Subud có những cái thật hay

Minh Thần dịch
    Subud sounds Like a Good Idea của John Hagge

Trong tất cả những năm tháng trong Subud, tôi đã cảm kích (và mang ơn!) việc các hội viên khác cho tôi hoàn toàn được tự do nói năng huyên thuyên, la hét và ca hát, đi chạy lung tung, nhảy múa thanh nhã (tôi nghĩ chắc là vậy!), lớn tiếng cười nói và khóc lóc một cách có vẻ như không tự chủ được. Một vài cái latihan của tôi ồn ào kinh khiếp, trở nên thê thảm và thậm chí chói tai nhức óc, vang dội khắp nơi trong phòng tập khiến không ai có cách nào chạy thoát được. (Như Icksan nhiều lần thường nói đó là ’những latihan thanh lọc’: ’Thật khủng khiếp! Phải tống ra ngoài tất cả!’) Trong lúc tất cả những điều đó xảy ra, tôi chưa từng chút nào bị chỉ trích, khiển trách hay có ai đó tỏ vẻ không hài lòng. Lòng kiên nhẫn và khoan dung của những hội viên Subud chẳng may phải tập latihan chung với tôi là điều đáng phục.

 

Cách đây hơn 30 năm khi lần đầu phát hiện được Subud, tôi rất xúc động (và hiện vẫn còn!) nhận thấy những điều Bapak mong ước cho Subud là những đức tính - lòng khoang dung, sự tôn trọng tự do cá nhân, quan điểm và kinh nghiệm của những người khác - sẽ được phát triển sau khi tập latihan. Tôi nghĩ: ’Điều đó thì cái thế giới ngày nay đang cần phải có. Nếu có một điều khiến thiên hạ trở nên xuất sắc, thì đó là việc nói cho những người khác hay họ phải tin và làm những gì! Hiển nhiên để làm điều đó, thiên hạ đã trở nên cực đoan. Tất nhiên là cho tới nay không có gì đã thay đổi, không là vậy hay sao? Gặp được Subud có vẻ đưa ra một con đường khác là điều khiến hy vọng và thấy tươi mát.

Bapak đã nhiều lần khiến chúng ta đừng quên điều này là sự kết hợp tất cả chúng ta trong Subud là latihan, và ta chỉ việc chân thành yêu cầu để tiếp nhận được. Không có sự cam kết phải tin tưởng một hệ thống tín ngưỡng nào, ngoài việc, có lẽ vậy, tin tưởng khả năng của latihan. Thực ra, Bapak muốn được hiểu rõ latihan là một sức mạnh kết hợp được tất cả nhân loại, không chỉ cho một nhóm tín đồ ưu tú chân thực.

Những gì Bapak tiếp nhận được không chỉ cho riêng mình, bất chấp chủng tộc hay ngôn ngữ, màu da hay quốc gia bởi vì...cái kiến thức do Thượng Đế là cái được ban cho nhân loại, chứ không cho bất cứ mới dân tộc đặc biệt nào, hay cho phe nhóm này phe nhóm kia.

[San Francisco; March 26,1958]

Subud không là một tôn giáo mới nhưng có có thể khiến cho những tôn giáo khác nhau trở nên hoà hợp:

Subud không đến để phá hoại tôn giáo; nó đến bởi ý muốn của Thượng Đế để tất các tôn giáo trở nên hoà hợp, khiến cho sự toàn thể của các tôn giáo là điều tượng trưng cho một nhân loại duy nhất.

[Subud and the Active Life, pp 108-109]

Nếu đó là thế giới cần phải có, thì hiện nay đã có!

Bapak còn đi xa hơn nữa: Subud không chỉ là cho những tín đồ của các tôn giáo:

Trong Subud không có những gì chống lại bất cứ gì trong tôn giáo, dù đó là Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo, hay chống lại những tín ngưỡng của những người không theo một tôn giáo nào.

