Ánh sáng của Đức Ki Tô

Luqman McKingley
    Minh Thần
dịch
    (Những đoạn dưới đây được trích trong trong cuốn The Light of Christ của Luqman McKingley và đăng trong Subud Voice April 2003)

 
Bapak  
   

Bapak nghe nói Đức Ki Tô trai giới nơi hoang vu trong 40 ngày.

Chúng ta có thể hiểu điều đó có nghĩa là Đức Ki Tô đã trai giới trong thời gian đó, để nội cảm được gột sạch khỏi những dục vọng tạo nên sự đen tối (sự hoang vu) trong lòng.

Nguồn gốc mùa chay của Thiên Chúa giáo là sự tuân thủ trai giới của Đức Ki Tô, của Ramadhan là lúc Muhammed trai giới, và đó là sự phỏng theo những gì các thiên sứ đã làm.

Đức Ki Tô trên núi

Có lần Đức Ki Tô lên núi, và hàng ngàn người đi theo ông.

Bởi hàng ngàn người đó đang đói và không có gì để ăn, nên họ hỏi ông:

“GiêXu, nếu ông thực sự là con của Thượng Đế, là người được Thượng Đế thương yêu, chắc chắn ông có thể cho chúng tôi những gì để ăn, vì chúng tôi đang đói”. Thực vậy, những người đó quả thực đang đau khổ. Nhiều kẻ phải chết vì đói. Bởi đó là một thời kì và một xã hội trong đó chỉ có vài người ăn uống đầy bụng, trong khi đại đa số phải đau khổ vì thiếu thốn.

Bapak nghe nói chuyện đó được thuật trong giới Thiên Chúa giáo, và còn thấy nó được miêu tả trong phim ảnh. Chuyện đó tượng trưng cho tình trạng của con người trên trái đất, và ngụ ý thiên hạ đáng lý ra phải sống hoà hợp; những kẻ có dư thừa nên thực tình ban tặng cho bất cứ ai đang thực sự thiếu thốn -không chỉ để đáp ứng những mong muốn của những kẻ thiếu thốn, mà còn để thực tình giúp đỡ những kẻ thực sự cần được giúp đỡ trong đời sống.

Câu chuyện về Đức Ki Tô trên đỉnh đồi chứa đựng một lí tưởng: cách giải quyết mọi chuyện trên trái đất là cái khả năng hướng dẫn và chỉ dẫn những kẻ bị khó khăn, và cung cấp cho những kẻ bị đói kém và thiếu thốn. Mọi người nên có đầy đủ như nhau. Cuộc sống của xã hội loài người nên được phúc lợi.

Nhưng làm sao Đức Ki Tô có thể ban thức ăn cho hàng ngàn người đi theo mình, khi chính ông cũng chẳng có gì, và cũng chẳng mang theo thứ gì?

Đức Ki Tô biết được như thế nào Thượng Đế rất thương xót và nhân từ với ai đó tin cậy Thượng Đế. Nên Đức Ki Tô cầu xin Thượng Đế ban thức ăn, ban bánh mì, cho nhân loại: cho hàng người đi theo mình đang đợi chờ dưới chân núi.

Sự cầu xin của Đức Ki Tô, sự yêu cầu của Đức Ki Tô, không do sự mong muốn của ông. Trái lại, Thượng Đế muốn cho Đức Ki Tô cầu xin sự Cao Cả của Thượng Đế -trên thực tế sự Cao Cả đó đã nằm trong lòng Đức Ki Tô.

Không ai biết được điều này xảy ra như thế nào và từ đâu đến, Đức Ki Tô được đưa cho một khúc bánh mì, một miếng bánh mì duy nhất, chỉ đủ cho một người. Nhờ ân huệ của Thượng Đế, khúc bánh mì đó có thể bẻ ra, rồi lại bẻ ra thành nhiều phần, thành từng miếng, để ban cho hàng ngàn người. Bánh mì có thể phân phát một cách công bằng, không thiên vị, để cung cấp đầy đủ cho tất cả những người đang chờ đợi. Mọi người đều thoả mãn với những gì mình nhận được và ăn. Và đó thực sự là một phép mầu.

