Người hùng vô danh Salmanicus Fantasticus

Minh Thần dịch từ Subud Voice May 1997 của Ilainard Lennard

 
 

 

 

Salman Anglesio – hay có thể gọi anh là Salmanicus Fantasticus, một giống ếch rất rụt rè ở Pháp, chỉ sống dưới nước ít khi lên bờ. Chắc bạn đã chưa từng thấy anh tại những hội nghị của Subud, nhưng nếu tình cờ tới Andresy ở Pháp để chăm chú ngắm một ao nước nào đó, bạn có thể thoáng thấy anh là giống ếch màu vàng thật đẹp đó đang bơi lội...

Salman Anglesio là ai và làm gì? Tuy bạn chưa từng gặp anh, nhưng anh lại là một trong những dịch giả 'chánh yếu,' một người đã mở một cánh cửa rộng lớn cho những người không nói tiếng Anh nhìn vào thế giới của Subud.

Olvia Reksodipoetro bắt đầu dịch Subud Voice qua tiếng Pháp bằng cách làm những bản tóm lược, kế đến là Faustine Leroy và Katherine Carre. Tôi mang ơn họ vì ngọn lửa họ đã châm đốt mà không vụt tắt sau khi chính họ cũng không làm nữa. Tuy thế, điều thường xảy ra trong Subud là có những mối liên hệ tuy có vẻ tách biệt nhưng lại rất chặt chẽ.

Mùa hè năm 1995 khi Faustine và Katherine không hoạt động nữa, tôi nghĩ là số mệnh của Subud Voice bằng tiếng Pháp đã định đoạt. Nhưng ngay lúc đó, một hội viên ở Zaire, anh Nsimba Kazu Jean – anh không biết gì về chuyện đó – thấy mình phải viết một bức thư khiến cảm động: ''Đối với tôi, thiếu một số Subud Voice như thiếu một món ăn ngon hay không thể tiến trên con đường tâm linh...''

Ngay sau khi đọc điều đó, tôi biết là chúng tôi không thể bỏ bản tiếng Pháp của Subud Voice. Làm sao chúng tôi có thể khiến những anh chị em đó phải thất vọng?

Chuyện xảy ra sau đó là chị Arifah Sulac thậm chí có thể đến gần Salam Anglesio, con ếch hết sức rụt rè màu vàng, để hỏi anh có thể luôn cả hay không hoạt động cho Subud Voice, vì anh đã nhiều năm phiên dịch WSA News. Anh suy nghĩ một chút, rồi nói là mình rất vui lòng! Không những thế, anh còn phiên dịch toàn bộ mỗi bài, điều chưa ai làm cho tới lúc đó. Thật không ngờ là anh đã chịu làm!

Kể từ đó, tuy chúng tôi chưa gặp nhau nhưng làm việc với Salmanicus Fantasticus thì thật vui thú. Anh không những tận tâm mà con vui đùa. Chúng tôi gửi đi bằng fax chuyện những con ếch ở Pháp, kể cả một con 'ruồi to béo' mà tôi sẽ gửi, điều anh khao khát chờ đợi. Anh viết:

''Nếu anh có thì giờ (bây giờ là mấy giờ...?) tôi không những rất vui mà còn trong trạng thái xuất thần, nếu nhận được món ăn sở thích, một vài con ruồi Subud Voice, mắt vàng, cánh bạc, chân như ngọc trai và vo ve như sấm sét (aaahhh..). Tôi đã giao kết với Thượng Đế dành chút thời gian làm công việc này, trong những giây phút vui vẻ, dài lâu thêm (vài tỷ giây phút cho một giờ với một số tiền rẻ mạt). Vậy nên, một vài thiên thần đã xây cất trên nhà tôi một mái vòm đặc biệt để làm lạnh cứng những giây phút (điều này thật tuyệt vời)...

Salman, con ếch của anh.

