Bapak nói về sự cầu nguyện

Kurnia Trần Thị Kim Thái dịch
    trích từ Subud Voice số tháng 4 2014

Đây là một chương từ quyển sách của Dominic Rieu Và Những Điều Bí Mật Khác trong đó Dominic thu nhặt một số những trích đoạn từ những buổi nói chuyện của Bapak về chủ đề cầu nguyện ...

Khi đề cập đến sự cầu nguyện Bapak không những đưa ra những lý do vì sao chúng ta nên cầu nguyện và giải thích những loại vấn đề mà chúng ta nên cầu nguyện, nhưng chính Bapak lại đứng lên và chứng minh cầu nguyện như thế nào.

 
   

HƯỚNG CẦU NGUYỆN

Điểm quan trọng đầu tiên mà Bapak làm rõ là chúng ta đang nói đến một Đấng Hiện Hữu. Nhưng là Đấng Hiện Hữu nào, và chúng ta nên nghĩ về Ngài như thế nào?

“Hãy hình dung ra sự sáng tạo của Thượng Đế chứ không phải là Thượng Đế”

“Những mẫu tự mà với chúng, tổ tiên của chúng ta đã mô tả rõ Thượng Đế Toàn Năng, đó là, chữ Allah, thật sự có nghĩa là ‘Đấng Duy Nhất bao bọc tất cả.’ Để Thượng Đế Toàn Năng bao bọc toàn bộ vũ trụ này, và vì thế anh chị em không nên nghĩ về Thượng Đế như một điều gì đó hay một ai đó, anh chị em không nên cố gắng tưởng tượng ra một điều nào đó là Thượng Đế giống như thế khi anh chị em nghĩ về Ngài. Nếu anh chị em phải nghĩ về Thượng Đế, hãy nghĩ về tất cả những gì Thượng Đế đã sáng tạo ra. Và anh chị em phải hiểu là mọi thứ mà Thượng Đế đã sáng tạo ra đều phụng thờ Ngài, để Allah, hay Thượng Đế, là Thượng Đế của mọi thứ, không chỉ là Thượng Đế của anh chị em. Người là Thượng Đế của thảo mộc, của thú vật, của vật chất, đủ mọi loại sinh vật không hiểu theo cái cách mà chúng ta hiểu, tuy vậy Thượng Đế là Thượng Đế của chúng. Nếu anh chị em có thể nắm bắt và hiểu được điều này, lúc đó cảm xúc của anh chị em sẽ trở nên rộng lớn, và sẽ không bị giới hạn bởi sự quan tâm hay mong ước về một điều nhỏ nhặt hay một một điều hạn hẹp, mà là trở nên bao bọc tất cả bởi vì cảm xúc đó chỉ được hướng về Quyền Năng của Thượng Đế Toàn Năng duy nhất.”

80 CDK 5 Cilandak June 22 1980

CẦU NGUYỆN NHƯ LÀ MỘT NGHI THỨC CỦA TÔN GIÁO

Trong sự say mê lần đầu với latihan, một số các hội viên Subud cảm thấy là họ không còn cần thực hành nghi thức tôn giáo của họ nữa. Bapak nói, điều đó là sai. Trong hai đoạn văn sau đây, Bapak nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cầu nguyện năm lần trong ngày của người Hồi giáo.

Trong đạo Hồi người ta được dạy đọc kinh cầu nguyện năm lần trong một ngày. Họ đọc kinh vào buổi sáng, họ thức dậy vào lúc 4.30 phút sáng, họ đọc kinh cầu nguyện lần nữa vào giữa trưa, một lần nữa vào buổi chiều tối và một lần nữa vào buổi đêm. Và điều đó có giá trị gì? Đôi khi sau đó họ thậm chí còn đọc kinh Coran. Mỗi ngày việc làm như thế, vẫn làm cùng một hành động như thế luôn được lập lại.

“Vì vậy anh chị em có thể hỏi bản thân mình, thế giá trị của hành động đó là gì? Chúng sẽ lấy đi cái gì? Vì sao luôn luôn lập lại cùng một hành động giống nhau?  Các anh, điều này trên thực tế là một điều rất, rất là quan trọng. Bởi vì nội dung của việc luôn lập lại những lời cầu nguyện, solat, là sự rèn luyện tâm và trí, rèn luyện tâm và trí hành động một cách đúng đắn và không hành động sai trái, rèn luyện tâm và trí biết sợ một điều nào đó.