Sự cố đó là một thí dụ cho chúng ta. Nghĩa lí của nó là Đức Ki Tô vui lòng ban tặng: ban tặng cho nhân loại.

Sự cố đó còn có nghĩa này với chúng ta là khi ai đó ban tặng cho người hàng xóm bị thiếu thốn một cách chân thành và rộng lượng, với sự hướng dẫn của Thượng Đế hoạt động trong lòng mình, thì những gì mình ban cho có thể trở lại với mình gấp ngàn lần, gấp mười ngàn lần, thậm chí gấp một triệu lần.

Đức Ki Tô quyết định ban tặng cho một người, và những gì ông nhận được thì đủ cho một người. Ông ban tặng cho một ngàn người, và ông nhận được cho một ngàn người.

Do đó mà Bapak nói với các anh chị em: đừng sai lầm nghĩ rằng nếu vui lòng ban tặng thì mình sẽ nghèo đói. Không phải vậy! Nếu ban tặng với tất cả tấm lòng mình, với lòng chân thành, thì mình sẽ có thể nhận trở lại nhiều hơn, thật nhiều hơn những gì mình đã cho. Đó là điều chính Bapak đã nghiệm được trong cuộc sống mình, và nhìn thấy trong cuộc sống của những người khác.

Bất cứ ai vui vẻ ban tặng thì sẽ không phải chịu cảnh nghèo đói và cơ cực.

Nhưng chúng ta nên nhận thức được rằng nếu giúp đỡ thì không nên cho một cách ’bừa bãi’. Chúng ta không nên giúp đỡ chỉ vì mình không được quên là phải giúp đỡ người khác.

Làm như vậy là không đúng cách.

Thay vì vậy, chúng ta nên có khả năng tiếp nhận được thực tại của việc cần phải giúp đỡ những người khác -như trường hợp Đức Ki Tô đã chứng tỏ được. Đức Ki Tô đã giúp đỡ không do tình cảm yêu thương của mình, mà đó là việc cần phải làm: vì có những người rất cần được giúp đỡ, và nếu không ban tặng cho họ, thì trong trường hợp của phép mầu bánh mì, những người dưới chân núi sẽ chết.

Nếu ban tặng do lòng chân thành của mình, thông qua Ý Thượng Đế, thì điều đó không chỉ hạn chế trong phạm vi những người thân mình, những bạn bè mình. Đó nên là việc tự nhiên cần phải làm, để có một hành động giúp đỡ bất vụ lợi, ngay cả với một cá nhân hay những kẻ hoàn toàn xa lạ với mình.

Nếu chúng ta ban tặng mà không ý thức được thực chất của sự ban tặng, thì đó có thể là việc giúp đỡ người khác mà chỉ có hình thức: người ta có thể không nhận của mình với một tấm lòng biết ơn, và cuối cùng để đền đáp thì cũng có thể nguyền rủa mình.

Đưa má bên kia cho bị đánh

’Nếu má bên phải bị đánh, hãy đưa má bên trái. Nếu tay bên phải bị đánh, hãy đưa tay bên trái.’

Nghĩa lí đích thực của việc ’Đưa má bên kia cho bị đánh’ là một người đích thực có một linh hồn con người thì nên vui lòng nhường nhịn. Vui lòng nhường nhịn không có nghĩa là bị thua thiệt. Nó có nghĩa là ý thức được nhiều hơn, thông minh hơn kẻ đánh mình. Ta không nên hiểu những lời nói của Đức Ki Tô theo nguyên văn, mà phải tìm hiểu ý nghĩa đích thực. Ý nghĩa đích thực là: con người nên cư xử theo cách cho thấy được sự thật trong việc thực hành những cảm xúc sống động.

