Phân biệt đúng sai

 Diễm Phúc dịch
(Nguồn: Bài báo “Right from Wrong” đăng trên tạp chí Subud Voice, số 50, phát hành tháng 7 năm 2015.)

Anthony Bright-Paul viết về giá trị của trắc nghiệm ...

Người ta luôn luôn giả định, đặc biệt là hàng giáo sĩ hay tăng lữ theo bất cứ dòng tu hoặc tông phái nào, rằng chúng ta có thể phân biệt đúng sai. Vậy thì ở chừng mực nào nào đó, điều đó có thể xác thực, nhưng có ích hay không? Nếu tôi có thể phân biệt đúng sai bằng lý trí của mình, bằng suy nghĩ của mình, liệu tôi vẫn có thể “đánh kẻ ngã ngựa”, để nói mình đúng hay sao?

Thông thường để lĩnh hội được tầm quan trọng của những điều Bapak nói và minh họa trong những trắc nghiệm là điều khó khăn. Chúng ta hãy xem bản tường trình trắc nghiệm số 15.

 
Bapak  

Bây giờ Bapak muốn anh chị em hãy bước đi một cách bình thường theo ý anh chị em, theo cách anh chị em muốn bước đi. Hãy bước đi một lần nữa. Nhưng lần này đừng dùng ý của mình hay nafsu của mình, chỉ làm theo những cử động của đôi chân anh chị em. Đến khi nào anh chị em được khiến cho bước đi thì lúc đó hãy bước.

Bây giờ hãy lắng nghe một chút, vì Bapak muốn giải thích điều này. Điều này có nghĩa là anh chị em cần phải có khả năng tiếp nhận những câu trắc nghiệm Bapak đang hỏi, nhưng anh chị em chưa đủ khả năng tiếp nhận, vì anh chị em tập latihan chưa đủ. Nói cách khác, anh chị em tập latihan chưa đủ chuyên cần. Sức lực của nội cảm và jiwa của anh chị em so với sức lực của thể xác anh chị em mất cân bằng trầm trọng. Nguyên nhân của chuyện này nằm ở chỗ anh chị em chưa chuyên cần trong việc tập latihan; đức tin vào Thượng Đế Toàn Năng của anh chị em chưa đủ mạnh. Chính vì thế, thực sự bước đi là một động tác cơ bản, do đó nếu anh chị em áp dụng những gợi ý từ những gì anh chị em vừa mới thể hiện hay trải nghiệm, rõ ràng là rất khó cho anh chị em tìm ra sự hướng dẫn từ bên trong về việc anh chị em nên sống cuộc sống của mình như thế nào.

Vì thế chúng ta cũng có thể thấy Bapak có thể yêu cầu một người lên hát, nhưng ...

Nếu có thể Bapak muốn nghe anh chị em ca hát. Nhưng hãy chờ đến khi bên trong anh chị em khiến mình hát thì lúc đó hãy cất giọng hát...

Bapak muốn giải thích cho anh chị em biết jiwa (linh hồn) vô cùng rộng lớn, không giống như cơ thể vật chất. Vì thế, jiwa có thể biết được tính cách của người khác, ngay cả khi người đó khác quốc tịch với anh chị em.  

Từ lúc tôi biết quyển sách “Những câu trắc nghiệm của Bapak” không còn xuất bản nữa và một khi mà lượng sách này trong kho đã được SPI (Ban xuất bản Subud quốc tế) bán hết, tôi sẽ bổ sung thêm một số đoạn trích dẫn trắc nghiệm của Bapak, mà những câu đó đặc biệt thú vị đối với các anh chị em có thâm niên lâu năm trong Hội Huynh Đệ Tâm Linh Subud.

Trích từ bản tường trình trắc nghiệm số 20: Khi Bapak uống trà lúc nãy, anh chị em có khả năng cảm nhận được Bapak đang nuốt nước trà giống như cách Bapak nhận được khi Bapak đang nuốt trong trắc nghiệm hay không? Bởi vì những gì Bapk đang nói đến thật sự là những điều mà Bapak muốn nhắn nhủ khi Bapak nói rằng latihan không chỉ hai lần một tuần, mỗi lần nữa giờ, nhưng nếu chúng ta đã quy thuận Thượng Đế đúng cách, chúng ta sẽ luôn ở trong trạng thái latihan trong bất cứ điều gì chúng ta làm. Như Bapak đã nói, khi Bapak đang uống trà, đó cũng là latihan. 