[Subud and the Active Life, pp 75-76]

Như các bạn thấy, trên đời này làm gì có thứ gì có tính toàn bộ như vậy! Vừa rồi do tình cờ tôi nhận thấy ông Rofe cũng coi đó là điều rất quan trọng trong cuốn The Path Of Subud, trang 181:

Trong Subud không có sự phân biệt vì tôn giáo, chính trị, chủng tộc hay giáo phái. Những ai muốn xin vào mà thành tâm thì sẽ không bao giờ bị từ chối...Nếu họ là những người vô thần hay Cộng Sản thì điều đó không ảnh hưởng chút nào tới tới việc được chấp thuận cho vào...Gia nhập Subud không đòi hỏi phải tỏ lòng trung tín với một tín ngưỡng đặc biệt nào; ta cũng không cần phải tỏ lòng tin tưởng; có đầu óc tra xét thì cũng có kết quả.

Làm sao Subud có thể thực hiện được sự đồng dạng cùng với sự đa dạng? Như Bapak đã nhiều lần nói, Subud không dựa trên lí thuyết, tín ngưỡng, tín điều, giáo điều hay ngôn từ (những thứ đó thì thế giới đã biết quá nhiều rồi (tất cả những điều có thể dễ tạo nên những cuộc xung đột kinh khiếp thay vì tình cảnh hòa hợp). Subud dựa trên chứng nghiệm, còn hơn thế nữa vì đó là những chứng nghiệm của cá nhân. Thực ra, Bapak đã còn nói rằng Subud đến thế giới trong lúc này, vì nó đặc biệt thích hợp với thời hiện đại và con người hiện đại:

Hiện nay con người không còn tin tưởng ngôn từ mà đi tìm sự kiện. Chính Bapak đã cảm thấy đó quả thực là Ý Muốn của Thượng Đế, khi sự xuất hiện của Subud đem đến cho con người những sự kiện mình đòi hỏi thay vì ngôn từ.

[London; August 22, 1959]

Với ’sự kiện’ Bapak hiển nhiên muốn nói đó là những chứng nghiệm của latihan.

Subud không có lí thuyết - các tôn giáo hiện hành đều có lí thuyết - mà chỉ có sự tiếp nhận. Nếu người ta hỏi các bạn Subud giảng dạy những gì, thì câu trả lời là ’Chẳng có gì hết...Chẳng có ai dạy cho mình những thuyết này nọ.’

[Subud And The Active Life, trang 112]

Điều cần thiết là thực hành, và đó là latihan. Latihan thật quan trọng. Nó phải là ưu tiên và được coi là căn bản cho tất cả chúng ta.

[Subud And The Active Life, trang 112]

Vậy, chúng ta phải hết sức thận trọng về những ngôn từ của mình! Điều cần thiết là: chứng nghiệm, chứng nghiệm và chứng nghiệm. Trong Subud nói tới chứng nghiệm thì đó những chứng nghiệm của cá nhân:

Những chứng nghiệm hay latihan của hai người không bao giờ có thể y như nhau, vì mỗi người đều khác với bất cứ ai khác. Thế nên, hiển nhiên là không thể có bất cứ lí thuyết hay giáo lí tâm linh nào trong Subud, vì người này khác người kia...đó là điều gì có tính cách cá nhân với đối với mỗi người.

[Singapore; April, 1960]

Mỗi người sẽ tìm thấy cho mình con đường thích hợp tới Thượng Đế, và những gì đúng với người này có thể không đúng với người kia.

[Singapore;1960]

Nếu ’ngôn từ khiến chia rẽ’ thì tại sao Bapak đã dùng rất nhiều?

Ngôn từ có công dụng hạn chế. Bapak biết rằng chúng ta dư thừa ngôn từ và lí thuyết. Hiển nhiên cần phải có cái gì đó khác, và Bapak tin rằng cái đó là latihan.

