Trắc nghiệm Thức tỉnh

Minh Thần dịch từ Subud Voice

 
 

Isti Jenkins

Giữa mùng 7 và 10 tháng Giêng 2021, Lena and Irwan Wyllie cho nhà cửa đẹp của họ được dùng làm nơi gặp gỡ cho tất cả chúng ta, điều khiến chúng tôi biết ơn vô cùng, đặc biệt do hoàn cảnh hiện nay của thế giới. Không may là có 6 hội viên Brisbane không thể tới dự vì biên giới đã đóng cửa. Chúng tôi cùng nhau xem trong Thế Giới Ảo các phụ tá quốc gia và quốc tế vấn đáp những câu hỏi về trắc nghiệm thức tỉnh (awakening testing), nghe những nói chuyện của Bapak và đọc Susila Budhi Dharma. Các nhóm khắp Úc vui lòng cho chúng tôi biết ý kiến phản hồi khác nhau của họ.

Suryadi Haryono giải thích sự quan trọng và ý nghĩa của việc nghe giọng nói của Bapak trong lúc Bapak nói chuyện, vì nội dung của những lời nói được mặc khải của Bapak có thể thấm nhập vào linh hồn, thay vì vào tâm trí. Có khoảng 9 người nam và 9 người nữ hiện diện.

Trắc nghiệm Thức tỉnh
Sau latihan trong ngày tiếp theo, các phụ tá cho mọi người được cơ hội làm Trắc nghiệm Thức tỉnh...tại sao Ibu Rahayu lại nhắc chúng ta về giá trị của cái trắc nghiệm đó? Cứ mỗi 2 hay 3 tháng, chúng ta làm điều đó với những nhóm hội viên gồm vài người, để chỉ là một nguồn truyền dẫn cho họ tiếp nhận được.

Như vậy để làm gì?
Trích dẫn từ Bapak:“Sự phụng thờ của chúng ta khiến cho thể xác và linh hồn được mạnh khỏe. Mỗi thành phần của chúng ta trở nên sống động nhờ một sức mạnh thiêng liêng, tất cả những gì mình làm đều là phụng thờ.
(Kedjiwaan workshop, Awakening Testing, January 7, Convention Hall 1982).

Trích dẫn từ Ibu Rahayu: “Loại trắc nghiệm đó rất quan trọng, đối với những hội viên mới cũng như những hội viên đã tập latihan lâu. Cái trắc nghiệm đó làm thức tỉnh những bộ phận khác nhau của cơ thể, khiến chúng ta nghiệm được như thế nào, tay chân mình, tất cả các bộ phận của cơ thể mình cử động đáp ứng trong lúc trắc nghiệm. Điều hệ trọng nhất là như thế nào chúng ta áp dụng latihan. Đó là cách Thượng Đế hướng dẫn chúng ta.
(từ một bức thư của Ibu Rahayu cho buổi họp Kedjiwaan quốc gia ở Oslo trong năm 2016)

Từ cuốn Advice and Guidance for Bapak’s Helpers mới nhất.
Tại sao lại cần thiết? Đó là để cho cái linh hồn mình chứa đựng sẽ biết được mỗi thành phần của chân tâm mình.
Cuối cùng, nếu linh hồn mình có thể biết được và làm quen với điều đó, toàn thể chân tâm sẽ như áo quần cho linh hồn, một điều cần thiết cho linh hồn. Kết quả là ta sẽ nghiệm được với linh hồn y như những gì mình được với thể xác trong cái thế gian này.

Cách làm trắc nghiệm thức tỉnh
Bởi cái trắc nghiệm đó có thể trở nên mãnh liệt, nên ta không cần phải làm thường xuyên. Cứ hai tháng mỗi lần là đủ – để giúp hội viên cảm thấy lợi ích hay sự cần thiết của việc tập latihan hai lần mỗi tuần. Nếu không cảm thấy sự lợi ích và cần thiết, họ sẽ mau thấy chán nản và nhận thây latihan chẳng được chuyện gì.

Loại trắc nghiệm đó cũng cần thiết cho họ khiến họ hiểu được những gì tiếp nhận được trong latihan. Nhưng đừng làm quá nhiều, bởi như Ibu đã nói, nó có thể mãnh liệt hơn cái latihan thông thường. Cách làm trắc nghiệm đó là cả người đặt câu hỏi lẫn người tiếp nhận trắc nghiệm đều đối diện Thượng Đế, khiến họ trở thành một con đường truyền dẫn cho trắc nghiệm.

Điều đó cũng đúng với người thực hiện trắc nghiệm cùng với người tiếp nhận trắc nghiệm. Như vậy thì người tiếp nhận trắc nghiệm cùng với người đặt câu hỏi đều được hướng dẫn bởi nội tâm.

