Tình trạng Subud

Minh Thần dịch từ Subud Voice October 2012

 
 

A. Nhận định

 
Leonard Lassalle tác giả quyển Côi nguồn cuộc sống - Lê Nguyễn  
   

Thật là khó có thể nói một cách tổng quát về 'tình trạng Subud', bởi có nhiều điều khác nhau xảy ra tại nhiều nơi. Có những người cảm thấy latihan và Subud là cái gì tốt đẹp, nhưng những người khác thì không. Có những nơi Subud phát triển tốt đẹp, nhưng cũng có những nơi thì không.

Tuy thế, trong những tháng vừa qua, có một làn sóng vỡ mộng hay chê trách Subud. Có lẽ như vậy chỉ có một vài người, nhưng đó cũng là những người đại diện cho tập thể những kẻ hoài nghi và đặt vấn đề.

Chúng tôi quyết định đề cập tới những vấn đề đó trong số báo này, bằng cách đưa ra một số những quan điểm khác nhau. Có thể đại khái chia những điều đó thành những 'thất vọng và cách giải trừ những thất vọng đó.' Tất nhiên, nói đó là thất vọng thì không hoàn toàn đúng: chúng ta cũng có thể coi đó là những 'lời kêu gọi cho sự đổi mới, cho sự nhớ lại những gì là giá trị.'

Người ta nhận thấy những điều như số hội viên trở nên bớt đi, là những người đã già. Nếu điều này cứ tiếp tục, tất cả chúng ta sẽ tuyệt tích? Đâu là những người thuộc giới trẻ sẽ lãnh nhiệm vụ khi tất cả chúng ta đều tuyệt tự?

Có những người cảm thấy không hài lòng về sự tiến triển tâm linh của mình, và với tư cách một tập thể, chúng ta đã biểu hiện được sứ mệnh của Subud trên thế giới?

Tất cả những chuyện đó là những gì có vẻ cấm kỵ. Bạn không được nói tới. Nếu nói tới, người ta sẽ coi mình là yếu kém, vô ơn bạc nghĩa. Tôi quen biết một vị nọ, một vị làm một tạp chí Subud, muốn viết về chuyện đó, nhưng bài của anh đã bị 'kiểm duyệt.'

Nhưng theo tôi nghĩ, hiện nay chúng ta có thể bàn về chuyện đó mà không bị mang tiếng là yếu kém và vô ơn bạc nghĩa, bởi đó là điều mọi người đều nói tới trong cuộc gặp mặt của WSC tại Vancouver, và chính Ibu Rahayu cũng đề cập tới vấn đề đó trong vài nói chuyện mới đây của bà.

Anh Leonard Lassalle có gửi cho tôi một bài viết [trích từ cuốn Source of Life] và một tấm hình về bức hoạ của anh về biến cố 9/11. Tôi đã viết thư hỏi là anh có muốn nói gì thêm hay không về bức họa của anh trong bối cảnh tình trạng của Subud và/hoặc của thế giới.

Anh viết: ''Về những chuyện khác, như tình trạng Subud, tình trạng thế giới...với tôi thì điều quan trọng là tình trạng của cá nhân, latihan có tuôn trào vào đời sống hằng ngày của mình hay không. Chúng ta có dùng được hay không tất cả các sức mạnh, hay chỉ là bù nhìn và bị ảnh hưởng của nó? Không thể nói tới một 'tình trạng của Subud' bởi tất cả chúng ta đều là những cá nhân, mỗi người đều có những cái 'hay' và 'dở' trong sự cố gắng nhờ latihan đi tìm một lối thoát trong cái thế giới bị xáo trộn này. 'Tình trạng của thế giới' đúng ra là 'tình trạng của chính tôi'...

B. Nói về Subud với các bạn Subud

(Bài From Subud to you bud... của Reynol Ruslan Feldmann, Boulder, Colorada, USA. Tuy không đồng ý với quan điểm của tác giả, Subud Voice cũng cho đăng vì tôn trọng tự do ngôn luận)

Tác giả viết:

Một vài đề nghị dưới đây có vẻ hơi quá khích: bỏ thời kì dự bị 3 tháng! Nam và nữ tập chung nhau! (Tôi mong một ngày nào đó điều đó sẽ xảy ra!) Như tất cả chúng ta đều biết: nếu muốn tủ lạnh mình dùng được, thì thường xuyên phải xả nó. Điều đó khiến phải đem tất cả những gì trong đó ra để có thể xem xét. Có thể sữa và bơ còn dùng được, nên có thể để lại vào đó, nhưng một vài thứ khác thì không vì đã quá hạn, và những thứ còn dư thì đã mốc meo.

