Biểu tượng Subud

Minh Thần dịch

 
 

Mark McElroy Subud Voice march 2020

Biểu tượng bảy vòng tròn màu vàng và những bán kính trên một nền màu xanh đậm là điều Bapak đã trắc nghiệm được. “Nó miêu tả hệ thống cấp bậc của những sức mạnh, một khuôn khổ mà Thượng đế đã tạo ra. Nếu con người không hiểu biết cái hệ thống hay nguyên tắc đó, tình cảnh mình sẽ trở nên hỗn độn hơn. Nhờ latihan chúng ta sẽ tự mình hiểu được cái hệ thống đó.“

Bapak nói biểu tượng đó là sự tượng trưng hai chiều của một hình cầu ba chiều. Cuối những năm 1970 trong một buổi nói chuyện cho phụ tá và những hội viên lâu đời của Ban Thư Kí, Bapak đã giải nghĩa cái cơ cấu của nó.

 

“Màu vàng của những vòng tròn và đường kính là màu của các thánh nhân và những người linh hồn cao quý. Màu xanh của nền là màu của đức tin và thiên đàng. Nên muốn đạt được cái màu thánh thiện đó -màu của thánh nhân và người linh hồn cao quý- ta phải hoàn toàn quy thuận, một cách chân thành và kiên nhẫn. Từ đó có thể kết luận ánh sáng của nội tâm, ánh sáng của chân ngã, ánh sáng của sự sống bên trong sự sống, là ánh sáng từ thiên đàng, nguồn đại lực của Thượng đế, của Tạo Hóa.

Cơ cấu của biểu tượng
Trong những ngày đầu của Subud bảy vòng của biểu tượng được mô tả như sau:
1. Roh Rewani, thần hồn của vật chất.
2. Roh Nabati, thần hồn của thảo mộc.
3. Roh Hewani, thần hồn của thú vật.
4. Roh Jasmani, thần hồn của con người.
5. Roh Rohani, thần hồn của thánh nhân.
6. Roh Rahmani, thần hồn các thiên sứ.
7. Roh Rabani, thần hồn của Thượng đế.

Những sức mạnh đó, hệ thống cấp bậc hiện hữu trong bản ngã và suốt đời người, trải rộng từ cái thấp nhất tới cái cao nhất. Có tất cả là bảy tạo thành cái cơ cấu vĩ đại của cuộc sống. Dưới cùng là ba sức mạnh thấp hơn sức mạnh con người. Những sức mạnh đó nằm trong phạm vi và sự lộng lẫy của tâm trí. Trên cùng là ba sức mạnh quyền năng cao hơn của con người -vượt ngoài của tâm trí ta.
Bapak 59 NYC 2

Bapak: “Con người không thể tiếp xúc với những thế giới cao hơn mình bởi ranh giới hay màn che của nafsu.“

Mỗi cảnh giới đều đều có bảy tầng lớp. Chẳng hạn, trong thần hồn của Rewani có thần hồn của Nabati, của Hewani vân vân...

Bapak nhận xét về những tầng lớp bên trong tầng lớp:

Do đó mà biểu tượng của Subud có bảy tầng lớp, bắt đầu với roh rewani. Mỗi sức mạnh đều rộng lớn -đều là một thế giới trong chính nó. Mỗi roh có bảy tầng lớp -như trong roh rewani có roh rabbani. Có thể so sánh nó với cái thế giới này: ai là chúa tể trong một thôn xã? Ông xã trưởng. Chẳng hạn, ông cũng có một nhóm chuyên viên của chính mình và vân vân. Trong roh rewani cũng có những sinh linh cao siêu; họ nghiên cứu những vấn đề tâm linh, hiểu được trong cái thế giới đó có những kẻ thuộc mức độ thôn xã, và những kẻ còn hơn thế, những kẻ thuộc giai cấp trung lưu, rồi đến những kẻ có một địa vị cao như trong cái thế giới của chúng ta như một bupati, hay một chúa tể nhỏ bé, và cuối cùng là một chúa tể lớn hơn. Như điều thiên hạ kể lại, chúa tể của đại dương cao hơn những chúa tể nhỏ bé hơn, như chúa tể của núi non -tên gọi là gì?