Anh ký tên tuỳ theo tâm trạng mình. Có lần anh là một 'giáo sư có bằng cấp về latihan,' lúc không được vui anh trở nên 'nhăn nhó, vàng vọt' và lúc nóng nực anh là một 'Salman mơ ước mình là một con chim cánh cụt.'
Anh đã mất bao lâu để dịch Subud Voice?

Salman không định sẵn cho mình lúc nào phải làm việc cho Subud Voice. Nhưng nếu mỗi tháng tính luôn cả việc dịch cho WAS News thì là khoảng 14 hay 15 ngày, đôi khi nhiều hơn. Anh nhận thấy mỗi ngày mình không thể làm việc cho Subud Voice hơn 4 tới 5 tiếng, và như vậy sẽ dễ dàng hơn nếu chia thành 2 hay 3 giai đoạn.

Vì đó không là chuyên môn của mình, anh phải dùng từ điển – có tất cả là 6 cuốn – để hiểu được sâu sắc hơn một vài thành ngữ. Những đề tài liên quan tới thương mại, kinh tế và tài chánh không là những gì anh thích.

Dễ dịch nhất là những đoạn văn anh thấy thú vị: với anh đó là những bài viết 'biểu lộ chân lí, chứ không là ý kiến, quan niệm, tâm lí học hay ý thức hệ – đặc biệt những gì của tôn giáo.'

Điều anh thích nhất là những chứng nghiệm, những bài nói chuyện của Bapak và Ibu Rahayu. Trong khi dịch anh phải hết sức thận trọng, nhưng nếu có cảm hứng thì mọi chuyện trở nên dễ dàng. Đôi khi nếu bài tiếng Anh viết không sáng sủa (thậm chí còn tối nghĩa) thì anh có thể đoán được nghĩa nhờ trực giác. Như vậy thì dễ có thể chuyển qua tiếng Pháp.

Anh nhận thấy gì khi dịch cho Subud Voice?

''Thường thường thì cực nhọc, nhưng sau khi làm xong tôi cảm thấy rất vui vẻ và hãnh diện; điều đó như là một hành trình, đó là một sự chinh phục.''

Quá trình dịch trải qua nhiều giai đoạn. Trước hết là cho bản dịch vào máy vi tính – điều không tránh khỏi là những lỗi chánh tả. Anh đọc lại bản dịch 3 lần. Trước hết là đọc bài trên máy vi tính, kế đến là dùng phần mền tự động sửa lại những lỗi chánh tả. Xong rồi anh cho in ra, sửa lại những lỗi khác và đưa lại vào máy vi tính những chỗ sửa lại.

Lúc cuối cùng in ra thì phải mất nhiều thời gian, vì máy in hoạt động rất chậm. Anh còn phải đưa vào những hình ảnh, và làm cho trang này phối hợp với trang kia. Anh in ra tất cả là 15 bản, một vài bản tức khắc gửi cho Zaire, Morocco, Algeria, Anh và Canada. Bản chánh thì gửi cho Danini Renard, Deana Parent hay Sephanie Choque: họ sẽ cho in thêm những bản gửi cho Pháp, Zaire và những quốc gia nói tiếng Pháp.

Xong rồi thì là lúc làm việc cho WSA News. Cho việc này thì Lutfiya Slamang là người làm layout với những bài viết được gửi đi trong những đĩa mềm.

''Sau khi tôi thôi không làm công việc kiến trúc sư phong cảnh, Thượng Đế tạo cho tôi cơ hội làm công việc này. Tuy dành dụm đươc một chút, tôi cũng phải làm gì đó để hái ra tiền. Tôi ở nhà làm công việc trợ lực cho những công ty ấn hành. Tôi chuẩn bị và sửa lại những bài viết – thường thường là những sách về khoa học cho sinh viên.

