Làm Phụ tá Quốc tế

Minh Thần dịch

 
 

Istin Jenkins december 2018 

 
Istin Jenkins (ngồi bìa phải) viếng Việt Nam năm 2015  

Trắc nghiệm ở Innsbruck

Bởi là một hội viên thành tín từ đầu những năm 1960, nên năm 2005 tôi cảm thấy muốn coi xem mình có hay không những đức tính để phục vụ phương diện kedjiwaan của tổ chức Subud.

Vậy nên, trong Hội nghị Thế giới ở Innsbruck, Áo quốc, tôi đưa tên mình ra để trắc nghiệm.

Những năm trước đó, tôi giữ chức chủ tịch phó của Susila Dharma ở Úc và là điều phối viên của Subud Youth. Tôi cũng hỗ trợ cho SICA ở Úc và khắp thế giới, theo nhiều cách khác nhau có tính sáng tạo.

Chính vì yêu thích sứ mệnh của Bapak, công việc do thiên khải của Bapak là giảng giải đời sống tâm linh cho hội viên, nên tôi có ý định muốn đóng góp cho WSA.

Trắc nghiệm về vai trò của mình cho tôi thấy một điều bất ngờ: ngay cả trước khi được lựa chọn, tôi vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tim can và trong trạng thái kiêu hãnh, không thích bị chỉ trích...không là một trạng thái trung lập!

Tôi chấp nhận sự thật đó, và như mọi khi lấy làm vui vẻ vì điều đó, vì nó không bao giờ không khiến tôi xa lánh sự hướng dẫn và lời khuyên của Bapak.

Trắc nghiệm ở Puebla

Đến năm 2010 tôi ý thức được là tuổi tác mình (65 tuổi) sẽ bắt đầu hạn chế khả năng và sức lực phục vụ Subud ngoài đời của mình.

Bởi khía cạnh sáng tạo của mình vẫn còn mãnh liệt, nên tôi tích cực thực hiện một dự án trong lúc Hội nghị Thế giới ở Christchurch.

Không có thời giam làm trắc nghiệm cho vai trò phụ tá trong dịp đó!

Dự án International Fabric Project có kết quả là tạo ra một hiệu kỳ tuyệt đẹp khiến thu góp được 3000 Đô cho YUM (một dự án xã hội) tại Kalimantan.

Đến năm 2012 tôi ở Melbourne được yêu cầu điều phối làm những hiệu kỳ khắp thế giới cho Hội nghị Thế giới tại Mexico trong năm 2014.

Nhưng hồi đó tôi không cảm thấy mình phải đưa tên mình ra làm trắc nghiệm cho vai trò phụ tá quốc tế...mặc dù những xương cốt bị thoái hóa của mình!

Với sự hỗ trợ và khuyến khích của các phụ tá quốc gia Úc, kết quả của trắc nghiệm là rất tốt và nhẹ nhõm.

Nhà tôi Peter cùng tôi tới Puebla, Mexico, một tuần trước lúc Hội nghị Thế giới cho chương trình Yes Quest (chương trình giúp thiếu nhi) và người ta mời tôi tới giúp ích cho khía cạnh sáng tạo.

Lần này thì tôi có thể muốn hay không muốn đưa tên mình ra cho chức vụ phụ tá quốc tế mà không cảm thấy mong ước theo cách này hay cách khác mình sẽ được lựa chọn! Tôi hoàn toàn trung lập.

Khi được kêu ra làm trắc nghiệm và đứng trước chín vị nữ phụ tá, tôi rất thư thái. Có những câu hỏi như: ‘‘Bạn có những đức tính của một phụ tá quốc tế?‘‘ hay ‘‘Bạn có khả năng làm việc trong một ê-kíp?‘‘

Trong lúc câu hỏi thứ hai tôi cảm thấy nơi mình có một ‘‘món quà,‘‘ điều gì bất ngờ khiến mình như có uy quyền dùng cái sức mạnh xuất phát từ linh hồn mình. Điều đó làm tôi yên tâm đây đúng là lúc mình giữ cái vai trò đó với hết khả năng mình.