Chúng ta không nên khoa trương giảng giải cho những người muốn tìm hiểu. Nếu họ có thể hỏi chúng đã tiếp nhận được những gì trong Subud, thì câu trả lời là họ nên vào để tự mình nghiệm lấy.

[London; August 22, 1959]

Chứng nghiệm hiển nhiên không dựa trên ngôn từ.

Thế nhưng Bapak đã có rất nhiều những buổi nói chuyện! Trước hết là có những ngần ngại - việc rõ rệt ý thức được giới hạn của những gì Bapak đang làm. Thực vậy, trong việc đó còn có những nguy hiểm!

Bởi vì có dư thừa ngôn từ, Bapak không muốn có nhiều buổi nói chuyện. Nếu sau khi các bạn nghe Bapak nói và bắt đầu suy nghĩ về những gì Bapak nói hay tìm cách hiểu được những gì Bapak nói, thì Bapak càng nói nhiều, những ngôn từ của Bapak càng là nguồn gốc của những ô uế mới, thay vì là một phương tiện để thanh lọc nội dung đầu óc, tâm can và cảm xúc các bạn. Thế nên, Bapak mong rằng tất cả các bạn chỉ việc nghe những gì hiện giờ đang nói và đừng đem vào bất cứ tư tưởng hay cảm xúc nào, vì cái quá trình nội tâm các bạn hoạt động một cạch tự nhiên.

[London; August 22, 1959]

Vậy tất cả những buổi nói chuyện là để làm gì, nếu có sự giới hạn như vậy? Một lần nữa, Bapak muốn ta hiểu rõ điều này:

Những điều Bapak minh giải thực sự có mục đích làm cho hoạt động của tư tưởng, tâm can và dục vọng các bạn trở nên yên lặng...điều này như vậy làm cho các bạn tiếp nhận được latihan dễ hơn.

[London, August 22, 1959]

Vậy những ngôn từ đó hiển nhiên không là để tạo nên một tín điều, một giáo điều hay một mớ những tín ngưỡng để đáp ứng trí thức của mọi người, mà chỉ để làm cho trí óc trở nên yên tịnh khiến chúng ta dễ dàng tiếp nhận được latihan. Khi chúng ta nghe Bapak nói, Bapak muốn chúng nghe theo một cách đặc biệt: một cách khác với lối nghe thông thường. Chúng ta cần phải nghe theo nhiều hơn với ’nội tâm’ mình, thay vì với ’tâm trí’. Thực vậy, chúng ta cần phải đặt mình vào một ’trạng thái trống không’ yên tịnh, thư thái và dễ tiếp thu, điều mình thường làm trước những lúc tập latihan.

Nhiều năm trước đây, tôi nghĩ rằng một vài hội viên Subud muốn giễu cợt, khi họ nói tôi chỉ việc nghe những phần bằng tiếng Nam Dương trong những buổi nói chuyện của Bapak và ’đừng thắc mắc về phần dịch’. Hiện nay thì tôi thấy như vậy không phải là hoàn toàn vô lí!

Khi tôi nghe những ngôn từ chưa được dịch của Bapak, bộ óc suy nghĩ của tôi bớt hoạt động, và tôi có thể dễ dàng đáp ứng được theo cách Bapak yêu cầu: với nội tâm mình. Tôi cảm thấy một sự phong phú và sâu sắc trong giọng nói của Bapak mà lúc dịch bị mất mát. Tôi thường cảm thấy một sự liên hệ thân thiết với Bapak, và điều này y như Bapak đang chia sẻ với mình những điều mật thiết. Đôi khi tôi chỉ việc thoáng nghe và được khiến cho có latihan, và điều này như một chuyện thường tình nhất trên thế gian này. Tôi thấy điều đó khó khăn hơn, khi đọc một bài nói chuyện của Bapak. Theo tôi, suy nghĩ rất khiến bị lãng quên, và tôi bắt đầu nghe theo lối xưa cũ: với trí tuệ và cảm xúc. Khi chúng ta làm như vậy, thì có thể sẽ có nhiều cách phản ứng và những ngôn từ của Bapak, như chính Bapak đã nói, có thể khiến ’bị chia rẽ’ (chúng ta lập luận, so sánh, đồng ý, không đồng ý, thắc mắc, biến thành tín ngưỡng, tin tưởng hay chối bỏ) bởi ’ngôn từ thì chia rẽ, latihan thì kết hợp’.

