Găp gỡ và trò chuyện với Ibu Rahayu

Minh Thần dịch từ Subud Voice

 
 

Halimah Polk, Subud Voice August.. November 2019 - Bài 5 (tếp theo và hết)

 
Ibu Rahayu  

Cuộc hỏi chuyện lần thứ tư với Ibu -1994

Tháng 11 năm 1994 tôi tuyệt vọng và hơi điên loạn khi tới Cilandak. Hình như trước hết tôi phải đến thăm Wisma Subud, vì đó là điều cần phải làm nhất. Sau những tổn hại là cái chết của Mariam, con gái tôi, sự mất mát đứa con trai vừa sinh ra, Armand, sự tan vỡ của hôn nhân, tôi hầu như không còn thể suy luận mạch lạc. Có cái gì đó khiến tôi phải tới Indonesia, vì tôi mong cho cuộc đời hỗn loạn của mình sẽ ổn định trở lại. Ngay lúc mới tới, tôi kêu điện thoại cho Ibu, nhưng hình như bà rất bận việc nên không muốn có thời gian cho chúng tôi gặp nhau. Tôi hết sức thất vọng. Tôi thấy mắt mình luôn mở to, khiến không thể ngủ được đêm hôm đó, và còn bị một đám muỗi tàn nhẫn bao vây. Cuối cùng tôi thả hồn vào giấc ngủ lúc 4 giờ sáng. Sáng hôm như tôi như một kẻ đã chết, khi lúc 8 giờ 35 nhận được tin của Halimah Brugger cho hay Ibu quyết định gặp tối lúc giờ sáng ngay hôm đó.

Chúa ơi, tôi chuồn ra khỏi giường ngủ, vội vã đi tắm, chải lại đầu tóc, để có thể đến hỏi chuyện lúc 9 giờ 5 phút. Nhưng khi tôi đến đó, người hầu gái cho hay là Ibu chỉ có mặt lúc 10 giờ.

Bởi Ibu lúc đó ở Pamulang nên chúng tôi gặp nhau trong những căn phòng của một người chị em Subud. Chúng tôi trò chuyện trong một tiếng đồng hồ -tôi không nói gì về kệt quả cuộc hôn nhân của tôi. Tôi có một trong những câu hỏi mà tôi nghĩ sẽ giúp cho cuộc đời mình ổn định trở lại. Điều đầu tiên tôi hỏi là có nên đổi tên của mình hay không (lí luận của tôi là một cái tên mới như Siti Rochanawati sẽ có thể thay đổi vận mệnh mình). Ibu yên lặng rồi nói cái tên Halimah vẫn còn thích hợp với tôi, nhưng nếu tôi muốn thì tôi có thể lấy một cái khác tương tự như Helena hay Helene vv...Thành thật mà nói, tôi không thích điều đó, nên vẫn còn giữ cái tên Halimah.

Một nỗi lo kế tiếp của tôi là mình có nên hay không gián đoạn làm luận án tiến sĩ, vì hoàn toàn không còn thấy hứng và vô số những khó khăn cá nhân. Tôi có ý định hoàn toàn bỏ cuộc. Nhưng Ibu đã khuyên tôi là nên tiếp tục.

Câu hỏi thứ ba là về nơi chốn nào sống được. Tôi nói với bà là mình muốn tới Seattle là nơi mình có những bạn bè và quan hệ tốt. Tôi rất mong rời khỏi San Diego là nơi mình đang sống, vì tôi coi đó là nơi liên quan vận mệnh xui xẻo của mình.

Tôi cũng rất mong tránh né điều khiến đau đớn là mỗi xuất latihan phải đối diện ông chồng cũ của mình và bà vợ mới của anh. Nhưng Ibu không tán thành; bà không nghĩ là Seattle sẽ tốt cho tôi. Bà đề nghị tôi đừng hấp tấp đi khỏi Seattle, hay tới bất cứ đâu, vì rất hiếm khi có những công việc ngon lành. Khi tôi than phiền “Nơi đó thật khó khăn với tôi” thì bà đáp một cách thần bí là “Có thể tình trạng sẽ khá khi bạn ra về.” Nên, thật đáng chán, tôi phải ở lại San Diego.

Tiếp theo đó là tôi nói với bà về những năng khiếu nghệ thuật của mình, và điều tôi cảm thấy mình cần phải phát triển nó. Bà nói là đúng vậy, nhưng tôi có thể làm điều đó trong lĩnh vực giáo dục. Vậy nên, tôi vẫn còn đeo đuổi ngành giáo dục.

Bất cứ phương thuốc nào tôi nghĩ sẽ giúp vượt qua nỗi sầu khổ của mình đều bị Ibu phản bác, từng cái một. Tôi bắt đầu nức nở khóc, thật nức nở. Điều đó như là tất cả những nỗi đau buồn xé ruột của tôi trong những năm qua đã tuồn trào ra ngoài. Tôi càng lúc càng cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, thậm chí không được yêu thương. Thực vậy, mặt tôi đỏ bừng, tôi lên cơn sốt. Tôi càng trở nên sôi nổi, tôi cảm thấy như vậy, Ibu càng trở nên yên tĩnh hơn khi bà ngồi gần tôi.

