Giây phút của sự thật - Những truyện của một bác sĩ trong Subud

Minh Thần dịch từ Subud Voice

 
 

Nhận định của Katharine Walmsley

(‘Giây Phút của Sự Thật‘ đã được dịch và đăng trong Góc Nhỏ, nhưng đó chỉ khoảng 1/3 của sách với những chương về những chứng nghiệm tâm linh của tác giả, nhưng những chương về cuộc đời của tác giả đã không được dịch. Dưới đây là nhận định của Katharine Walmsley về toàn bộ tác phẩm)

Không như những tự truyện Subud khác, ‘Giây Phút của Sự Thật‘ dựa trên những thay đổi và hiểu biết đến với tác giả, như những gì được thuật lại trong mỗi chương của sách. Nhiều người trong chúng ta đã có những trải nghiệm và hiểu biết qua sự tu tập theo latihan, nhưng không mấy ai đã chỉ cho thấy hay nhớ lại được những cơ hội và biến cố kích hoạt sự hiểu biết và lớn mạnh của mình trong đời sống Subud. Với tất cả những cái đó còn là một sự điềm tĩnh, một tinh thần trách nhiệm về đường đời.

Kể từ thời thơ ấu, những ngày tháng đi học ở Sussex, cho tới lúc vào Subud trong những năm 1950, Rachman Mitchell thuật lại như thế nào anh đã được khai mở tại Coombe Springs, quê hương của phong trào Gurdjieff. Anh đã hiện diện trong lúc Bapak ở Anh và làm quen với đoàn tùy tùng của Bapak. Thực vậy, nếu ta chú ý tới việc theo dõi cuộc đời của một người ban đầu biện hộ cho Subud, thì đây có thể là một sự dẫn nhập. Không là lịch sử của Subud , mà là chứng kiến như thế nào một hội viên Subud đi trên con đường của latihan.

Như nhiều nhân vật tiên phong của Subud, bác sĩ Mitchell đem gia đình mình tới sống ở Cilandak, một khu vực với nhà cửa mà Bapak đã lập ra. Sau đó, anh được đề cử làm y sĩ của Bapak. Trong sách anh bám vào những gì mình chứng kiến, hiểu được về Subud, một cách khiêm tốn nhưng chân thực. Đó như một dạ khúc an bình về đời sống Subud. Nếu chứng kiến những tai ương cá nhân, như thường xảy ra trong đời một kẻ xa xứ, anh có vẻ hầu như không bực bội vì những biến cố đó, trừ phi đó là một bài học cho cá nhân mình.

Người cha của 6 đứa con, anh thấy mình phải sinh sống ở Trung Đông, để có đủ tiền nuôi cho con cái ăn học. Ngay cả tại nơi đó, latihan vẫn luôn giáo hóa anh. Anh phát hiện được là tức giận thì KHÔNG SAO. Anh không ưa thích cái xã hội Ả Rập trong đó anh sống. Anh thù ghét cái thái độ đạo đức giả, sự thiếu thốn lòng đồng cảm và sự lý giải thành luật lệ về Hồi giáo của nó. ‘Phải mất nhiều thời gian tôi mới nhận thấy sự thật đó không là nơi sống tốt cho mình,‘ anh kết luận. Sau đó, anh chuyển tới Yemen để làm việc cho một công ty dầu hỏa. Hiện nay, anh sống ở Úc với vợ mình là Rohanna. Ngay cả tại đó, trong lúc về hưu, anh thấy mình có thời gian là một ‘y sĩ ngoài đường‘ cho những kẻ vô gia cư và nghiện ngập – những kẻ chưa từng đi khám bệnh và cần được nâng đỡ về y tế. Với những đồng nghiệp khác, anh tổ chức một xe buýt y tế cho những ai có thể là bệnh nhân, để điều trị và cố vấn cho họ.

Tuy đã đọc nhiều tự truyện Subud, tôi chỉ thấy đây là cuốn thứ nhì chứa đựng những chuyện đáng ghi nhớ vì tính cách khiêm tốn và nhân bản của nó.

 

 
 
  © 2020 Góc Nhỏ