Hiện nay tôi nhận thấy nhiều cách phản ứng khác nhau đối với những bài nói chuyện của Bapak.

Cách thứ nhất:

Tôi thỉnh thoảng nghe một buổi nói chuyện của Bapak nhưng không suy nghĩ gì nhiều khi làm vậy. Theo tôi, điều đó chỉ trôi qua trên đầu óc mình.

Nhiều người còn cho biết thêm:

Dù gì đi nữa, tôi thường buồn ngủ sau một vài phút, và chỉ thức dậy khi xong buổi nói chuyện!

Cách thứ hai thì khác hẳn:

Những lời nói của Bapak đặc biệt quan trọng với tôi, và bởi là hội viên Subud, chúng ta nên thường xuyên nghe những lời nói đó, và làm hết khả năng mình để thực hành trong đời sống mình. Bapak hiển nhiên hiểu biết nhiều hơn chúng ta, và tôi nghĩ là tất cả các hội viên Subud nên làm theo những gì Bapak nói.

Quan điểm thứ ba hoàn toàn trái ngược với thứ nhì, và là của những ai không hài lòng với cái quan niệm sự đồng dạng quan trọng hơn sự đa dạng, và Subud chỉ gồm một nhóm người đặc biệt cảm thấy những giáo lí của Bapak là sự hướng dẫn cốt yếu cho tất cả các hội viên Subud.

Chắc chắn là khi nói chuyện, Bapak rõ rệt nói theo cái truyền thống tôn giáo và văn hoá của mình: của một người Hồi giáo, đặc biệt một người Hồi giáo Java. Nhưng tất nhiên đó chỉ một quan điểm trong nhiều quan điểm khác: trên thế giới có thật nhiều, rất nhiều những truyền thống khác mà các hội viên Subud được tự do theo.

Đôi khi trong vụ này có người còn cho biết thêm là mình tuyên bố lòng trung tín với Thiên Chúa giáo hay bất cứ tôn giáo nào khác.

Nhiều lần, hình như Bapak ủng hộ cái quan điểm thứ ba khi nói:

Trong Subud không có sự phân biệt giữa các tôn giáo khác nhau, vì những gì đến với một người nào là những gì đã có trong lòng mình...Vậy nếu ai đó theo một tôn giáo nào đó (như Bapak đây!) thì người đó sẽ nghiệm được trong latihan những điều chỉ hợp với tôn giáo mình và có sẵn trong lòng mình.

[Singapore, 1960]

Sự đồng dạng chúng ta có trong Subud là trong những chứng nghiệm của latihan. (’Ngôn từ thì chia rẽ, latihan thì kết hợp’) Thế thì tại sao nhiều người trong chúng ta lại đi tìm sự phù hợp trong ngôn từ? Đáng lí ra thì nên tán dương sự đồng dạng đích thực là trong đa dạng chứ? Hiển nhiên, chỉ như vậy Subud mới có thể thực sự là cho ’toàn thể nhân loại’, thay vì chỉ cho một nhóm người không là bao gồm những ’tín đồ’ đặc biệt.

Tôi sẽ bỏ Subud? Hay bạn muốn trục xuất tôi ra khỏi Subud?