“Bởi vì nếu tâm và trí không được rèn luyện để biết sợ một điều nào đó, không được rèn luyện để khiếp sợ một điều nào đó, chúng sẽ hành động theo một cách vô cùng sai trái của nó. Vì thế thực ra nội dung của tôn giáo mà chúng ta luôn được dạy bảo là hãy hành động đúng đắn, hãy làm điều gì là đúng, hãy biết kiềm chế không làm những hành động sai trái, không bao giờ làm một điều nào đó mà không  phù hợp với lòng nhân đạo, không hòa thuận hay không có lòng yêu mến đối với anh chị em đồng loại của chúng ta, điều đó rất, rất là quan trọng cho đời sống của con người. Bởi vì không có những lời nhắc nhở liên tục, những hành động của con người sẽ trở nên rất, rất là tệ hại.

“Dù là con người được nhắc nhở liên tục về điều này, vẫn có nhiều  người quên, bởi vì tâm và trí có khuynh hướng quên nhiều hơn là không quên. Tâm và trí có khuynh hướng quên bất kỳ điều gì mà nó đã được học hay bất kỳ điều gì mà nó đã biết. Vì thế con người luôn luôn cần lập lại .... thực hành nhiều lần giáo lý của tôn giáo để rèn luyện tâm và trí của chúng ta luôn luôn hành động một cách đúng đắn theo cách này. Giờ đây cũng một điều như thế về sự thực của latihan kejiwaan, bởi vì nội dung của latihan kejiwaan cũng giống như những lời cầu nguyện mà chúng ta thực hành trong Hồi giáo. Đó là một sự rèn luyện để chúng ta hành động một cách đúng đắn và đi theo sự hướng dẫn của Quyền Năng của Thượng Đế Toàn Năng.”  

80 CDK 5 Cilandak July 22 1980

SỰ CHUẨN BỊ VÀ SỰ CẦU NGUYỆN

Trong ba đoạn văn sau đây Bapak cho lời khuyên là làm thế nào chúng ta có thể bắt đầu cầu nguyện. Trước những lời giải thích như thế người biên soạn đã tiếp tục giữ im lặng tốt nhất.

“Lời cầu nguyện tự đến”

“Trong Hồi giáo, khi chúng ta cầu nguyện, anh chị em luôn bắt đầu bằng nyat, ý định. Anh chị em nói, ‘Lúc này đây tôi sẽ cầu nguyện về . . .’ buổi cầu nguyện sáng hay buổi cầu nguyện trưa, hay bất kể là buổi nào. Và rồi thì, một khi anh chị em đã nói thế, lúc đó lời cầu nguyện tự đến. Nói một cách khác đôi bàn tay và giọng nói của anh chị em được chuyển động từ bên trong để cầu nguyện, và đây là điều có nghĩa là hakekat hay sự thực.”   

81 LIS 1 Hotel Altis Lisbon May 15 1981

“Hãy chờ đợi . . . chờ đợi”

“Bapak sẽ tỏ ra cho anh chị em thấy thêm một vài điều. Giờ đây Bapak nhận thấy mình đang nghĩ về tối hôm nay là tối Thứ bảy, buổi chiều tối trước ngày Chủ nhật. Người ta thường nghỉ ngơi và rất vui vào tối Thứ bảy. Ngay khi Bapak nói nyat, tất cả những ý nghĩ của Bapak về tối Thứ bảy biến mất ngay lập tức. Trí của Bapak thì trống rỗng, sẵn sàng để tiếp nhận solat. Sau khi nói nyat Bapak chờ đợi ... vậy là một người nói nyat và chờ đợi.. và sau đó người này nhìn xem liệu những từ đầu tiên của solat sẽ xuất hiện hay không. Nếu như chúng không xuất hiện, vậy thì người này được phép bắt đầu lời cầu nguyện với dự đoán là tiếp nhận được chúng, như thể anh chị em đang tập làm quen sự tiếp nhận của mình với việc trở nên sẵn sàng và đi trước bằng những hành động của mình và cho chúng một nội dung. ‘Điều này giống như một chuyển động song song giữa tạo vật và Đấng Sáng Tạo, trong đó Đấng Duy Nhất dạy bảo sinh vật.  