Vậy nên, chỉ trắc nghiệm giản yếu mà đừng đi vào quá sâu. Đừng trắc nghiệm tất cả những gì Bapak đã từng làm và đi sâu vào, bởi chúng ta đang tiếp cận với linh hồn, và nếu không may mắn lấy lại được trạng thái bình thường thì sẽ có những hâu quả không tốt lành.
Kuala Lumpur, Malaysia, 6 March 2002

Isti kết luận...
Điều này là một trải nghiệm thú vị cho tất cả chúng tôi, đặc biệt cho những hội viên trẻ chưa từng nghiệm được gì trước đó!

Có những quyết định cùng nhau thường xuyên nghe những bài nói chuyện của Bapak, tiếp tục chú tâm và hỗ trợ lẫn nhau, cùng với việc lợi dụng cuộc khủng hoảng quái lạ hiện nay của thế giới.

Phương cách làm trắc nghiệm...
Phương cách này dựa trên những khuyến cáo của Ibu Rahayu...
Điều nên làm...trắc nghiệm này là cho những hội viên đã từng trắc nghiệm, và có thể lặp lại mỗi lần là 3 tháng.
Trắc nghiệm được làm với những nhóm gồm 3 phụ tá.
Người phụ tá thực hiện trắc nghiệm nhắc cho hội viên nhớ rằng họ nên tiếp nhận với tất cả khả năng mình những gì được trắc nghiệm.
Cách làm trắc nghiệm là cả người đặt câu hỏi lẫn người được trắc nghiệm đều đối diện Thượng Đế, khiến họ trở thành một con đường truyền dẫn cho trắc nghiệm.

Dưới đây là những ví dụ về những câu hỏi nên đặt...
Tên bạn...đang ở đâu?

Cái Tôi trong chân tâm bạn đang ở đâu?

Đầu bạn đang ở đâu? Nó cử động như thế nào đáp ứng điều gì không tốt đẹp? Nó cử động như thế nào đáp ứng điều gì tốt đẹp?

Cánh tay bạn ở đâu? Nó cử động như thế nào đáp ứng điều gì không tốt đẹp? Nó cử động như thế nào đáp ứng điều gì tốt đẹp?

Chân cẳng bạn ở đâu? Nó cử động như thế nào đáp ứng điều gì không tốt đẹp? Nó cử động như thế nào đáp ứng điều gì tốt đẹp?

Có những lúc chúng ta có thể cảm thấy những gì mà những người khác không biết rằng chúng ta cảm được...

Vậy, hãy cảm nhận cái đầu của nội tâm mình. Cái đầu của nội tâm cảm thấy như thế nào khi có chuyện gì sai trái? Cái đầu của nội tâm cảm thấy như thế nào khi có chuyện gì đúng hợp?

Trắc nghiệm cánh tay của nội tâm. Cánh tay của nội tâm cảm thấy như thế nào khi có chuyện gì sai trái? Cánh tay của nội tâm cảm thấy như thế nào khi có chuyện gì đúng hợp?

Cảm nghiệm chân tâm mình. Chân tâm thấy như thế nào khi có chuyện gì sai trái? Chân tâm thấy như thế nào khi có chuyện gì đúng hợp?

Tới phiên cơ thể. Cơ thể cảm thấy như thế nào khi nó hòa hợp với chân tâm và cơ thể của nội tâm?

Các phụ tá thực hiện trắc nghiệm cứ việc tự nhiên đặt những câu hỏi khác mà mình tiếp nhận được cho nhu cầu của hội viên, để làm cho những bộ phận khác của cơ thể họ được thức tỉnh.

Thêm một vài câu hỏi khác theo đề nghị của Ibu
Tình trạng linh hồn mình như thế nào?

Tình trạng linh hồn mình như thế nào khi tiếp xúc với quyền năng của Thượng Đế?

Tài năng mình là gì mà mình có thể kiếm sống?

Hãy theo dõi cảm xúc mình khi mình làm loại công việc đó.

Linh hồn mình như thế nào khi mình tỉnh ngộ?

Sự phụng thờ của mình như thế nào khi nó sống động?

Tình trạng mình như thế nào khi còn là một đứa bé con?

Tình trạng mình như thế nào khi còn là một thiếu niên?

Tình trạng mình như thế nào khi lớn tuổi?

Tình trạng mình như thế nào khi làm việc?

Thái độ mình ra sao khi được hướng dẫn trong công ăn việc làm?

Hãy tiếp nhận một trạng thái mạnh khỏe và hạnh phúc, khi đau ốm hoặc đau buồn.

Trong đoạn cuối đời mình, hãy tiếp nhận cái trạng thái cần phải có giúp cho mình mạnh khỏe và có sức lực.

Điều gì có thể giúp mình khi đối diện một chướng ngại hay khó khăn trong cuộc sống?

Giọng nói mình diễn ra như thế nào khi mình hát lúc 10 tuổi?

Giọng nói mình như thế nào khi ăn nói và ca hát như một thiếu niên?

Giọng nói mình như thế nào, khi lớn tuổi và chứa đựng sự phụng thờ Thượng Đế?

Hãy xin Thượng Đế tha thứ cho mình

 

 
 
  © 2021 Góc Nhỏ