Gặp gỡ và trò chuyện với Ibu Rahayu

Minh Thần dịch từ Subud Voice

 
 

Halimah Polk, Subud Voice August.. November 2019 - Bài 3 (tiếp theo)

 
Ibu Rahayu  

Gặp Ibu lần thứ hai


Lúc đó tôi đã ở Cilandak được 18 tháng, và dạy học tại trường Joint Embassy School. Tôi thích thú công việc và đời sống mình tại Indonesia, nhận chìm mình thâm sâu vào vũng nước tâm linh của Cilandak.

Không có TV nên tôi càng đọc nhiều tiểu thuyết thêm để giải trí.

Trường học có một thư viện đầy sách. Dù sao, tôi cũng đã từng là một sinh viên chuyên ngành về môn Anh ngữ, nên đương nhiên thích đọc những tác phẩm lớn.

Từ đó tôi có ý muốn làm thơ nên bắt đầu đọc những bài thơ. Tình cờ trong lúc tập latihan, tôi thấy mình nói VIẾT VĂN, VIẾT VĂN.

Đương nhiên đó là điều khuyến khích tôi viết lách nhiều hơn, nên trong lúc không dạy học theo chương trình, tôi đi vào ‘‘căn phòng của chính mình‘‘ để đọc thơ và làm thơ, vì muốn chân thành tuân theo sự hướng dẫn đó.

Chính khoảng lúc đó tôi cảm thấy đau ốm, và theo sự chẩn đoán của bác sĩ tôi bị bệnh tiêu chảy trầm trọng do vi khuẩn trong ruột. Năng lực của tôi do đó suy yếu đi rất nhiều: tôi trở nên lờ phờ và hững hờ. Tôi không muốn làm hại cho chính mình, nhưng không hứng thú muốn sống nữa!

Vậy nên, vì căn bệnh đó tôi cần phải nghỉ dạy học một ngày, và trong lúc đó tôi thấy mình đi lang thang vô đích trong khu vực của Subud.

Sau một lúc, tôi tự động đi tới “Nhà Lớn,” nơi ăn ở của Bapak và các cháu gái của người.

Tuti có đó và đang trò chuyện tầm phào. Cô lấy làm lạ tại sao tôi không đi làm, nên muốn biết điều gì khiến tôi khó ở. Khi đang nói cho cô hay, tôi chợt nhận ra là có điều gì nghiêm trọng đang xảy ra, và tôi hỏi là mình có thể nói chuyện với Ibu hay không -tình cờ Ibu cũng có đó hôm đó. Năm phút sau Tuti kéo tôi vào gặp Ibu Rahayu.

Sau khi tôi cùng Ibu nói những lời đùa cợt với nhau, tôi bắt đầu cho bà hay về chuyện viết văn của mình, về việc mình thích văn chương và sự tiếp nhận VIẾT VĂN trong latihan.

Tôi cũng cho bà hay về tình trạng thờ ơ vừa xảy ra cho mình.

-Nó như là mình chẳng màng gì tới việc sống hay chết, tôi nói.

Ibu Rahayu nói những điều thú vị về hiện tượng đó, mà chỉ 30 năm sau tôi mới dần dần hiểu được những gì bà muốn nói.

Có một điều Ibu nói về sự bơ phờ của tôi, tôi nói ngắn gọn lại ở đây, là nội tâm tôi đang trong tình trạng át trội, khiến xảy một sự bất quần bình là tình trạng bơ phờ và thờ ơ.

Tuy nhiên, bà không coi đó là đáng ngại. Điều bà chú ý tới là sự cam kết của tôi là tuân theo sự hướng dẫn VIẾT VĂN của latihan. Bà cho biết là thường thường chúng ta hoàn toàn chẳng hiều gì về sự tiếp nhận thực ra có nghĩa gì, và quan hệ giữa đời sống nội tâm của latihan và đời sống ngoài đời, như hai chiếc xe lửa khác biệt đi theo cùng một hướng.

Vậy nên, đời sống nội tâm có nhịp điệu và lí do của nó, còn đời sống ngoài đời thì đi theo hướng của nó. Bà nói rằng nếu công việc đích thực của tôi là một nhà văn, thì điều đó tự nhiên sẽ xảy ra trong khi tôi đang đi trên đường đời mình.

Bà còn nói là hiện tình cuộc sống của tôi là tự giam nhốt trong phòng mình, và như vậy thì có thể có hại, vì điều thưc sự cần thiết cho tôi là tỏ ra tự nhiên và giao du với người ta, khiến tôi có thể làm quen ai đó sẽ là người chồng mình. Bà khuyến khích tôi cư xử một cách “bình thường” hơn, và kết bạn với những giới trẻ khác trong khu vực của Subud.

Tôi làm theo lời khuyên của bà, và đã từ bỏ việc chăm chú đọc sách và viết văn trong phòng mình, để giao du với người ta nơi khu vực của Subud.

Chẳng bao lâu, tình trạng bơ phờ và thờ ơ của tôi không còn nữa, và tôi lại có thể vui đùa với các bạn bè mình.

Trong 30 năm làm công việc một cố vấn giáo dục, tôi đã viết những những văn từ đề nghị và xin trợ cấp, còn những văn từ có tính chất ước định thì tôi luôn viết.

Vậy nên, sự tiếp nhận 30 năm trước đó của tôi không phải là sai, mà chỉ là cách tôi hiểu, và sự hiểu lầm đó khiến tôi gặp khó khăn.

Điều tôi nhận thức được trong lúc đi theo con đường của latihan là đôi khi mình tiếp nhận điều gì sẽ xảy ra trong mấy năm sau đó trong cuộc sống ngoài đời của mình. Tôi cảm thấy tự tin hơn, khi có những quyết định về cuộc đời mình dựa trên lương thức và lý trí, khiến cho đường đi của mình trở nên tự nhiên và có hệ thống hơn.

 
     
 
  © 2019 Góc Nhỏ