Một thoáng - Cảnh cũ người Xưa

Tản Mạn

Dòng đời cứ trôi, trời mùa thu xám ảm đạm, mưa bụi bay trắng xóa khoảng không, lãng đãng chiều sương khói những chiếc lá vàng ngập ngừng, vơ vẫn là đà chập choạng nhè nhẹ như các chú chim sẻ lượn lờ trên đồi đất đỏ màu cỏ xanh úa. Thoáng, hình ảnh người xưa, chốn cũ, bập bùng ngọn lửa nhỏ sưởi ấm tâm-hồn hoang lạnh người viễn xứ. Kẻ còn, người mất, cảnh đổi thay; những nét mặt thoáng hiện như dấu ấn kỷ niệm mãi còn trong tim.

Vài hình ảnh thân quen.

 
   
   

Bác Ngô Đình Căn, râu dài bạc trắng, hiền hòa dễ mến, từ tốn trong cử chỉ lời nói, là một trong những phụ tá đầu tiên của Hội, và là vị khai mở người viết. Như một yogi trong xác thân người Việt. Gặp Bác, sau một hồi, Bác nói:
” Con người dễ phạm sai lầm”, và nhiều điều nữa, hiền triết Krishnamurti, luôn luôn như vậy, thăm Bác, nhà trong con hẻm nhỏ Tân-Dịnh, đều nghe thế. Krishnamurti hiện thân không chừng và nén hương lòng kính Bác.

Roosdiana, trước 75, hiếm khi nói chuyện cùng anh, chỉ sau khi học tập về, hay ghé nhà anh tập, nhứt là thời gian anh Cận còn ở lại sắp di trú Đức. Người tầm thước, đen, chắc nịt, ăn nói nhẹ nhàng theo kiểu khéo làm vừa lòng khách hàng. Hào phóng, là anh cả khi nhóm Sai Gòn cùng lên xe đi thăm hai nhóm B.Hòa, luôn luôn chi tiền cà-fê cho tất cả, ai cũng dùng đen, đá chanh, chỉ riêng Tự cà-fe sữa đá mắc gấp đôi? Nhưng anh cũng có thể là nguyên nhân xảy ra khiếu nại, than phiền tùm lùm, với huynh đệ bên ngoài, xảy ra sau này và kéo dài hơn năm cho đến lúc một nhóm Biên Hòa rút lui mất tăm, (nghe anh Đốc chích nói một lần?). Thường thấy ngồi dùng điểm tâm khi thì hủ tíu Nam vang-Trần Qúy Cáp nổi tiếng, lúc nhà bán bánh mì Hòa Mã, hai chỗ này gần nhà người viết. Dĩ nhiên, món ăn toàn là thịt heo, trong lúc anh cả thuần thành tín đồ Hồi, một kiểu Tế điên hòa thượng?

Ông phụ tá Simpson đến, như hồi sinh giấc mơ hay nghe anh kể: ”về một mỹ nhân là vợ, sinh sống ở ngoại quốc”. Tập latihan nhiều hơn ấn định; cứ mòn mỏi chờ, độc thân trong khi có người trong hội nói cho người viết với ý chung sống cùng anh. Có nỗi sợ hoang tưởng: nào công an theo dõi, và ai mướn nhà anh đều có ý chiếm đoạt? nhà để không, hoang vắng, sống nghèo thiếu thốn....Có tấm lòng, thiếu dũng, trí; rồi ra đi,,,,đời anh có lẽ chỉ có anh thấy vậy là đúng,,,ai hiểu?

Siêu Nhân Tiến, người cao ráo, trắng trẻo, hơi móm, trước 75 chưa từng cùng anh chuyện trò. Đậu xe vespa, khóa cổ, cấm cúi đi vào Hội, không cười nói, cứ thẳng một mực, đi tập rất đều. Chỉ sau 75, một lần tại nhà anh sau khi anh được thả về sau khi bị nhốt cùng vài người bạn ở Bến Tre ít tháng do vượt biên bể ổ, ghé lại được anh cho hay: “ Vô trong tù rồi nghĩ lại thấy tổ chức dỏm quá, ngu nữa mới tức, vượt biên gì mà đem đi mấy cái lu nước bằng sành, máy nhỏ, ghe nhỏ vv.....; may, khai là sinh viên, thực như vậy vì hình như Siêu Nhân nhà ta học Luật tốt nghiệp chưa đi làm, nên không bị tó lâu. Rối, anh là người hăng nhất tìm và biết các đấng khác như: cô Mai, Thượng-Đế Giảng chân lý - cô Kim, Sư-huynh- giáo phái Vô Vi Quy Nguyên.