“Đây là làm thế nào mà sự tiếp nhận trở nên là một với solat, và mọi điều trở nên rõ ràng. Bapak thỉnh thoảng đã tỏ ra cho anh chị em thấy điều này khi Bapak đọc thuộc lòng Al Fatihah trong lúc tiếp nhận những chuyển động của solat, và đã cho anh chị em nhìn thấy Bapak diễn tả như thế nào trong những cử động của mình về ý nghĩa của từng chữ hay từng nhóm chữ, và minh họa nội dung của nó. Những từ đầu tiên chỉ rõ Quyền Năng của Thượng Đế bao bọc mọi thứ, toàn bộ vũ trụ. Vì thế lúc đó tất cả nội dung trở nên rõ ràng, từng câu từng chữ. Đó là điều có nghĩa là tafsir (giải thích ý nghĩa và nội dung) của Kinh Coran. Trong Hồi giáo chúng ta không nói là chúng ta diễn dịch Kinh Coran nhưng mà là chúng ta tafsir Kinh Thánh, và ý nghĩa của tafsir là đọc điều được chứa đựng trong đó theo một cách mà đến nỗi mỗi lần chúng ta đọc nó chúng ta chờ đợi một cách có ý thức để hiểu về nội dung của nó. Nếu Bapak tafsir kinh cầu nguyện được chứa đựng trong Al Fatihah, Bapak nói nó có nghĩa là, “Hãy sống cuộc đời của anh chị em một cách hạnh phúc, nhưng nếu anh chị em đi sai đường hãy nhìn nhận lỗi lầm của mình.”

80 CDK 13 Cilandak June 21 1980 Publ PK81 6 p11 ZNWS 80 p3

“Hãy lưu ý... mọi thứ được biến mất. Bapak lúc này đây sẽ chứng minh. Bởi vì Bapak là người Hồi giáo, dĩ nhiên Bapak cầu nguyện theo cách của người Hồi giáo, nhưng Bapak đọc kinh cầu nguyện đúng y như người ta thường làm. Và khi Bapak nói Nyat, ý định cầu nguyện, hay buổi cầu kinh chiều, trước đó thì Bapak giống như thế này... nhưng khi Bapak bày tỏ ý muốn cầu nguyện, vào lúc đó Bapak lưu ý. Trong cùng một cách giống như khi anh chị em sắp sửa tập latihan, anh chị em không nên suy nghĩ về nhiều vấn đề, trước hết anh chị em phải lưu ý. Vì thế khi Bapak đã kết thúc ý định cầu nguyện, bàn tay của Bapak tự đưa lên, và rồi Bapak nói, ‘Allahu Akbar.’ Trước khi anh chị em nói ‘Allahu Akbar’ anh chị em đang nghĩ đến mọi chuyện, trí của anh chị em thì đầy mọi thứ, nhưng một khi anh chị em đã nói, ‘Allahu Akbar’, vào lúc đó mọi vấn đề được biến mất. Và rồi thì, như là bằng chứng, ngay khi mọi vấn đề được biến mất anh chị em bắt đầu cầu nguyện (bắt đầu lễ cầu kinh của người Hồi giáo, không ai nghe thấy) - điều đó có nghĩa là toàn thể vũ trụ. Đây là quyền năng của Thượng Đế Toàn Năng. Tất cả điều đó trở nên là một với chính con người của anh chị em, với loài người. Và đây là sự liên kết hay chiếc cầu nối giữa anh chị em và Thượng Đế và giữa Thượng Đế và anh chị em.” 

81 WOB 1 Stadthalle Wolfsburg April 23 1981

CẦU NGUYỆN CHO CHÚNG TA

Trong hai đoạn văn tiếp theo sau đây Bapak sẽ nói về những điều chúng ta nên và không nên cầu nguyện. Đoạn văn đầu tiên sau đây là do vì sao mà một số người đặt tiền bạc lên trên Thượng Đế và lúc nào cũng nghĩ đến việc mua những căn nhà đẹp và một chiếc BMW hay một chiếc Mercedes.

“Trước hết đừng hình thành những ham muốn của anh chị em”

“Thật không cần thiết là đặt đời sống của chúng ta dựa vào sự tưởng tượng, một khi chúng ta đã tiếp nhận latihan kejiwaan. Thật không cần thiết là luôn luôn để cho sự tưởng tượng, khả năng tưởng tượng của chúng ta đi trước hành động của chúng ta, bởi vì từ điều đó chúng ta không bao giờ tiến bộ, từ điều đó chúng ta không bao giờ đến được bất cứ đâu. Anh chị em thân mến, để sống cuộc đời của mình trước tiên anh chị em không cần hình thành những ham muốn của mình, trước hết anh chị em không cần hình thành một hình ảnh về những gì anh chị em muốn đạt được, bởi vì hình ảnh đó không xuất phát từ Thượng Đế nhưng là từ chính sự suy nghĩ của anh chị em. Đó là những gì anh chị em phải hiểu.  