Vì thế những gì Bapak muốn anh chị em hiểu là latihan của Bapak không giống như latihan của anh chị em, hai lần một tuần, mỗi lần nửa giờ vào buổi tối, mà trong từng cử động và từng hành động Bapak thực hiện đều tràn đầy latihan. Ý Bapak muốn nói latihan là điều gì đó diễn ra liên tục trong chúng ta, bởi vì hoạt động của jiwa không chỉ giới hạn trong khoảng thời gian và ở nơi chúng ta tập latihan với nhóm hai lần một tuần. Thật sự latihan luôn hiện hữu bên trong chúng ta và câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta có luôn nhận được latihan hay không...       

Trong bản tường trình trắc nghiệm số 23 ở Hoboken, New Jersey vào ngày 6 tháng 7 năm 1981, Bapak đã làm một số trắc nghiệm đáng quan tâm. Rõ ràng là một số câu trắc nghiệm trong buổi hôm đó không thể nào tiến hành được nếu không có sự hiện diện bằng xương bằng thịt của chính Bapak. 

Bây giờ Bapak chỉ muốn một người tiến lên phía trước, một nam phụ tá. Anh có thể đứng đây nhưng quay mặt về phía đằng kia không? Bapak muốn anh quay mặt về phía đó vì nếu anh đang nhìn Bapak, có thể anh sẽ có ý nghĩ là Bapak có quyền lực trong trắc nghiệm này. Hãy thả lỏng. Đừng phát ra âm thanh trừ khi âm thanh tự đến. Âm thanh đó có thể là bất cứ gì, cho dù đó là Hồng Danh của Thượng Đế hay bất cứ âm thanh nào phát ra. Bây giờ hãy dùng giọng nói của anh nhưng không phải với nafsu của anh. Hãy tuân theo. (Anh phụ tá đó tiếp nhận latihan nhưng chất giọng hơi yếu). Bapak nói: “Đây là vì giọng nói này vẫn còn bị nafsu kìm hãm. Bây giờ hãy quy thuận Thượng Đế. Lớn lên nào! [Âm thanh phát ra lớn hơn rất nhiều.] Vâng, thế này là đủ rồi...

“Những trắc nghiệm do Bapak hướng dẫn là có một không hai...”

Vì vậy, từ đây anh chị em đã cảm nhận được nafsu là cái gì đó làm anh chị em thấy nặng nề. Đó là lý do tại sao đối với một người còn bị ảnh hưởng của nafsu thì người đó có thể sẽ không bao giờ giải thoát khỏi thế gian này. Sự thật này được thể hiện qua biểu tượng sự sống của Đức Chúa Jesu, là sau khi Chúa Jesu mất và được chôn cất, Ngài đã sống lại rồi được thăng thiên...

Trong những buổi trắc nghiệm thâm sâu hơn, khi đó Bapak thêm vào: Tất cả những trắc nghiệm mà Bapak đã làm với anh chị em, anh chị em có thể tự làm cho chính mình. Thật sự đây là điều hoàn toàn cần thiết. Việc trắc nghiệm là để khi nào anh chị em còn tiếp nhận latihan kejiwaan, anh chị em luôn luôn kiểm tra, anh chị em liên tục khảo sát, anh chị em đều đặn kiểm nghiệm bản ngã của chính mình. Mục đích là để anh chị em có thể biết được điều gì đúng và điều gì sai trong những hành động của anh chị em.

Những trắc nghiệm do Bapak hướng dẫn là điều gì đó hoàn toàn độc nhất vô nhị đối với Subud. Tôi muốn được nghe thông tin từ bất cứ anh chị em nào ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đã có mặt và trải nghiệm những buổi trắc nghiệm ấy kể lại.

Địa chỉ email của tác giả bài viết này: anthony.bright@ntlworld.com

 
     
 
  © 2015 Góc Nhỏ