Bapak, người cha đường lối tu tập của chúng ta, đã mất cách đây 25 năm, nhưng chúng ta, những đứa con thừa kế Bapak, đã trở nên chậm chạp trong việc lãnh truyền gia sản của mình.

Đã lưu lại 5 tháng tại cộng đồng Subud Rungan Sari ở Indonesia, tôi càng lúc càng thấy rõ là Subud như đã bị đẩy lui về quá khứ – lúc giữa thập niên 1980 ở Java.

Chính Bapak cũng luôn coi điều này là nên làm: cập nhật hóa những quy chế và những điều lệ về tô chức. Kết quả là Subud đã đi từ việc không phải cho tới sự chờ đợi 3 tháng, từ việc phái nữ phải mặc váy cho tới sự cho ăn mặc bất cứ gì (trừ phi đó là bikini!), từ 18 tới 17 tuổi là tuổi tối thiểu cho hội viên, từ việc nam và nữ ngồi tách biệt nhau cho tới sự cho ngồi chung dự những buổi nói chuyện, từ việc không có cho tới việc có những vùng này nọ, từ việc không có cho tới có kinh doanh, từ việc không có cho tới có những cánh này nọ và vv...

Từ lúc Bapak mất, khẩu hiệu của chúng ta là 'phải lắng nghe những lời nói của Bapak' và chúng ta đã bám chặt lấy tất cả những gì người đã nói. Ibu Rahayu không gì khác hơn là một người con gái Java ngoan luôn vâng lời cha. Do đó công việc của bà không khác gì của một người giúp việc cho một linh mục xứ đạo, bằng cách duy trì di sản của Bapak và kiên định khuyên chúng ta là nếu quên những lời nói đó thì chúng ta sẽ bị thiệt thòi – kể cả Subud.

Bị kẹt cứng trong quá khứ

Hình tượng chủ yếu của cái tình trạng bị kẹt cứng trong quá khứ đó là phòng ngủ của Bapak tại tư gia của Rahayu ở Pamulang, Jakarta. Một buổi chiều nọ, vợ chồng tôi đã có thể thăm viếng nơi đó trong cái pendopo (một loại vọng lâu của Java) lúc 'Sabatu-Wage' giữa tháng Giêng. Cho những ai không hiểu Sabatu-Wage là gì: sabatu là từ Indo cho Thứ Bảy, và wage là một trong 5 ngày là tuần lễ của Java.

Một thuật bói toán của Java được dựa trên sự xem xét sự phối lộp của lịch Tây phương với lịch Java để tiên đoán tính tình và những biến cố trong cuộc đời của một người nào đó. Người ta cũng ăn mừng sinh nhật khi có sự trùng hợp của những ngày tháng trong hai thừ lịch đó. Điều xảy ra là Bapak sinh ngày Thứ Bảy Wage.

Cứ khoảng 6 tuần là có một sự trùng hợp như vậy, và đó là dịp để mỗi đêm Thứ Sáu ăn mùng tại những trụ sở Subud khắp Indonesia. Nếu được dịp tới jakarta, bạn có thể nhờ người ta chở mình qua những đường phố đông người của phía Nam Jakarta để tối khu nhà của Ibu tại vùng ngoại ô Pamulang. Tới khu nhà Rugan Sari của Subud tại miền Trung Borneo thì dễ hơn: bạn chỉ việc đi bộ tới phòng tập latihan.

Dù sao thì cũng tới được căn phòng của Bapak. Đó hầu như chỉ là nơi chốn người ở lại trong năm cuối cùng của đời mình. Một cái TV cũ xưa là vật nổi bật nhất trong phòng. Quang cảnh đó, tối thiểu đối với tôi, có một ảnh hưởng khiến cảm thấy buồn tẻ và chán ngán. Nơi chốn này mãnh liệt đòi hỏi phải được trang trí lại.

Trong lúc tôi đến thăm căn phòng đó, sau một buổi latihan và xem video một buổi nói chuyện của Bapak, có một số hầu hết là người nữ, kể cả những người Tây phương, đang quỳ gối trên mặt đất để thấm nhuần cái không khí tâm linh mà họ tin là nơi này có. Đó không còn là một căn phòng nữa, mà đã thành một lăng mộ.