Điều đó cũng đúng với cảnh giới thực vật, cảnh giới thú vật , cảnh giới con người, cảnh giới rohani, cảnh giới rahmani, cảnh giới rabbani. Ngay cả với các sứ giả của Thượng đế -người ta nói roh của họ cao siêu- nhưng ngay cả với các sứ giả cũng có những tầng lớp. Như vậy không có nghĩa là ai cao hơn thì được thù lao cao hơn. Không phải vậy. Tất cả đều tùy thuộc quyền năng của Thượng đế.
Bapak 80 XJK 1

Những mô tả về Roh Ilofi và the Roh Ulkudus của Bapak và Ibu Rahayu
Cái khuôn khổ đó của những sức mạnh đã được tạo ra để hoạt động một cái hài hòa vô cùng theo Ý Thượng đế. Tuy tất cả đã được tạo ra một cách rất là thứ lớp nhưng Thượng đế mong muốn cho những sức mạnh thuộc cảnh giới đầu tiên được nâng cao lên cảnh giới thứ nhì -không là tất cả những gì là đồ vật mà là cái nội dung của nó- và cho những gì thuộc cảnh giới thứ hai được nâng cao lên cảnh giới thứ ba, thứ tư và thứ năm. Vậy, đối với con người, ta nên có khả năng nâng cao cái cảnh giới con người của mình. Do đó mà Thượng đế đã tạo ra một sức mạnh nối kết, một sức mạnh hướng dẫn, cái sức mạnh thường xuyên tỏa chiếu ra tất cả các tạo vật, để trở thành một nhịp cầu, một cố vấn, một người dẫn đường, khiến ta có cơ hội nâng cao cảnh giới mình. Điều đó được gọi là sức mạnh Ilofi, hay trong thuật ngữ của Thiên Chúa giáo là Thánh Linh.

Tuy cái khuôn khổ của những sức mạnh đó có vẻ đầy đủ, nhưng Thượng đế còn muốn tạo thêm một sức mạnh hay thần hồn, trong trường hợp ý đồ của Thượng đế bị ảnh hưởng tới hay không thể thông qua. Cái sức mạnh đó là một sức mạnh nối kết, tỏa chiếu sự thánh thiện của nó tới những tạo vật muốn nâng cao tới một cảnh giới cao hơn. Bapak 59 CCS 2

Về lối hành xử của con người, không ai có thể nói được điều gì là phải, điều gì là trái. Điều đó tự động xảy ra và được định đoạt bởi cái quyền năng của Thượng Đế được ghi khắc trong bản chất mình. Chúng ta gọi cái đó là Roh Ilofi, hay Thánh Linh. Roh Ilofi tự hoạt động, tự kiểm điểm, có cái căn bản tính toán của nó về hành vi, lối cư xử và cảm xúc của chúng ta, những gì chưa ứng hợp với lối cư xử có bản chất Susila.
Ibu Rahayu 01 DPS 1

Chức năng của Roh Ulkudus
Vậy, có một định luật bên trong và một định luật bên ngoài. Do đó mà đôi khi tình trạng bên ngoài của chúng ta là một sự cảnh báo. Bapak lấy môt thí dụ để minh họa điều đó. Có một kẻ đi tới một nơi nào đó để ngày hôm sau về nhà. Đêm hôm đó, hắn bị cướp giựt. Hắn không thể về nhà vì không có tiền và quần áo. Hắn không thể về nhà với chiếc quần đùi, thiên hạ sẽ cười nhạo hắn. Ngay lúc đó, hắn cáu tiết vì bị trộm. Nếu kẻ trộm có mặt trong lúc đó, hắn sẽ tàn nhẫn đánh đập y! Hắn cũng cảm thấy Thượng đế thật bất công. Tại sao mình lại bị cướp và mất hết tất cả? Sau khi bị cướp, có lẽ suốt ngày suốt đêm hắn bực bội, ngay cả với Thượng đế. Nhưng sáng hôm sau, hắn nhận được tin chiếc xe lửa tốc hành nhờ đó hắn có thể về nhà đã bị trật bánh và tất cả các hành khách đã tử nạn. Nhận được tin đó hắn đã nói gì? ‘Xin tạ ơn Chúa! Chúa đã giữ lại mạng sống con.‘ Bapak nghĩ, như vậy thì Thượng đế là tốt chứ? Đó là cái định luật bên ngoài - Roh Ulkudus. Bapak 58 JOG 1

Về sau, còn có thêm những giải thích về bảy vòng tròn.
Trước khi chúng ta tập latihan, sự cấu tạo (từ vòng tròn bên ngoài tới vòng bên trong) là cảnh giới vật chất tới cảnh giới Rabani. Trung tâm là Roh Ilofi, trong khi bên ngoài, trong những khoảng cách, là Roh Ulkudus. Khi chúng ta hoàn toàn quy thuận, trong lúc latihan, cảnh giới vật chất là bên trong, tại trung tâm, chúng ta cảm thấy trống không, rộng lớn hơn...Cảnh giới Rabani là bên ngoài, rộng lớn nhất. Bảy đường là những hiện hình trong lúc thay đổi, từ trước khi tới trong lúc latihan

 
 
  © 2020 Góc Nhỏ