Trên thực tế, nếu ai đó quả thực bị đánh má bên phải mà đưa má bên trái ra, thì mình sẽ không bị đánh nữa, vì kẻ đánh mình có thể cảm thấy mình là người không tội lỗi, một người thành tâm phục tòng Thượng Đế.

Đưa má bên kia ra không khác gì với việc trong Hồi giáo người ta trai giới trong tháng Ramadhan, rồi bố thí. Làm như vậy, họ có thể thường cảm thấy tình trạng của ai đó ra sao -một kẻ thực sự nghèo khổ, một kẻ phải sống mà không có gì. Trai giới và bố thí nhắc người ta nhớ tới: những kẻ có phương tiện nên ban tặng cho những kẻ không có gì. Anh chị em cần phải cảm thấy cuộc sống của những kẻ không có gì thì như thế nào.

Nghĩa lí của lời khuyên đó là con người nên trai giới không chỉ để trai giới, mà còn nên đem nội dung của trai giới ra thực hành trong đời sống hằng ngày.

“Hãy chia sẻ những ân phước và phúc lợi của mình cho những kẻ chẳng có gì, khiến các bạn mãi mãi được hạnh phúc”, Đức Ki Tô và những vị thiên sứ khác đã nói.

Thực vậy, tuy mình có thể giàu có và sống sung túc, nhưng nếu có những kẻ thiếu thốn sống chung quanh mình, thì điều này thật nguy hiểm, vì những kẻ nghèo khổ luôn chờ cơ hội để lấy mất những của cải được tích luỹ đều đặn của mình. Nhưng việc này thì khác, nếu anh chị em luôn ban tặng cho những người nghèo quanh mình: như vậy thì sự giàu có của mình có thể trường tồn trong nhiều chục năm, thậm chí trong nhiều thế kỉ.

Sự bị đóng đinh trên thánh giá

Thực vậy, người ta kể lại rằng trong đời mình Đức Ki Tô đã nói:

“Tôi chắc sẽ bị đóng đinh, nhưng tôi đã chuẩn bị cho việc đó. Tôi hiểu rằng mình có thể bị đóng đinh, và nếu bị đóng đinh, tôi hiểu rằng điều đó xảy ra là do Ý Muốn của Ai. Tôi hiểu được và chấp nhận điều đó. Nhưng tôi sẽ không chối bỏ lời hứa của mình với Thượng Đế. Đó là con đường tôi phải đi: vì nó chứng tỏ được tuy tôi là người được Thượng Đế yêu thương, là Con của Thượng Đế, nhưng tôi không là Thượng Đế Duy Nhất. Tôi chỉ là một người tiếp nhận được Quyền Năng của Thượng Để, tới một mức độ nằm trong giới hạn của con người.”

Sự tiến bộ cúa Subud có êm đẹp hay không tất nhiên là trước hết ăn thua ở quyền năng của Thượng Đế, kế đến là ăn thua ở chính anh chị em.

Nếu khả năng anh chị em có thể đến gần chỗ nào đó của Đức Ki Tô, chẳng hạn như 10% của Đức Ki Tô, thì chính anh chị em có thể tiếp nhận được những gì là tương đương. Bapak đã nghiệm được tất cả những điều đó.

Trong ’ilmu’ hay đời sống tâm linh chân thực, tất nhiên là không có sự khác biệt giữa sống và chết. Không có hôm qua và hôm nay. Những gì có chỉ là cái ’hiện nay’. Đó là cái kích thước khác của ý nghĩa về luận điểm của Đức Ki Tô theo đó chết là tiếp diễn, chứ không là kết thúc.

Thế nên, Đức Ki Tô đã nói: “Tôi không sợ bị đóng đinh. Bởi thập giá là một cây cầu, một cây cầu đem tôi trở về cái thế giới của mình: cái thế giới vĩ đại và rộng lớn nhất.” Và đó cũng là trường hợp của thiên sứ Muhammed và những vị sứ giả khác.