“Và khi anh chị em để cho những hành động của mình được đi trước bởi một hình ảnh, bởi một ý tưởng về những gì anh chị em sẽ đạt đến, vậy thì ý tưởng đó đã không “xuất phát từ Quyền Năng của Thượng Đế”, nó là một điều nào đó hoàn toàn đã bắt nguồn từ chính nafsu của anh chị em. Và nếu anh chị em luôn luôn sống cuộc đời của mình bằng cách đuổi theo những hình ảnh này, anh chị em cuối cùng sẽ không bao giờ đến được nơi anh chị em muốn đến, và anh chị em sẽ luôn luôn ở nơi mà anh chị em không muốn - là nơi mà anh chị em hiện đang sống lúc này đây. Để cho nếu latihan của anh chị em vẫn là những gì nó đã sử dụng cách đây mười năm, hay cách đây hai mươi năm, vậy thì lỗi lầm là của chính anh chị em, không phải là của một ai khác.

“Sự thật là bất cứ điều gì mà anh chị em cầu nguyện, bất cứ điều gì mà anh chị em hỏi xin Thượng Đế, Thượng Đế sẽ luôn ban cho anh chị em, dù điều đó là gì, miễn là anh chị em ở vào trạng thái an bình, chấp nhận, quy phục và kiên nhẫn. Và tại sao Bapak nói như thế? Bởi vì trong trạng thái đó điều anh chị em hỏi xin không xuất phát từ chính sự tưởng tượng của anh chị em. Vì chừng nào điều mà anh chị em hỏi xin vẫn còn là một ý tưởng từ chính nafsu của anh chị em, Thượng Đế không thể nào ban nó cho anh chị em. Nhưng một khi điều anh chị em hỏi xin thật sự xuất phát từ dòng máu trắng của anh chị em và không từ dòng máu đỏ, bất kể điều đó là gì Thượng Đế sẽ ban nó. Vì thế nếu Thượng Đế không bao giờ ban cho anh chị em điều anh chị em hỏi xin, một lần nữa lỗi lầm là của chính anh chị em.

83 CDK 2 Cilandak January 9 1983

Trong ba đoạn văn kế tiếp Bapak mô tả là Người đã cầu nguyện như thế nào về hai sự kiện đặc biệt, và lời cầu nguyện được ban cho ra sao bởi vì Bapak đã đang hỏi để biết về ý định của Thượng Đế.

“Một cái tâm rộng lớn như đại dương”

“Một hội viên Subud đã tiếp nhận Ân Huệ của Thượng Đế Toàn Năng có lẽ không có một cái tâm đầy sự lo lắng. Anh chị em phải có một cái tâm, trong cụm từ của người Java, thì rộng lớn như đại dương. Nếu anh chị em cầu nguyện với Thượng Đế trong Subud, anh chị em nên cầu nguyện về điều đó. Hãy cầu nguyện với Thượng Đế ban cho anh chị em một cái tâm rộng lớn như đại dương... Bapak cũng đã đầy sự sợ hãi khi lần đầu tiên Bapak tiếp nhận sự hướng dẫn và sự chỉ dẫn của Thượng Đế. Tâm của Bapak đã run lên vì sợ đúng vào lúc bắt đầu. Nhưng Thượng Đế Toàn Năng đã hỏi Bapak - đó là một loại câu hỏi và câu trả lời từ bên trong Bapak vào lúc đó - Thượng Đế đã hỏi Bapak: ‘Điều gì là quan trọng nhất đối với con - Nó có phải là gánh nặng latihan kejiwaan mà Ta ban cho con, hay đó chính là cuộc sống hằng ngày của con và có đầy đủ tiền để nuôi sống bản thân con và gia đình của con?’ Và Bapak đã trả lời Thượng Đế Toàn Năng, ‘Con sẵn sàng hy sinh không chỉ là phương kế sinh nhai mỗi ngày của con, mà còn là cả cuộc sống của con. Con sẵn sàng chết để thực hiện Ý Định của Thượng Đế và sự hướng dẫn của Thượng Đế.’ Và thật sự những gì được Thượng Đế Toàn Năng báo trước đã xuất hiện để chuyển cho Bapak.”   