Chỉ sau này tôi mới chợt hiểu ra được, tuy cái ý nghĩ này đã dần dần hình thành trong những năm tháng vừa qua, là chính Subud cũng đã trở thành một lăng mộ, một căn nhà dùng để tưởng nhớ một nhân vật tuyệt vời và sâu sắc, vị khai phá con đường tu tập của chúng ta, và vị đó được đặt ngang hàng với một wali hay thánh nhân, một vị có quyền định đoạt khả năng và kích thước tâm linh của chúng ta, từ bên ngoài nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Điều này không có gì lạ nếu Subud không phát triển được, theo tôi nghĩ.

Như một phụ nữ tộc Dayak, một kẻ đã hợp tác với các hội viên Subud tại trung bộ Borneo, đã nói với tôi ở Kalimantan: ''Tôi thấy Subud hấp dẫn nhưng chưa xin vào, bởi theo tất cả những gì tôi biết thì đó là kejawen (một đường lối tu tập ở Java dựa trên những tư tưởng và nhân cách của một thánh nhân địa phương có sức lôi cuốn, thường thường thì đó là một sự hỗn hợp của những gì thuộc đạo Hindu, Phật giáo và Hồi giáo, một đặc điểm của văn hóa Java).

Gạt bỏ những gì của Java

Tới nay thì sự tu tập latihan của tôi đã được 52 năm, và tôi tin chắc là nếu Subud muốn đạt tới 'all mankind', nói theo lối cũ xưa của những vị dịch những thuật ngữ của Bapak qua tiếng Anh, thì điều phải làm là gạt bỏ những gì của Java. 'Lắng nghe Bapak' phải được thay thế bởi sự lắng nghe tiếng nói trầm lặng và nhỏ bé, khi mỗi người chúng ta phát triển đôi tai nghe được và cái ý chí tuân theo nó.

Món quà Bapak tặng cho chúng ta là đường lối tu tập của Subud, điều có khả năng khiến cho cái nghe nội tâm trở nên sắc bén, ý chí trở nên kiên cố, để chúng ta hằng ngày đem ra dùng những gì mình tiếp nhận được. Dù sao, Subud, Bapak cho chúng ta hay, là chính mình và mình [khiến nó trở nên tốt đẹp hay tồi tệ] là Subud. Nếu theo Subud chỉ là nghe theo những gì Bapak nói và làm theo lời khuyên của Bapak, thay vì theo sự tiếp nhận của chính mình, thì sự tu tập của chúng ta chỉ là một việc làm vô ích, mất thì giờ.

Chúng ta sẽ chỉ là đệ tử một tôn giáo của Java gọi là đạo Subud. Những người không trong Subud mọi nơi đều lẫn lộn tên của Bapak với cái tên của tổ chức chúng ta. Sự lầm lẫn đó có thể hiểu được. Dù sao, Subuh và Subud chỉ khác nhau bởi một chữ cái. Những hội viên Subud như chúng ta tất nhiên hiểu được điều đó, tối thiểu là trong tri tuệ mình. Subuh là tên vị sư tổ của chúng ta. Đó là một chữ Ả Rập đã được Indo hóa cho lễ cầu kinh lúc bình minh của Hồi giáo.

Mặt khác, chữ Subud là một từ cấu tạo bằng những chữ cái đầu của một nhóm từ mà người Indo rất thích, bởi dựa trên những chữ susila, budhi và dharma. Nhưng trong tâm cảm mình hay tối thiểu trong lối hành xử của mình, chúng ta cũng thường phạm phải lỗi lầm đó: Subud là Bapak và Bapak là Subud. Pak Subud, chứ không Subuh!

Tôi may mắn được đích thân gặp Bapak, trong nhiều dịp. Trước đó đã học tiếng Indo trong đời sống Subud của mình, nên tôi có thể trò chuyện với người, cũng như hiểu được khá nhiều những bài nói chuyện bằng tiếng Indo. Bapak là một nhân vật ấn tượng nhất mà tôi đã gặp trong cuộc đời gần được 73 năm của mình.

Tôi cũng hiểu được rằng Bapak là người dạy lái xe của chúng ta trong Subud, có thể nói vậy. Bởi là một người Công giáo, tôi thuộc lầu những giới luật và điều lệ kiên định và minh bạch rệt của tôn giáo mình. Nhưng bởi tâm linh đã trưởng thành, nên tới lúc nào đó tôi không cần có người dạy lái xe nữa, mà phải làm điều tuy khiến lo sợ này là tự mình lái xe.