Trải nghiệm đầu tiên

Trải nghiệm đầu tiên của tôi là tới Nhật Bản với anh Lewis Hayward để gặp gỡ các phụ tá quốc gia và hội viên Nhật.

Cả hai chúng tôi đều nhận thấy ngôn ngữ là một rào cản đầy thử thách, bởi phải có một thông ngôn tài ba, và đó là điều căng thẳng cho người luôn phải thông ngôn.

Đôi khi hình như tự nhiên có những câu hỏi và tiếp theo là trắc nghiệm. Những lúc khác thì hình như cần phải có một buổi trắc nghiệm, bởi chẳng ai có chương trình gì, hay người ta thấy ngại ngùng muốn hỏi. Với tôi thì không phải tốn nhiều thời giờ để cảm thấy niềm tin trong lòng làm trắc nghiệm về những câu hỏi chợt có...

Nhưng có điều lý thú này là tôi luôn cảm thấy quyền năng của Thượng Đế ngay lúc mình có ý định hoạt động cho Bapak.

Vậy nên, tôi thường chứng kiến điều này: tôi càng quy thuận được bao nhiêu thì người đặt câu hỏi càng tin tưởng và tiếp nhận được một cách rõ rệt bấy nhiêu.

Cung ứng cho chúng tôi đầy đủ tiện nghi, các hội viên Subud Nhật bày tỏ lòng kính trọng với những người đến thăm hay những người khách của họ.

Tuy những nhóm chúng tôi đến thăm hầu hết là những nhóm nhỏ bé, nhưng nếu có những cuộc hội họp vùng được tổ chức thì các hội viên tỏ ra rất chân thành nhưng lại e ấp, và tôi không thể không tự hỏi là mình không biết bao nhiêu lần đã làm rồi những ‘‘trắc nghiệm làm cho thức tỉnh (awakening testing)‘‘?

Ở Á Châu có nhiều nhóm không quen thuộc với lối trắc nghiệm đó, và tuy điều đó xảy ra với những nhóm nhỏ bé nhưng các hội viên đã đáp ứng và bắt đầu làm quen với những câu hỏi căn bản như cách nhảy múa, ca hát, cười nói hay có một latihan đặc biệt cho sức khỏe.

Một năm chánh yếu cho du hành

Năm 2005 là năm chánh yếu cho du hành. Chúng tôi trắc nghiệm và đồng ý đến thăm tối đa theo khả năng mình những nhóm Subud tại Khu Vực Một. Chúng tôi thường xuyên hẹn gặp nhau trên Skype và kiên nhẫn giải quyết những vấn đề của mình. Với thời gian chúng tôi càng lúc càng cảm thấy có sự thống nhất.

Điều này thật vui mừng, một giấc mơ thành sự thật, khi tôi được gặp nhiều hội viên trên khắp thế giới, được cùng tập latihan với họ; mỗi người chúng tôi có vẻ như tỏa ra ánh sáng từ cái chứng nghiệm và đặc quyền không xứng đáng của mình.

Giảng giải một cách đúng đắn và tốt đẹp nhất cho những hôi viên học hỏi từ những lời nói của Bapak là điều càng lúc càng trở nên hệ trọng. Điều đó được đặc biệt nhận thấy ở Indonesia. Hội đồng quốc gia luôn sắp xếp cho có những buổi ‘‘hỏi và đáp,‘‘ và nhiều hội viên chia sẻ những chứng nghiệm, khó khăn và trường hợp của họ.

Tháng hai năm 2015 có một cuộc hội họp đặc biệt cho 18 người chúng tôi thuộc nhóm phụ tá quốc tế, và đó cũng là lúc có những buổi họp với Ibu Rahayu. Nhân dịp đó, Ban Thư Khố tại Wisma Subud chỉ cho chúng tôi thấy tại sao Ibu Rahayu đề nghị cho chúng ta tạo nên một cuốn sách mới cho phụ tá. Đó là vì có những chỗ dịch không đúng nên cần phải sửa lại.