Cô Mai - người lạ lùng bí hiểm thuôc dạng cõi trên, Siêu Nhân ta nhiều lần chở cô đi công chuyện bằng xe đạp. Ca tụng cô Kim; nhưng người đươc Siêu Nhân thán phục là Sư Huynh (chuyện này mãi về sau, Siêu Nhân Trọng cho biết) và cũng chính vấn đề Sư Huynh mà huynh đệ ở nhà tranh cãi dữ dội kéo dài lâu lắm - người viết đã qua Mỹ rồi vẫn còn nghe lung tung xèng - giữa Halimah và Siêu Nhân Trọng. Siêu Nhân Trọng, giới thiệu một lô anh chị em Subud vào phái Vô Vi Quy Nguyên đó, nào là hai vợ chồng người viết, Hoàn Hương, khi người viết trở về thăm quê hương biết thêm Siêu Linh, Minh Tú, cô Thái, cô Hòa.

Vấn đề là, Trọng xem như đại diện nhóm Su gia nhập coi Vô Vi Quy Nguyên với Subud là một, Halimah thì cãi, không, là pha trộn. VVQN là một giáo phái thờ Phật,,,, Mẫu?, thành lập lâu rồi, Sư Huynh-Di Lạc Tôn Phật, kỹ sư Phó Giám Đốc nhà máy bia. Được biết, cơ duyên của Sư Huynh, một đêm được một cánh tay Thượng Đế từ trời cao thò xuống điểm ngay trán Sư Huynh .vv.....Nhiều người, có cảbác sĩ, kỹ sư, trí thức theo rất đông, tổ chức lễ long trọng, Sư Huynh thuyết giảng. Nghe đồn, Sư Huynh phân thân được, các đệ tử cao cấp có thể điều khiển voi, cọp. Cấp bậc cao biểu hiện qua nhận được chuỗi châu như ý?, kim cang? đại khái,,,

Trọng, Siêu Linh đều có chuỗi này. Siêu Nhân Trọng xem Sư Huynh là Bapak xác thân Việt. Một điểm thú khác, Sudharmi Liên, kể lại, một hôm vào nhà Sư Huynh, gặp Sư Huynh đang ăn dồi huyết heo là món khoái khẩu của Sư Huynh, S. Liên - Hồi chính tông- kỵ mùi heo, thắc mắc nảy sinh liền kề, S. Liên nghe mùi thịt bò phảng phất; S.Liên nói có ý là phục Sư Huynh sao đọc được ý mình trong đầu và biến mùi khác liền khi???

Không lâu sau khi được vào Vô Vi Quy Nguyên, người viết đem cuốn cẩm nang Su loại bỏ túi, đem ra cho Sư Huynh xem và đặt rất nhiều câu hỏi cho tới khuya lơ lắt.. điểm quan trọng là Sư Huynh hoàn toàn không biết Bapak trái với những tin tưởng của Trọng. Nói thêm, qua đêm đàm thoại đó, ngày hôm sau Sư Huynh đau ốm, ông bà Chánh (hội viên Su) trách móc nặng nề thậm tệ người viết?. Phép tập là loại thiền hoàn toàn trái với Su ta, người viết có tập thử qua một tuần liền, tập rất nóng đổ mồ hôi hột, trong lúc tập thì ngưng không latihan. Nếu gia nhập Vô Vi Quy Nguyên mà không thiền theo phép ấy thì sẽ không thấy sự huyền nhiệm, kể cả Sư Huynh không hiện ra cứu nếu có tai họa cầu cứu Sư Huynh vv....Còn nhiều điều nói ra không tiện và lạc đề; như gặp hai bác Chánh - người trông coi xây cất Hội (người viết không biết hai vị này, chỉ nghe SN Trọng nói thế) ? - là đệ tử cao cấp.... Nghĩ vấn đề Sư Huynh nên đề cập chút thôi để huynh đệ bên ngoài rõ lý do có sự xung đột đã qua, và theo thiển ý, theo phái mà không thiền thì sao được cấp chuỗi, nhứt là cấp cao nữa????