Theo tôi, trong Subud điều đó có nghĩa là dựa trên quan hệ cá biệt của mình với Đại Sinh Lực, hay Thượng Đế, và đó là những gì được khai triển qua nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, trở nên sâu sắc thêm đối với phần đông chúng ta qua sự tu tập của mình. Làm vậy thì sẽ có những hệ luỵ về một vài điều lệ và về những ngôn từ mà chúng ta dùng cho sự tu tập của mình.

Tôi biết là chúng ta không có những điều lệ này nọ, nhưng điều tôi muốn đề cập tới là thời kì dự bị 3 tháng, sự tách biệt nam và nữ trong lúc tập latihan, sự thiếu thốn của những tương tác giữa cá nhân trong sự phát triển tâm linh của chúng ta (cái thái độ ngấm ngầm là Subud là một lối tu tập có tính chất cá nhân, giữa cá nhân với Đại Sinh Lực), thái độ chê bai những người đồng tình luyến ái, thói quen trích dẫn những lời nói của Bapak (nói điều này tôi làm mất lòng rất nhiều người), lối dùng những ngôn từ của nhất thần giáo, và ngay cả cái điều kiện phải tin ở Thượng Đế hay mong muốn được tin.

Tự đứng trên hai bàn chân mình

Trong cuốn Tự Truyện Bapak kể lại việc có một cuốn sách lớn gồm nhiều trang rơi tõm xuống trên chiếc bàn của mình, sau vài ngày hay vài tuần được trực tiếp khai mở từ Bên Trên. Điều đó khiến nhận được những hướng dẫn này nọ, ngay cả sự giải đáp của những câu hỏi hưới hình thức những video hiện ra trên các trang sách. Nhưng một đêm nọ, không kèn không trống, cuốn sách chợt biến mất vào ngực Bapak. Kể từ đó, người kể lại, mình chỉ còn một cuốn sách yên lặng mà chỉ việc nhìn vào đó để được hướng dẫn và giải đáp những câu hỏi của chính mình hay của những người khác. Không cần phải tham khảo từ bên ngoài.

Bapak mất lúc sáng sớm ngày 23 tháng 6 năm 1987. Khi tôi viết những điều này, đó là trong ngày 4 tháng 8 năm 2012, một ¼ của một thế kỉ, hơn một thế hệ sau đó. Theo tôi, lúc này đúng là lúc cho những người Subud chúng ta làm theo điều nói trên mà không luôn phải đi tìm những giải đáp cho những câu hỏi về lối sống thích đáng trong hàng ngàn trang giấy những bài nói chuyện của Bapak.

Không cần phải vậy. Bởi tâm linh đã trưởng thành, nên chúng ta phải bắt đầu đọc kĩ những trang sách mà mỗi người chúng ta do ân phước đã tiếp nhận được trong lòng mình trong những năm tháng hay những thập niện theo đường lối tu tập cực kì giản dị, hiệu nghiệm và hoàn toàn vô giáo điều này. Có phải điều tôi muốn nói là đừng bao giờ đọc những lời khuyên của Bapak, hay không cho phép mình dùng những video/audio của những bài nói chuyện? Hoàn toàn không là vậy.

Đúng ra, đó chỉ là điều phải hiểu rằng Bapak và chúng ta đều có chung một Cội Nguồn, rằng mình phải dựa nhờ vào chính cái Cội Nguồn đó, chứ không vào Bapak. Nếu không được như vậy, sứ mệnh của Bapak trên thế giới sẽ trở nên vô hiệu, nhưng những phụ tá và những kẻ thừa tự như chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm chính yếu cho sự thất bại đó. Nhờ Bapak, chúng ta đã tiếp nhận được một đặc ân kì diệu. Đã đến lúc chúng ta phải cho tâm linh mình trưởng thành, bắt đầu đứng trên hai bàn chân mình, làm phận sự mình cho sự phục hưng tâm linh của thế giới, và đó là điều hiện nay còn cần thiết hơn lúc Bapak ra đi.

C. WCS là...Worse Case Scenario

(mội lối chơi chữ: WCS là World Council Subud, Hội đồng Subud Thế giới, trở thành Worst Case Scenario, kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra)

Điều không thể chối cãi là hiện nay nhiều người cảm thấy có một 'sự bất ổn' trong Subud. Họ cảm thấy như thế nào đó bị thất vọng và vỡ mộng. Họ cảm thấy Subud đang trong thời kì suy sụp, không thực hiện được sứ mệnh của mình.
Trong một chuyến ra hải ngoại vừa rồi, bất cứ nơi nào tôi đến thì hình như không có những tin vui về Subud. Tôi nghe nói tới số hội viên suy giảm và thuộc lớp già. Khi tôi được khai mở ở California, có những nhóm gồm 50 hay 60 người, hiện nay chỉ còn 5 hay 6 người, hay đã đi đâu mất. Có những sự tranh cãi và phân hóa, thiếu vắng hay không có đủ thành phần trẻ. Ở California, anh Emmanuel Williams, tác giả cuốn An Extraordinary Man, viết về một tình trạng có lẽ là điển hình cho điều khá nhiều người đã cảm thấy:

