Ý kiến về bài của Imram Vittachi

Minh Thần dịch

 
 


(Subud Voice cho đăng liên tiếp trong hai số báo ý kiến một độc giả về bài Tưởng Niệm Varindra Vittachi)

SUBUD LÀ MỘT GIÁO PHÁI?
March 2019
Mashud Darlington

Tôi xin có ý kiến về bài Remembering Varindra Vittachi của Imram Vittachi đăng trong Subud Around the World ngày 22 tháng 12 2018, trong đó anh diễn tả nỗi lo ngại mình là thành viên một giáo phái. 

Theo học môn xã hội học, cô con gái tôi Irmani học về các giáo phái trong đó có một thí dụ là Subud. Irmani chỉ cho giảng viên thấy theo định nghĩa của một giáo phái thì có hai đặc điểm không áp dụng được với Subud. Đặc điểm thứ nhất là một giáo phái thường có một nhân vật được coi là tổ sư, nhưng sau khi vị tôn sư đó qua đời giáo phái đó thường suy sụp.

Tuy nhiên, Subud vẫn còn hiện diện trên thế giới sau khi vị tổ lập của nó qua đời cách đây hơn 30 năm. Thực vậy, một hội viên kể cho tôi điều này là trong một buổi họp của Subud ở Thụy Sĩ, con trai Bapak Haryono bước vào phòng họp.

Nhân vật tổ chức buổi họp hỏi: „Ông là ai?“ Ông đáp: „Haryono.“ Người đó hỏi tiếp: „Ông từ đâu đến?“ Đáp: „Từ Indonesia.“ Một tổ chức trong đó nhiều hội viên không nhận ra người con trai của vị tổ lập thì khó có thể được coi là có một tôn sư là trung tâm.

Theo định nghĩa của các nhà xã hội học về một giáo phái, đặc điểm thứ hai là con cái không được liên hệ với cha mẹ. Irmani cho giảng viên của mình hay là mình có nhiều bạn bè thuộc thế hệ thứ tư của những hội viên theo Subud. Khi tôi gia nhập Subud lúc 18 tuổi, cha mẹ tôi không hứng thú với Subud, nhưng đương nhiên tôi vẫn còn liên hệ với họ và Subud không ép buộc tôi phải cắt đứt cái liên hệ đó. Những lo ngại của Imran về lối hành xử theo giáo phái của một vài hội viên có thể đúng trong một vài trường hợp, nhưng còn lâu thì chúng ta mới bị biến thành một giáo phái, như điều Imram lo ngại.

GIÁO PHÁI VÀ NHỮNG CON MỐI

April 2019
Mashud Darlington

Tôi xin được có thêm vài lời về bài ‘Subud là một giáo phái?‘ Theo kinh nghiệm của tôi, latihan tạo cho chúng ta cơ hội tách biệt mình khỏi tính ích kỉ và thị hiếu, để sống cuộc đời của những con người được tự do và hạnh phúc. Như trong lời nói của Chúa Giê-Su: „Hạnh phúc thay những kẻ có tâm hồn nghèo nàn, vì Nước của Chúa là nơi ở của họ.“ 

Mục tiêu của các giáo phái là làm cho ý chí của hội viên bị biến chất, để đưa họ vào cạm bẫy của sự lệ thuộc tính ích kỉ và thị hiếu của một tôn sư hay lãnh tụ. Điều này hòan toàn trái ngược với Subud. Bapak chưa từng giữ vai trò của một tôn sư, nhưng chỉ khuyến khích chúng ta thực hành sự hướng dẫn tiếp nhận được trong latihan. 

Nếu chúng ta cho phép ‘những con mối‘ -như Varindra Vittachi đã biết trước- ‘có nguy cơ phá hoại cái phong trào tâm linh quốc tế mà ông quý trọng và giúp công xây dựng trong mấy chục năm qua với tư cách một người trực tiếp dưới quyền Bapak,‘ như anh Imram cho chúng ta hay, để biến Subud thành một giáo phái, thì những kẻ bị thiệt thòi và đáng trách là chính chúng ta.

 
     
 
  © 2019 Góc Nhỏ