''Ngay từ lúc còn nhỏ, tôi đã thích đọc sách và trau dồi kiến thức. Bố mẹ tôi chỉ học tới tiểu học, nhưng ông già tôi là người thích tìm hiểu khoa học, giáo dục và những kiến thức này nọ. Lúc 11 tuổi ông đã làm thợ nề, nhưng sau đó đã lập được một kinh doanh phát đạt ở Pháp rồi Madagascar. Tôi học hành ở Madagascar và sau này là một đại học Pháp – nhờ sự tài trợ thường xuyên của ông già tôi. Ông muốn tôi thành một kĩ sư, nhưng tôi lại thích nghiên cứu nên đã chọn môn hoá sinh và sinh học. Nhờ vậy tôi kiếm được công việc trợ tá nghiên cứu về trụ sinh – tuy điều mình thích tìm hiểu là nguồn gốc của sự sống. Sau khi ông già tôi mất, tôi bỏ công viêng việc nghiên cứu trụ sinh, vì đó không là nghiên cứu, mà chỉ là làm những gì có lợi cho công nghệ dược phẩm.

''Tôi học môn triết và siêu hình học Ấn Độ, và sau nhiều cuộc phiêu lưu đã được giác ngộ, trở thành một kẻ 'không đầu óc' nhờ Douglas Harding, một triết gia lớn của Anh. Chính đó là lúc tôi làm quen với Subud qua trung gian một người anh em không hoàn toàn tin tưởng mà chỉ muốn thử những đường lối kỳ quặc của trào lưu duy linh thập niên 80, và đó cũng là điều tôi đã làm.

''Tuy nhiên chúng tôi đã trò chuyện về Subud, và trước khi chính thức vào Subud, đã thử nhận được những gì hoàn toàn tự nhiên mà tôi thấy bị lôi cuốn. Subud quả thực và luôn là cái gì tuyệt vời. Tôi là một kẻ tin ở thuyết bất khả tri trước khi vào Subud, nhưng một vài tháng sau khi được khai mở và đang lúc tập latihan, tôi phát ra tiếng 'Allah' và đó là điều khiến tôi hết sức ngạc nhiên và vui mừng. Tôi cũng tiếp nhận được những cử chỉ của sự cầu nguyện, điều cho tôi thấy tuy không có những chứng nghiệm kì diệu nhưng có lần trong lúc latihan tôi chợt nhận thức được Thượng Đế hiện diện khắp nơi, và đó là điều khiến mình hết sức vui mừng. Không nhiều lần, nhưng như thế cũng đủ, tôi nhận thấy một tình thương rất đặc biệt đối với Thượng Đế, và đó là cái gì tốt đẹp nhất.

''Theo tôi, điều khó khăn nhất đối với một người Tây phương như tôi, một học giả với một căn bản duy vật, là việc chấp nhận mình không thể tu thân nếu không có sự trợ giúp của Thượng Đế. Tôi đã làm nhiều điều sai lầm khiến rất hối hận. Bapak có nói người Tây phương chỉ đi tìm kết quả – nhưng điều duy nhất thực sự có giá trị là tình thương của Thượng Đế. Luôn chỉ chú ý tới bản thân mình trái với những gì thực sự có trong Subud. Tôi nhận thức được điều khó tin được đó nhờ Bapak.
''Đã trắc nghiệm về tài năng mình trong hành trình ban đầu của mình trong Subud, nên tôi đã làm công việc của một kiến trúc sư phong cảnh, điều tôi làm trong 13 năm, nhưng rồi cảm thấy không muốn làm nữa. Tôi đã cố sức làm với tất cả lòng chân thành của mình, và phát hiện được nhiều điều trong quá trình đó - đặc biệt về nghệ thuật. Nhưng không chỉ có bấy nhiêu thôi!''

Về công việc dịch cho Subud, Salman nói anh rất sung sướng, ''bởi tôi biết là trên trời với đầy kim cương Bapak đã phái tới một thiên thần để trợ giúp tôi: người biết rõ mình cần phải giúp tôi!'

 
     
 
  © 2017 Góc Nhỏ