Tại sao xảy ra chiến tranh?

 Varindra Vittachi
     NHÂN DỊP HỘI NGHỊ SUBUD THẾ GIỚI 1988 - Diễm Phúc dịch

 
tranh Picasso  
   

Khi tôi còn là một nhà báo rất trẻ, tôi và hai bạn đồng nghiệp đã phỏng vấn ông Jean Paul Sartre. Trong cuộc mạn đàm đó, tôi đã hỏi ông ấy xem ông ta định nghĩa “Thuyết sinh tồn” (“Thuyết hiện sinh”)  như thế nào. Câu trả lời của ông ấy là một câu hỏi đáng ngạc nhiên: “Anh thích chiến tranh à?”, tôi đáp lại: “Dĩ nhiên là không.” Hai nhà báo kia cũng trả lời giống tôi. Ông Sartre nói tiếp: “Tôi cũng không thích chiến tranh.” Nhưng vẫn có chiến tranh. Chúng ta hãy đi ra ngoài và hỏi một trăm người đầu tiên mà bạn gặp: “Bạn có thích chiến tranh không?” Tất nhiên mọi người sẽ nói không. Nhưng mà chiến tranh vẫn xảy ra. “Đối với tôi, chủ nghĩa sinh tồn (chủ nghĩa hiện sinh) có nghĩa như thế đó.”

Lần sau tôi gặp Bapak, tôi đã hỏi Bapak: “Thưa Bapak, tại sao chiến tranh xảy ra?”Bapak trả lời: “Vì bên trong chính bản thân con có chiến tranh.” Và đây là những gì chúng tôi khám phá ra trong những phiên họp ở Hội nghị này. Nếu chúng ta đủ thành thật để thừa nhận điều đó, chúng ta hãy bắt đầu với chính mình. Đó là lý do tại sao chúng ta ở đây, trong Subud – bởi vì chúng ta đã tuyên bố với chính mình rằng chúng ta nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi và sẵn sàng nỗ lực để thay đổi.•

Chú thích của người dịch:Jean-Paul Charles Aymard Sartre (1905 – 1980) là nhà triết học hiện sinh, nhà soạn kịch, nhà biên kịch, tiểu thuyết gia và là nhà hoạt động chính trị người Pháp. Ông là một trong những nhân vật nòng cốt trong hệ thống triết học của chủ nghĩa hiện sinh, và một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn trong nền triết học Pháp thế kỷ 20 và chủ nghĩa Marx. Tác phẩm của ông cũng đã ảnh hưởng đến xã hội học, lý thuyết phê bình, lý thuyết hậu thuộc địa, phê bình văn học, và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến các ngành này. Sartre cũng có mối quan hệ với nhà lý thuyết nữ quyền nổi tiếng là Simone de Beauvoir.

Satre được trao giải Nobel Văn học vào năm 1964 nhưng ông từ chối, ông nói rằng ông luôn từ chối những danh hiệu chính thức và "một nhà văn không nên cho phép mình trở thành người của một tổ chức".
[Trích từ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Jean-Paul_Sartre]

Nguồn: http://www.subud-sica.org/index.php?hkat=7&ukat=25

 
     
 
  © 2015 Góc Nhỏ