Ibu liền nói thẳng với tôi...hầu như một sự can thiệp. Bà nhắc tôi đừng quên là những xảy ra trong đời không đến nỗi quá tệ. Thực vậy, tôi không con cái là một vấn đề, nhưng những ai có con cái thì cũng có những vấn đề của họ, như vậy thì nếu được cái này thì mất cái kia.

Bà nói tiếp tâm trạng bất an và chán nản của tôi là điều khiến tôi cảm thấy mình cô đơn và không được yêu thương. Thực ra thì những điều tôi trải qua là rất tốt đẹp, và thiên hạ còn rất mến tôi. Tôi chỉ thiếu lòng tự tin và sự chắc chắn. Cảm thấy như vậy là do nafsu, bà nói.

Và đó cũng do điều gì từ thời thơ ấu -điều có thể thay đổi. Bà đề nghị tôi nên cầu xin Thượng Đế giúp mình. Khi tôi hỏi mình có cần một liệu pháp nào đó không, bà đáp là không cần. Tôi chỉ việc quy thuận (điều này thì hơi khó!)

Cuối cùng tôi hỏi: “Ibu không bao giờ cảm thấy buồn chán?” Bà chỉ nói mình không có thì giờ cảm thấy buồn chán, hay nghĩ tới cá nhân mình quá nhiều. Bà chỉ việc để cho đời mình trôi qua. Chỉ việc chấp nhận. Tất nhiên, hồi đó tôi cho như vậy là tính chất của một người Indonesia, điều ngoài sự hiểu biết và trải nghiệm của mình. Bạn có tin hay không thì tùy, tôi ra về trong một trạng thái yên tĩnh...hoàn toàn kiệt quệ nhưng như được phóng thích.
Đi vào một nơi thâm sâu hơn

Như bạn có thể thấy, tôi đã hỏi nhiều điều, và những điều đó, cùng với sự hướng dẫn của Ibu, là quan trọng với tôi như thế nào. Khi nghĩ lại, tôi thấy cuộc gặp gỡ đó đã định đường đi cho những bi kịch sau này của đời tôi. Ngay sau đó, tôi hết sức thất vọng. Sự hướng dẫn của Ibu có vẻ như ngăn cản bất cứ bước đi nào của tôi trong tình trạng đó. Tất nhiên, tôi không phải làm theo, nhưng tôi biết điều này thật là đần độn, nếu tôi không làm theo.

Bây giờ khi nhìn lại cái thời đó của đời mình, tôi thấy tất cả những gì Ibu đề nghị đương nhiên phải là vậy. Theo sư khôn ngoan thông thường, sau một bi kịch thì không nên có những quyết định trọng đại cho đời mình. Xong được luận án tiến sĩ của tôi là điều quan trọng cho công việc trong đời mình là một phụ nữ độc thân: tôi có thể tương trợ cho chính mình với nghề nghiệp giáo sư và cố vấn giáo dục.

Sau này, tôi hiểu được rằng nếu hồi đó mà chuyển tới Seattle tôi sẽ bóp chết cái luận án tiến sĩ của mình. Gần đây, công việc của tôi tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển những tổ chức nghệ thuật. Trong lúc về hưu tôi bắt đầu sơn vẽ và ca hát trong một đội hợp xướng, chơi đàn ghi-ta bốn dây và đi dự những buổi trình diễn văn hóa.

Nhưng có một điều còn sâu sắc hơn nhiều cho tôi trong cuộc hỏi chuyện với Ibu Rahayu. Khi chúng tôi trò chuyện, tôi có thể cảm thấy trong tâm hồn mình, có lẽ do sự yên tĩnh của Ibu, có gì đang bắt đầu trở thành một sự quy thuận và vô tư, theo đó tất cả những biến cố trong đời mình không quan trọng bằng đời sống của linh hồn. Theo tôi đoán, đó là điều mãnh liệt thúc đẩy tôi tới Indonesia hồi đó. Ta tránh xa được sự tức khắc của những lúc thịnh và suy của đời mình.

Điều đó thật quan trọng, để ta cố gắng làm cho mình cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện và biết ơn. Kết quả là một tình trạng thanh thản tuy nhỏ bé nhưng cũng có thể trở thành một hào quang bao bọc và che chở mình, khiến các thiên thần có thể giúp mình tiếp nhận được sự hướng dẫn cần thiết cho đời sống hằng ngày, trong một trạng thái bình yên và mãn nguyện.

Tôi rất mang ơn những lời khuyên của Ibu và sự trợ giúp của bà cho tôi đi sâu hơn vào linh hồn mình.

 
     
 
  © 2020 Góc Nhỏ