Như tất cả chúng ta đều biết, và như biểu đồ của Hanafi Fraval đã chứng tỏ trong số Sbud Voice vừa qua, số hội viên ở Mỹ đang suy giảm. Tất nhiên, tất cả chúng ta đã thành những ông hay bà già.

Theo tôi, tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra là thích đáng, nếu cái tình trạng suy sụp đó vẫn còn, để chúng ta nên ứng phó làm thế nào.

Xin bạn hiểu rõ điều tôi muốn nói: tuy sự thật là vậy, tôi không mong cho cái tình trạng suy sụp đó tiếp diễn, và đương nhiên là không muốn cho nó tiếp diễn. Nhưng trong trường hợp điều đó quả thực xảy ra, thì dưới đây là một vài vấn đề và kịch bản phải xem xét.

  1. Số hội viên vui lòng và có khả năng lãnh những công việc Subud ở mức địa phương, vùng và quốc gia sẽ tiếp tục suy giảm. Hiện nay, phần đông các nhóm đã không có hội đồng quả trị. Nhiều người chúng ta đã trong nhiều năm làm thủ quỹ, hội trưởng, hay phụ tá nhóm, hoặc vùng hay quốc gia. Làm sao chúng ta có thể chuẩn bị một cách tốt đẹp nhất cho cái thời kì chỉ còn vài hội viên giữ những chức vụ căn bản và hợp pháp? Chúng ta có nên xem xét những thay đổi triệt để trong những cơ cấu hành chánh của mình trong trường hợp thiếu vắng nhân sự?
  2. Càng lúc càng khó có thể giữ những sản nghiệp Subud, hay tiếp tục trả nợ theo đúng hạn kì số tiền vay nợ cho những sửa sang.
  3. Một điều không ai muốn bàn tới mà chúng ta phải nhận thức là sự thiếu hứng thú của những kẻ thuộc thế hệ thứ hai của Subud. Tôi mong cho hội nghị LA sẽ lối cuốn được một số người trong họ, nhưng vô ích. Họ không đến có lẽ vì phần đông các hội viên Subud còn hoạt động đều thuộc lớp già, tuy điều đó chưa hẳn là một vấn đề.

Tôi không tự cho mình có khả năng giải đáp những câu hỏi đó. Nhưng theo tôi thì những chuyện đó phải được đề cập tới. Tôi không tin điều này là có tinh thần chủ bại nếu suy xét những gì ảm đạm có thể xảy ra, để chuẩn bị cách ứng phó. Tôi cũng không tin điều này là đúng nếu nói: ''Mọi chuyện đều tuỳ thuộc Thượng Đế.'' Tin cậy Thượng Đế nhưng chính mình cũng phải làm gì đó.

Harris Smart (chủ nhiệm của Subud Voice) viết:

Tất nhiên điều này hoàn toàn là thiếu suy xét nếu khái quát hóa tình trạng của Subud. Cũng có nhiều người cảm thấy Subud là cái gì tuyệt vời. Tôi nhận thấy thường thường mức độ vỡ mộng về Subud là điều trực tiếp liên quan tới như thế nào chính mình cảm thấy những gì mình đang làm là tốt hay xấu.

Có những bạn trẻ đang lãnh trách nhiệm, và đương nhiên là tại nơi nào đó trên thế giới Subud đang tiến tới.

Tuy nhiên, trong chuyến đi vừa qua tới những nơi khác nhau và nhận biết được những chuyện này nọ trong chính nhóm mình, tôi thấy điều này là chí lí khi có nhiều người bày tỏ sự thất vọng của họ.

Tất nhiên là có nhiều nguyên nhân cho chuyện đó: ban đầu là sự sụp đổ của những kinh doanh chánh yếu trong thập niên 80, một cú đánh chí tử vào những kỳ vọng của chúng ta về Subud, và có lẽ do đó mà chúng ta chưa hoàn toàn hồi phục.

Nhưng Ibu Rahayu nói gì về tất cả những điều đó?

(Còn tiếp 1 kỳ nữa)

 
     
 
  © 2017 Góc Nhỏ