81 CDK 3 Cilandak January 19 1981

“Để dành cho toàn nhân loại”

“Từ lúc đầu khi Bapak tiếp nhận latihan cứ như là Thượng Đế hình thành một lời cầu nguyện ở bên trong Bapak để Bapak cầu nguyện với Thượng Đế Toàn Năng: ‘Ôi Thượng Đế, nếu điều này, điều mà tôi tớ của Ngài đã tiếp nhận, thật sự hữu ích cho nhân loại, vậy thì không chỉ dành riêng cho tôi tớ của Ngài mà cho toàn nhân loại cũng có thể tiếp nhận được.’ Và Bapak đã tiếp nhận câu trả lời: ‘Đúng quả thực vậy, điều này không chỉ dành riêng cho con mà cho toàn thể nhân loại, và sau này nó sẽ truyền cho toàn thể con người.”

81 WOB 6 Wolfsburg May 3 1981

“Xin Thượng Đế, hãy cho con nhìn thấy Quyền Năng của Ngài”

“Khi Bapak sắp sửa đi đến nước Đức, cái ngày mà Bapak định lên đường, Bapak trải qua một cơn đau tim, có nghĩa là, vì đã xảy ra trước đây vào một hay hai dịp, tim của Bapak bắt đầu đập rất, rất là nhanh, khoảng 140 lần trong một phút, và huyết áp của Bapak khi được Muti đo thì rất là thấp, nó xuống còn khoảng 85 trên 60, 60 hay bất kể là  con số  nào tương tự thấp. Một trong số các bác sỹ của chúng ta, một bác sỹ Subud, đã có mặt, người này đã kiểm tra cho Bapak và nói: ‘Tình huống này rất, rất là nguy hiểm và trên thực tế là Bapak phải vào bệnh viện.’ Nhưng Bapak đã nói, ‘Hãy chờ một chút. Ai biết được, có thể trong một vài giờ nó sẽ thay đổi.’ Vì thế Bapak đã cầu nguyện với Thượng Đế Toàn Năng, và đã nói, ‘Xin Thượng Đế, hãy cho con nhìn thấy Quyền Năng của Ngài, sự thực của Ngài. Cơn bệnh này sẽ lớn hơn Quyền Năng của Thượng Đế, hay là Quyền Năng của Thượng Đế sẽ chiến thắng cơn bệnh này?’

“Hai giờ sau đó người bác sỹ này quay lại lần nữa, và đã kiểm tra, và mạch của Bapak xuống còn 78, và huyết áp của Bapak là 120 trên 80 hay bất kể là con số nào đó là bình thường. Vì thế Bapak đã không vào bệnh viện, và Bapak đã lên đường đi, không đúng như kế hoạch đã định - ngày lên đường của Bapak đã bị trì hoãn chậm lại một ngày - nhưng Bapak đi đầu và đã đến nước Đức. Tại nước Đức Bapak đã không gặp vấn đề thêm nữa.... Bapak đã ở đó và hoàn tất công việc của mình... Đây là điều Bapak muốn nói là nhờ vào sự quy thuận cho Thượng Đế .”

83 LON 23 Royal Lancaster Hotel London October 8 1983

CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI KHÁC

Các đoạn văn cuối dĩ nhiên là quan tâm đến những người khác cũng như là đến Bapak; trong đoạn văn kế tiếp Bapak đang nói đến một cách cụ thể về cầu nguyện cho người khác hay cho một nhóm hay cho một dự án kinh doanh có thể có rủi ro. Điểm trọng tâm ở đây cũng giống y như trong đoạn văn về điều không nên cầu nguyện: điều quan trọng là chúng ta hiện ở trong trạng thái nào, “lý do thật sự của sự cầu khẩn. ” Nếu, khi cầu nguyện cho chúng ta, lý do không là vì Thượng Đế nhưng là nafsu, Thượng Đế sẽ không ban ơn cho sự cầu nguyện của chúng ta; và nếu, khi cầu nguyện cho những người khác, chúng ta sử dụng tâm trí và ý muốn để mong ước một điều gì đó cho họ, đó là đang sử dụng phép thuật.   