Gặp Siêu Nhân Tiến ở Toronto năm 1995, biết thêm SN mặn ( tiến lóng là thich lắm) Vô Thượng Sư Thanh Hải, lúc SN hiện diện tại buổi truyền tâm ấn, SN nói” có cảm giác thân ái như vợ chồng kiếp trước?” hai người xém chút,,,,, ôm lấy nhau khi lần lượt từng người đi lên để được VTS Thanh Hải truyền tâm ấn ,,,?

Giữ trọn niềm tin sau biến loạn 30/04/1975.

Sau 75, hội giải tán vì không ai dám đến Hội, ông Vũ huy Hiền cũng sợ, Vũ Huy Hiền là bố vợ Minh Sư, nhà đường Cao Thắng gần Hội. Sáng ngày 01 tháng 5, khoảng 7 - 8 giờ, người viết gặp Tuyền ở đó một mình. Tuyền nói: ”Các anh em đã đi Hà Tiên bằng xe hơi do Tống lái sáng sớm nay, 4 giờ sáng, rồi”. Nghe xong là người viết bỏ đi và không hề quay lại cho đến lúc bị tó vào trại học tập, không rõ Bác sĩ ở đó bao lâu và có lấy sách vở tài liệu không? Sau được biết là Bác Sĩ thu các chứng từ hồ sơ có danh sách hội viên thì phải?

Khi người viết được trở về giữa năm 78, đầu tiên là ghé nhà Siêu Nhân Trọng và sau đó đến tập thường xuyên, từ đây mới biết các địa điểm khác và đều đến các chỗ đó tập và có cơ hội gặp nhiều anh chị em.

Các vị phụ tá - Tâm tình vài lời.

Sau 75, hai phụ tá Trần nhân Nguyên và Dương minh Châu luôn luôn sát cánh với huynh đệ Su khi có khai mở hay lúc có xuất Latihan.

Bác Trần nhân Nguyên, công chức Bộ Tài Chánh-Thuế Vụ, trụ sở tại đường Hồng Thập Tự trước vườn Tao Đàn, người Bắc ăn nói nhe nhàng, nhà ở vùng Thị Nghè, Bác chờ đi đoàn tụ với con ở Canada. Người viết có một cảm nhận về Bác sao sao ấy mỗi lần gặp Bác; một hôm, nghe Bác nói Bác ra sân Tao Đàn tập Thái Cực Quyền để sau này về già còn múa may tay chân cho khỏe. Cảm nhận ngay tức khắc, trong thời gian ở SàiGòn bác chỉ latihan cho lấy lệ. Quả nhiên, khi nghe bác Nguyên sẽ đến Canada cùng vùng với hai Bác Lâm công Quận - Montreal-, bác LCQ thông báo với các phụ tá người Canada sở tại là có vị phụ tá cao cấp, lâu năm tại VN sẽ sang định cư, Bác lo lắng hết mình tổ chức long trọng cho cuộc tiếp rước bác TNNguyên. Hẫng hụt, bẽ bàng (chắc thôi!?) bác TNNguyên hát bài ”thầm, bước thầm bước đi...”. Hổng hiểu, khó hiểu,,,,,con người,,,, lại hát ”quên sao đành,,,”

Phụ tá Dương minh Châu, sau 75, bác còn làm quản lý khách sạn Phượng Hoàng của cô em, ở Chợ Lớn nằm gần Bưu Điện Quận 5, không xa Bịnh Viên Chợ Rẫy và nhà máy Bia. Hiền hòa, không khó không dễ, mượn đồ thì nên trả cho đúng hẹn. không rõ lý do sao Bác lại giỏi tiếng Anh. Bác không có than phiền ai trong huynh đệ, chỉ trừ Trí con trai trưởng bác Lê, hình như kẹt tiền bạc, có hỏi mượn mà không trả lại thì phải?
Thỉnh thoảng ghé thăm bác ở khách sạn. Một lần bác nói:
“ Tui, giọng bác như người Tàu nói tiếng Việt sỏi, già rồi sắp theo ông bà ông vải,,,,,, ở một mình lâu rồi, muốn có người bên cạnh bầu bạn cho vui, đạo hữu xem có ai?". Bác hay gọi anh em là đạo hữu. Về sau bác cưới cô Hoa góa bụa, chồng học tập cải tạo về, thời gian sau thì lâm trọng bịnh, được cô Hoa cho biết có nhờ Sư Huynh-Vô Vi Quy Nguyên- nhưng không trị khỏi, nghiệp, SH nói vậy.