Đó không những là một quá trình học hỏi không chỉ cho những ai liên quan, mà cho tất cả chúng tôi là những người bắt buộc phải quan tâm nhiều hơn tới sự minh tuệ ban cho mình là thiên ân. Cái thiên ân đó chứa đựng những bí mật của cuộc sống trên trái đất. Một thiên ân quý báu cho sự tiến triển của tri thức và cho sự cứu rỗi của linh hồn.

Hội họp ở Santiago và Indonesia

Lần gặp gỡ thứ hai là trong lúc có một cuộc họp của WSA tại Santiago, Chile, nơi trụ sở mới được nâng cấp của Subud.

Lúc đó là mùa thu, và thời tiết thì hơi lạnh. Một trận động đất xảy ra, khi chúng tôi đang trắc nghiệm câu hỏi ‘‘Basara có là nơi chốn tốt nhất cho một đại sự quốc tế?‘‘ Sự rung chuyển của mặt đất làm cho mọi thứ chung quanh chúng tôi rung theo. Một vài người chúng tôi vẫn còn đu đưa như trên một chiếc tàu nơi đại dương.

Trong dịp đó, chúng tôi đương nhiên thấy mình cùng chung một ‘‘thuyền‘‘ tới Hội nghị Thế giới kế tiếp tại Đức. Chúng tôi mạnh mẽ thống nhất trong quá trình chuẩn bị.

Cuộc phiêu lưu kế tiếp là trở về Indonesia để tới Java. Nhân dịp đó, chúng tôi đến thăm nhà ở của Bapak tại Semarang, nơi người tiếp nhận được cuốn Susila Budhi Dharma. Trước kia, tôi đã đến đó 100 ngày sau khi Bapak mất. Chỉ hiện nay nó mới được sửa chữa và xây cất lại một chút để bảo tồn được lâu hơn.

Chúng tôi mang ơn sự hiếu khách và tình thương cho mình, còn latihan thì luôn rõ rệt và mãnh liệt.

Chúng tôi được dẫn tới một nơi là chỗ Bapak lần đầu tiên có một chứng nghiệm trọng đại, lúc bắt đầu tiếp nhận được cái thiên khải mà người chia sẻ cho tất cả chúng ta.

Tiếp theo là một cuộc hành trình ngắn ngủi tới nơi Bapak chào đời. Điều tôi nhiều lần ao ước vì những lý do nào đó. Nơi đó Pak Widarbo đồng ý ngâm một vài câu thơ trong Susila Budhi Dharma. Một việc làm thật cảm động và thích đáng. Nói thế vẫn là chưa đủ.

Trong chuyến đi đó, chúng tôi nhận thấy cần phải có nghị lực để hoàn thành bổn phận và trách vụ của mình.

Thời gian rảnh chúng tôi tiếp xúc với hội viên, hay cùng họ đi tới những nơi chốn thờ phụng của họ. Nhiều vấn đề được bàn cãi, và chúng tôi mong rằng sự hiện diện của mình sẽ đem tới thêm bằng chứng và niềm tin cho latihan kedjiwaan là sự giáo hóa tâm linh của chúng ta.

Ibu Rahayu giải thích

Sau mỗi chuyến đi, chuyến kế tiếp được dự trù: Sri Lanka, Malaysia, Ấn Độ, Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Iran vv...Về tất cả các nhóm Subud, lớn hay nhỏ, đều có tường trình.

Tháng Tám 2016 tôi cảm thấy cần phải có chuyến đi tới Ba Lan. Cuộc họp tại đó vừa cho cuộc họp Vùng, vừa cho sinh hoạt của giới trẻ là Youth Camp.

Đó là một trải nghiệm phong phú và sự thưởng công cho mình, vì làm cho tôi càng tin cậy hơn cái khả năng điều khiển một hội thảo kedjiwaan của mình (Hình như là không hề bị trở ngại ngôn ngữ!).