“Truyền đi zikir”

“Điều đó giống như thế này: nếu anh chị em yên tĩnh, trong trạng thái an bình, lúc đó thỉnh thoảng anh chị em cử động giống như thế này (Bapak lắc lư một chút từ bên này sang bên kia). Đây được gọi là zikir; là cái được chuyển động do bởi Quyền Năng của Thượng Đế. Tên gọi của cái này là imam, là niềm tin. Rồi thì không có cảm xúc của sự buồn rầu, không có cảm xúc của sự lo lắng, chỉ có một cảm xúc của Sự Sống. Nhưng khi anh chị em giống như thế này (Bapak hoàn toàn không cử động và hoàn toàn đứng yên), lúc đó anh chị em trống không. Nhưng rồi thì tư tưởng sẽ hoạt động. Điều này là không tốt. Vì thế khi chúng ta yên tĩnh, chúng ta không được giống như thế này (Bapak chứng minh một lần nữa), nhưng mà là như thế này (Bapak lắc lư một lần nữa). Nếu nó được thốt to lên, nó phát ra âm thanh ‘Allah, Allah, Allah.’ Jesus giống như thế này khi yên tĩnh, Muhammad cũng thế; các ngôn sứ khác cũng giống như thế này khi họ yên tĩnh.   

“Trạng thái này có thể được lan đi, và nó có thể được thu lại. Khi nó được lan đi, vào lúc mà chúng ta đang suy nghĩ, nó được gọi là tofakur. Thí dụ, giả sử là các anh nhớ đến con cái, vợ của mình, nhớ đến người này hay người kia. Nếu trong trạng thái này các anh đang nhớ đến vợ của mình, vậy thì nó sẽ có ảnh hưởng là cô ấy sẽ không lập lại những lỗi lầm mà cô ấy đã làm trong quá khứ. Đây được gọi là tofakur, là zikir tiến triển. Điều mà anh chị em đang nghĩ đến sẽ được cải thiện.

 “Nói đơn giản, giả sử là anh chị em cần tiền và đang trong trạng thái zikir, anh chị em đang nghĩ đến cách kiếm tiền, rồi thì một người được tin là sẽ cho anh chị em mượn một số tiền, người này sẽ đến tìm anh chị em .”

(Phần còn lại của những gì Bapak nói đã không được thu âm, và hiện được ghi chép lại ở đây nhờ vào những ghi chú từ sự ghi nhớ của Sharif  và Luqman McKingley)

“Và giả sử là trong trạng thái này anh chị em đang nghĩ đến kẻ thù của mình, hay một ai đó ghét anh chị em. Tofakur sẽ làm thay đổi người đó và làm cho người này trở thành bạn của anh chị em. Dĩ nhiên là, anh chị em có thể làm điều này tới mức độ nào thì đây vẫn khá là hạn chế và không là một điều nào đó mà anh chị em có thể làm được do nỗ lực. Nếu anh chị em cố gắng làm điều đó, thế thì đó là nafsu và được gọi là phép thuật. Thí dụ về câu chuyện của Sheikhs là những người quan tâm đến việc đầu tư vào Anugraha, anh chị em phải nhận biết đây là kết quả từ tofakur của Bapak, từ sự luôn luôn suy nghĩ của Bapak về những cần thiết của Anugraha. Nhưng đừng có hiểu lầm, đừng có tưởng tượng là Bapak có một vài quyền lực phi thường để thu hút tiền hay một cái gì đó. Điều này chỉ có thể xảy ra do bởi Quyền Năng của Thượng Đế. Anh chị em chưa thể làm giống như Bapak, anh chị em chỉ có thể làm điều này tới một chừng mực nào đó.”

82 XTY 1 Tokyo June 2 1982 Publ SW 82 3 p15

Chúng tôi kết thúc chương này bằng một đoạn văn chứa đựng một trong số những cụm từ của Bapak mà có ảnh hưởng mạnh lên tâm trí của một người trong suốt nhiều năm, và giúp đỡ, một người hy vọng, dẫn đến trạng thái mà họ mô tả.

“Latihan là lời cầu nguyện”

“Trong bất cứ điều gì anh chị em đang làm, trong lúc anh chị em đang làm công việc của mình, trong lúc anh chị em đang sống cuộc đời của mình mỗi ngày, anh chị em luôn luôn được chạm đến bởi lời cầu nguyện liên tục và bất tận này.”

82 SYD 2 Sydney May 11 1982

 
 
  © 2014 Góc Nhỏ