Găp gỡ và trò chuyện với Ibu Rahayu

Minh Thần dịch từ Subud Voice

 
 

Halimah Polk, Subud Voice August.. November 2019 - Bài 4 (tếp theo)

 
Ibu Rahayu  

Gặp Ibu lần thứ ba: Bạn có thể làm được gì với một tim can tan nát?

Năm 1977 tôi rời khỏi Indonesia sau khi Bapak đề nghị tôi trở về California. Tôi gặp vấn đề khi về nước. Tôi không biết mình phải làm gì. Kiếm được một chân dạy học ở California không phải là dễ: hồi đó không có nhiều công ăn việc làm với hàng trăm người nộp đơn xin làm tại một nơi cần người làm.

Không kiếm được việc làm nên tôi chuyển tới San Francisco để làm việc cho tiệm East of Java, một nơi bán những quần áo của Indonesia. Công việc đó với tôi thật cực nhọc.

Kiếm được một nơi thích hợp để sống cũng không dễ. Ngoài ra còn có vấn đề phải thích nghi với những nhóm Subud mới, và việc em trai tôi, Douglas, bị tử nạn lưu thông.

Cuối cùng tôi kiếm được một chân dạy học tại một tư thục ngoại ô Beverly Hills, với một đồng lương hết sức thấp. Tôi tới Los Angeles ở chung trong một căn phòng với một số hội viên Subud khác. Nhưng tôi không vui sướng vì công ăn việc làm mình và Los Angeles là một nơi ồn ào.

Năm 1979 tôi dự Hội nghị Quốc tế tại Toronto và liên lạc trở lại với một vài người bạn Subud Anh mà tôi quen lúc còn ở Indonesia. Một trong những người bạn đó thuê tôi làm một công việc nọ nên tôi vui vẻ đến ở bên Anh.

Lúc đó tôi vẫn còn đi tìm một người chồng xứng đáng nhưng ở Anh thì hình như chẳng có gì đã xảy ra. Nhận được một bức thư làm mai cho mình một hội viên ở Los Angeles, nên tôi quyết định trở về đó để “thử coi xem sao”. Và chúng tôi đã thử nhưng sau khoảng sáu tháng mọi việc đã đổ vỡ vì anh ấy đi cưới một người khác.

Năm 1981 tôi trở lại Indonesia gặp Ibu trong trạng thái đổ nát. Tất cả những khó khăn của tôi khi trở về Mỹ và sự thất bại trong tình duyên mình khiến tôi chán nản. Tim can tôi vỡ nát và sự tự tin của tôi xuống một mức rất thấp.

Tình duyên tôi với một người anh em Subud đã đổ vỡ. Tôi cảm thấy việc mình do dự chấp nhận sự cầu hôn của anh là điều gì khiến Thượng Đế làm cho nó đổ vỡ. Tôi đã làm điều gì sai trái? Cho sự đau khổ đó Ibu chỉ nói: nếu Thượng Đế muốn cho điều gì xảy ra, điều đó sẽ xảy ra, mà không gì ngăn cản nổi. Bà còn nói một điều làm thay đổi đời tôi:

-Có những người đến với Thượng Đế qua hạnh phúc, và những người khác thì qua đau khổ. Halimah, bạn đã đến với Thượng Đế qua đau khổ.

Thật lạ lùng, những lời nói đó an ủi tôi rất nhiều kể từ đó. Trong thời kì tôi gặp khó khăn (và những khó khăn sau đó) tôi cảm thấy mình đã làm chuyện gì sai trái, hay có những tội lỗi mà mình không biết. Hình như những khó khăn đó không có hại cho mình, mà là của một con đường mình phải theo, một điều gì phải chấp nhận, khi sự tu tập của mình tiến triển.

Trong lúc giao du với người đàn ông nói trên, tôi vẫn còn tiếp nhận được cái tên mình là Mariam hay Mariama. Tôi nghĩ đó có lẽ là cái tên mới cho mình, nên đề cập tới nó với Ibu. Bà có vẻ hơi bực mình. Bà hỏi:

- Bạn không phải đã tiếp nhận được cái tên mình là Halimah hay sao?
- Đúng là cái tên đó, tôi thừa nhận, nhưng cái tên kia tôi vẫn còn nhận được trong latihan.

Bà liền nói tới một điều khác mà tôi cần phải nghe:
- Chúng ta không biết những gì mình nói trong latihan có nghĩa gì. Chúng ta phải tránh tìm cách hiểu đó là gì mà chỉ việc để cho mọi việc xảy ra.

Ta có thể hình dùng đời sống ngoại giới mình là một xe lửa, và đời sống nội giới là một xe lửa khác trên một đường rày song song, nhưng không cùng gặp nhau. Thật vậy, sau này trong năm 1982 khi đứa con đầu lòng của tôi sinh ra, tôi biết ngay tên nó sẽ là... Mariama (điều được Bapak xác nhận).

Cuối cùng, tôi hỏi Ibu một lần nữa về công ăn việc làm mình. Tôi nói nghề giáo viên không khiến tôi hạnh phúc, nên muốn được hướng dẫn về một công việc thích đáng. Bà quả quyết nghề dạy học là tốt cho tôi, nhưng cũng nhận thấy có lẽ tôi cần phải có thêm điều gì đó cho cảm xúc mình.Tôi liến láu, từng cái một, cho hay những gì mình thích và là năng khiếu mình.

Về nấu ăn thì sao Ibu. Không được đâu.
Về âm nhạc thì sao Ibu. Không được đâu.
Về nghề làm vườn. Không được, Ibu nói.
Về viết văn? Không được, Ibu nói.

Nhưng hình như không có gì đã vang dội lại với Ibu. Đột nhiên bà nói: À, QUẦN ÁO. Ngay lúc đó, tim tôi như muốn nổ tung. Khi đã ở Indonesia tối rất thích những quần áo mình làm cho mình từ những vải rất đẹp của Indonesia bởi một thợ may rất có tài.

Dựa trên điều đó khi về nước, tôi học một khóa may vá khiến mình có thể vẽ những kiểu quần áo cho chính mình. Thú thật là tôi rất ghét những khóa học đó. Tệ hơn nữa, một chiếc váy giản đơn nhất cho phụ nữ mà tôi làm thì không bao giờ có thể mặc được.

Hốt hoảng tôi nói với Ibu là mình không thích may vá. Ibu cười rồi nói: ‘‘Không đâu, Halimah, không là may vá, mà là MUA HÀNG‘‘. Trời ơi, tôi rất thích đi mua quần áo, điều không ai ngờ được có thể là một năng khiếu.

 
     
 
  © 2020 Góc Nhỏ