Hội họp ở Salobrean

Cuộc họp kế tiếp là tạ Salobrena, Y Pha Nho, trong tháng Tám. Thời tiết vẫn còn hơi nóng và oi bức. Đó là một hội họp lớn của Dewan, tới mấy tiếng đồng hồ để cùng nhau giải quyết những vấn đề bất ngờ đưa ra.

Có những nỗ lực thành hình để liên kết với nhau những khía cạnh khác nhau của Hội nghị Thế giới kế tiếp. Có những điều có triển vọng, những điều khác thì không. Hình thù, đề cương và các vai trò tiếp tục thay đổi, nhưng chúng tôi cởi mở, linh động và không ngại làm trắc nghiệm.

Đến cuối năm, BASARA (chương trình cho giới trẻ Subud) được tổ chức, và người ta yêu cầu tôi đề ra một chương trình kedjiwaan cho Ban Thanh Niên. Thế nên, tháng Chạp năm 2016, lúc gần Giáng Sinh, chúng tôi đến Rungan Sari, để lưu lại đó trong hai tháng.

Lúc đó là mùa ẩm ướt nên hầu hết các ngày đều có mưa lớn lúc trưa hay chiều. Chúng tôi không màng tới, bởi sẽ mát mẻ hơn một chút. Từ Vùng Một chỉ có ba người hiện diện (cùng với một người từ Vùng Ba, một điều đáng mừng).

Vai trò chánh yếu của tôi

Là phụ tá quốc tế, nên vai trò chánh yếu của tôi là tối đa tương tác với giới trẻ, cùng họ sinh hoạt, nghe họ nói tới những trải nghiệm, vấn đề và lo nghĩ của họ.

Tôi cũng thích thú tham dự những buổi ca hát ban đêm. Mỗi ngày trước bữa ăn trưa hay tối, họ có thể đến tập latihan hay làm trắc nghiệm nếu thích, và nhiều người đã tới. BASARA là một thí nghiệm bởi giới trẻ, cho giới trẻ, có kết quả đáng kể.

Điều đáng buồn là tiếp theo vụ đó là cái chết bất ngờ của anh George Demers, điều phối viên hồi đó của Ban Thanh niên Quốc tế. Vai trò tôi hồi đó là an ủi, hỗ trợ và luôn bên cạnh chị Camille, vợ anh, cho tới khi những người trong gia đình anh tới, để sắp xếp đám tang và cuối cùng là đem hài cốt về Canada.

Tại Freiburg, trước khi ra đi Ibu Rahayu kêu tất cả các phụ tá quốc tế, cũ cũng như mới, tới để giải thích điều này: bởi chúng tôi đã được lựa chọn cho vai trò đó, nên Thượng Đế đã ban thêm sức mạnh tâm hồn cho mỗi người, để tiếp tục sức mệnh của Bapak và phục vụ hội viên, trong khu vực gồm những quốc gia mình phụ trách.

Cuộc đời vẫn còn đó

Cuộc đời vẫn còn đó lúc tôi trở về Úc mà không được dự Hội nghị Quốc gia tại Adelaide. Chúng tôi toan tính cho năm 2017 là những chuyến đi để tới thăm những hội viên tại vùng East Coast, nơi tụ tập các hội viên từ New Zealand, Brisbane, Sunshine Coast, Sydney, Canberra Melbourne và Tasmania.

Đi từ Á Châu tới Âu Châu dự một buổi họp Vùng tại Hy Lạp, một Hội Nghị ở Anh, một cuộc họp của WSA tại Freiburg, công việc của tâm hồn đó không bao giờ hết, thường thường thì mệt mỏi nhưng luôn luôn được vừa ý.
Phục vụ như thế cho Subud là một ân phước không thể tả nổi, tối thiểu là trong một đời người!

 
     
 
  © 2019 Góc Nhỏ