thấy chính mình, hay nhóm mình, hay vùng mình.

Đại ân của cơ cấu tổ chức là khiến chúng ta hiểu được, ý thứ được, nghiệm được sự bao trùm của toàn thể thế giới và tất cả những gì trong đó.

Đại ân đó mà Bapak đã thận trọng tạo ra cho chúng ta, là việc chúng ta luôn ý thức được nhau, có thể kết hợp với nhau, trong tình thương và hòa khí, trong sự phụng thờ Thượng Đế.

Vậy nên, đối với tôi, ý nghĩa của biểu tượng Subud mà Bapak để lại cho chúng ta, những kẻ còn trên cái trần gian vật chất này, là một kích thước bao gồm mọi hội viên và tất cả các sinh hoạt của họ. Đó chính là cái kích thước chống đỡ cho latihan. Thế nên, điều biểu tượng của Subud tượng trưng cho là việc là Bapak vẫn còn bên cạnh chúng ta trên cái thế gian này.

 

 
 
  © 2021 Góc Nhỏ