Tôi tập tối thiểu hai latihan mỗi tuần trong hơn 30 năm qua, và có thể thấy điều đó thấm vào tất cả những khía cạnh của cuộc sống mình - điều đôi khi khiến ngạc nhiên. Nhưng trong suốt lúc đó tôi chưa từng cảm thấy cần phải:

Xác nhận bất cứ những gì về địa vị tâm linh của Bapak, Ibu Rahayu hay bất cứ ai.

Biến những ’giảng giải’ của Bapak thành ’giáo lí’ hay mong đợi mọi người chung quanh mình sẽ làm vậy.

Trở thành một người Hồi giáo hay làm y như Bapak.

Thực ra, Bapak đã đặc biệt răn chúng ta đừng làm tất cả những điều đó.

Bapak chưa từng xác nhận mình là một thánh nhân, một thiên sứ hay điều gì như vậy - chưa bao giờ. Pak Subuh chỉ là Pak Subuh. Bởi chỉ Thượng Đế mới biết được như thế nào Pak Subuh đứng trước Thượng Đế, và điều này thì con người không thể biết được.

[Subud and the Active Life, trang 72-73]

Trong tất cả những việc đó, chức vụ của Bapak chỉ như một viên chức trong trường học, một kẻ đem sách vở ra, mở cửa ra, quét dọn phòng học và sắp xếp lại bàn ghế. Khi mọi người đã vào phòng học, thầy giáo sẽ đến để giảng bài và thầy giáo không là Bapak, mà đích thị là Thượng Đế. Bapak không là thầy giáo, mà chỉ là viên chức của Thượng Đế. Đó đúng là địa vị của Bapak.

[Coombe Springs; August 19, 1959]

Bapak nói rằng một trong những tội lỗi trong Subud là thuyết giáo, trong Subud không có giáo lí và không thể có được, vì latihan là chứng nghiệm cá nhân, khác nhau với mỗi người (như đã trích dẫn)

Nên ta không lấy làm ngạc nhiên, khi trong Subud không chỉ có một hệ thống tín ngưỡng duy nhất của cá nhân. Có những người chỉ thấy mình được hướng dẫn về tâm linh trong những gì Bapak nói; những người khác thì đi tìm trong những truyền thống tôn giáo và tâm linh khác (Thiên Chúa giáo, Phật giáo vân vân); những người khác nữa thì không đi tìm trong những truyền thống đó, mà đi theo những con đường hoàn toàn khác biệt, chẳng hạn như chủ nghĩa nhân văn.

Lại phải trích dẫn Bapak:

Các bạn đừng nghĩ rằng mình phải làm theo hay hành trở thành y như Bapak. Các bạn phải trở thành chính mình. Các bạn phải phát triển chân ngã mình...Các bạn không phải làm theo hay bắt chước bất cứ ai khác, vì các bạn phải tìm thấy con đường của mình.

[Chicago; June 17, 1959]

Những thay đổi tôi mong có

20 năm trong thời gian 35 năm trong Subud của mình, tôi là một ’công chức’ Subud - hoặc là hội trưởng hay phụ tá vùng. Trong thời gian đó, tôi càng lúc càng quan tâm tới việc cái trọng tâm có vẻ như lệch xa khỏi chính những điều ban đầu đã khiến tôi thấy Subud hấp dẫn. Tệ hơn nữa, tôi nhận thấy có nhiều người muốn tìm hiểu, những người cũng thấy những quan niệm nói trên là hấp dẫn, đã không muốn trở thành hội viên, vì trong những buổi gặp mặt của Subud, họ cảm thấy có ’một khoảng cách giữa những gì là lí thuyết và thực tế trong Subud.