Vậy nên, người ta nói rằng những ai tin tưởng và kiên trì trong tôn giáo của Abraham, của Moses, của Đức Ki Tô, của Hồi giáo, những người đó sẽ không sợ chết. Nếu có chiến tranh, họ không sợ hãi. Cái chết là điều hoàn toàn bình thường, như giấc ngủ. Thiên hạ ngủ rồi thức dậy.

Đức Ki Tô là người rất được Thượng Đế thương yêu. Không có vị thiên sứ nào ngoài Đức Ki Tô là người 100 quy thuận quyền năng của Thượng Đế. Ngay cả đến lúc phải đối diện cái chết trên thập giá, ông biết được, ông hiểu được đó quả thực là con đường phải đi của mình, và ông đối diện nó.

Các anh chị em thường nghe nói tới tình trạng của Đức Ki Tô khi ông chết, và sau khi ông chết. Đức Ki Tô không tiếp tục sống với dục vọng mình. Linh hồn ông đã sống. Dục vọng ông đã chết.

Điều đó được tượng trưng bởi sự bị đóng đinh trên thập giá -khi người ta nói có nhiều máu đã chảy. Biểu tượng đó có nghĩa những gì chết là dục vọng của Đức Ki Tô, và những gì sống là linh hồn ông.

Đó, tình trạng latihan của anh chị em cũng y như của Đức Ki Tô, tuy anh chị em chưa được cao siêu hay thâm sâu hay trong sạch bằng.

Sự Phục Sinh

Vậy, các anh chị em có thể chết, nhưng các anh chị em vẫn còn sống. Các anh chị em tiếp tục sống, nhờ Thượng Đế. Trong Thiên Chúa giáo điều đó được gọi là sự Phục Sinh: được làm cho sống trở lại. Sau sự Phục Sinh là sự Để Lộ Chân Tướng. Mọi cái có trong bản ngã sẽ lộ diện.

Sự Phục Sinh và Để Lộ Chân Tướng bây giờ đã bắt đầu nơi anh chị em, tuy chưa được 100% hoàn toàn, nhưng dù sao thì tất cả cũng đã bắt đầu.

Vậy, Bapak chỉ hy vọng và cầu nguyện là mọi người sẽ thành tâm tuân theo latihan và chuyên cần tu tập, nếu anh chị em thực tình muốn những ước vọng của mình, cho cả thể xạc và linh hồn, được thành hình.

Sự sống sau cái chết

Được đánh thức khỏi cơn ngủ, cá tính anh chị em được làm cho sống trở lại, khiến cho khi anh chị em chết, cá tính mình sẽ sống mãi mãi, với cái khả năng thấu hiểu, trông nhìn và nghe ngóng, theo một cách còn rõ rệt, sáng ngời và đích thực hơn tất cả những gì mà các giác quan của cái cơ thể vật chất thô thiển này nghiệm được.

Điều đó được tượng trưng trong cá tính của Đức Ki Tô. Ông đã chết nhưng được làm cho sống trở lại, để trở về cái thế giới trên thiên đàng mà không có bất cứ gì thay đổi trong những gì là cá tính mình. Như vậy điều đó cho thấy cái tình trạng đích thực của ông, khi ông còn sống nơi đây; đó là việc ông đi đây đó không do dục vọng và tư tưởng mình, mà do ý muốn và quyền năng của Thượng Đế, việc ông nói năng và dạy răn cũng không do dục vọng và tư tưởng ông, mà do cái ý muốn và quyền năng của Thượng Đế thâm nhập cá tính ông, khiến cá tính bên ngoài và bên trong ông trở thành một và y như nhau trong sự thánh thiện.

New York 6 May 1959

 
 
  © 2014 Góc Nhỏ