Cách đây không lâu, tôi viết một bài có tính chất một bức thư được đăng trong một tạp chí Subud, để bày tỏ sự bất mãn của mình với Subud, và bị sốc khi được hồi đáp: Có những cú điện thoại và những bức thư của những kẻ đã hoàn toàn bỏ Subud hay - điều này khiến ngạc nhiên - hiện đang tập latihan hoặc một mình, hoặc với một hay hai người cùng chí hướng nhưng là ’hội viên không được coi là Subud nữa’. Một vài bức là của những người tại những nơi thật xa xôi như Úc Châu và Hoa Kì. Không chỉ mình tôi là kẻ bất mãn như thường nghĩ! Cũng như tôi, đám người bất bình đó đang thu thập những chứng nghiệm có tính đổi đời, thậm chí gây ấn tượng, của latihan bên ngoài đám người trong Subud. Đương nhiên, điều này cũng đáng để ta tìm hiểu đấy chứ?

Điều ngạc nhiên là những hội viên Subud mà tôi nói chuyện với về điều đó lại tỏ vẻ hoặc không nhận biết gì được, hoặc không muốn thắc mắc. Có những vị đã bực bội đến nỗi tức giận, vì tôi cả gan đem chuyện đó ra bàn luận! Tôi đem ra bàn luận một lần nữa, vì hiện nay có những người Subud có vẻ như có đầu óc cởi mở hơn, khi họ nhận xét về ’tình trạng của Subud.’

Chúng ta hãy tập trung nhiều hơn vào những căn bản của Subud, như đề cập tới trên kia. Chẳng hạn, nếu Subud là cho những người đi tìm chứng nghiệm thay vì giáo lí, thì tại sai lại đem vào đó tiếng ’Thượng Đế’ trước khi có chứng nghiệm? Nhiều người thấy không có vấn đề gì với chuyện đó, nhưng những khác thì có. Tại sao trong lúc khai mở lại không có những cách tuyên bố khác được tự do lựa chọn như: ’Tôi mong muốn chứng nghiệm được latihan của Subud’ hay ’Tôi mong muốn được tiếp xúc với cái sức mạnh cao siêu nhất cho mình’ - hay ngay cả một cách tuyên bố riêng biệt của người hội viên dự bị, sau khi đã tham khảo với các phụ tá, hay ngay cả không tuyên bố gì hết?

Chúng ta hãy làm tất cả những gì có thể được, để bảo đảm cho Subud thực sự là ’cho toàn thể nhân loại’, thay vì cho một nhóm người không là bao hiện thấy nó hấp dẫn.

 
 
 

Chuyện bên lề bài "Quyển Hồi ký Subud:

Đọc đoạn văn đầu bài này làm tôi chợt nhớ lại buổi trà đàm của sư huynh Mursalin, sư huynh Hoàng Cung và tôi gần đây. Tôi hỏi sư huynh Mursalin:

- Trong Latihan tôi thường nghe anh kêu "thiên đàng", thiên đàng, rồi bỗng một hôm tôi nghe anh nói, vài năm nữa, vài năm nữa. Thế là nghĩa gì vậy?

Sư huynh Hoàng Cung nghe thằng em hỏi một câu bậy bạ hết cỡ nói, hoảng hồn, chận liền:

- Chắc Mursalin không biết mình nói gì đâu...

Mursalin cười:

- Sao lại không biết, tao nói tới cái ánh sáng Kedjiwaan, nhưng câu còn vài năm nữa thì tao không nhớ có nói... Nhưng nếu có nói không có nghĩa là tao sắp đi chơi đâu nghen...

Tôi cười cười, trong khi sư huynh Hoàng Cung nhìn tôi chán quá, không biết làm sao xì tốp cái miệng ăn mắm ăn muối của thằng em lại:

- Thì tôi đâu có nói anh sắp đi về gặp Bapak đâu, nghe anh nói rõ ràng như vậy nên mới thấy lạ lạ và thắc mắc chút xíu, muốn nghe anh giải thích cho biết vậy thôi...

Chuyện bên lề latihan và những tiếng động, tiếng ồn ào còn dài trong buổi trà đàm đó, nhưng cũng không có gì khác mấy đoạn một bài này nên không cần viết ra đây.

Margono Tấn

 
 
  © 2014 Góc Nhỏ