Các địa điểm lén lút tập latihan tại Saigon.

Đại khái, có bốn địa điểm chính nơi có nhiều huynh đệ tới nhất và đông vui, tuy đông mà không hao tốn nhiều như:

Địa điểm nhà bác Lê, nơi này yên tĩnh tập không sợ gì hết vì trong khu nhà giàu, nhà lại ở góc, huynh đệ không nhiều - Siêu Nhân Trọng, cô Thái, cô Hòa, anh chị Thu cũng thường đến đều chi cho đến ngày anh chị đi Pháp khoảng giữa năm 1979 thì phải? Anh Thu là Giám Đốc Sở Điện Lực, chị Thu là dược sĩ. Nhà bác Lê thì có hai cô con gái, chị hai Liên Mudjiwati (đã mất năm 2000), chị tư Điệp Harti Utami là em đẹp hơn, có thể nói là đẹp kín đáo dịu dàng, nhưng không nghe nói là có tình với ai; và chắc là trong lúc cô ở Hội có một vài huynh đệ nam để ý đến nhưng có lẽ tính chị quá nghiêm nên không ai hát bản “ anh đưa nàng về dinh, em theo chàng,,,, cùng chung!”. Chị Điệp, chưa bao giờ nghe được giọng nói, gặp là gặp, mặt chị bình thường, không phải cười không phải mếu, ánh mắt xa xăm, nghe bác Lê nói chị tu luôn rồi.

Anh ba Trí làm cho sở Điện Lực, anh này bác Dương minh Châu rầu lắm, chắc lộn xộn tiền mượn sao đó? Còn đứa con út tên anh năm Surata, chàng này mập trắng (mất năm 1996), người thiểu năng trí tuệ, vào nhà gặp hắn chỉ nghe cười hề hề. Lúc anh chị em tập thì hắn giữ im lặng; có lần nhìn lên bắt gặp chàng ta cười và thinh lình hắn quăng xuống ngay chỗ, cầm lên thì thấy là cuốn cẩm nang Su loại bỏ túi. Nơi đây chỉ latihan rồi chuyện vãn một lúc ra về trong im lặng, chả thấy hàng xóm là ai, tối rồi.

Nhà Martini Huyên, gần nhà người viết nhưng đến đó sau cùng so với các địa điểm khác, lúc ấy có anh Trân cũng vừa học tập cải tạo về, ảnh cũng hay lên chùa Hồi. Nơi đây âm thịnh dương suy, nữ áp đảo tuyệt đối, hay tổ chức selematan, chè cháo liên tu, nói cười vui vẻ. Nhà trong xóm nhỏ, nhà nọ sát nhà kia, bên đây thì ca hát nho nhỏ, mấy chị em mà, nếu có Siêu Nhân Trọng thì sẽ có tiếng la to lắm như - in sha allah,,,,vỗ tay nữa vv...may là không bao giờ Siêu Nhân bay đến! Vậy mà Công An nhân dân không biết, mà có biết thì chắc cũng qua. Sau Martini qua Mỹ, có viết sách “Vương Bụi Hồng“ trong đó có nói giai đoạn huynh đệ tập ở nhà cô.

Địa điểm nhà Halimah, đây là địa điềm thứ hai sau bác Lê người viết tập với huynh đệ, có hai phòng tập trên lầu 2, lầu 3 cho nữ và nam; chỗ này đông huynh đệ lắm. Vào nhà, qua cửa sắt kéo to dềnh, vừa bước vào nhà thì nghe tiếng lao xao, lào xào: ” kum, kum....” lia lịa??? Người viết vừa hoàn hồn ở trong trại hoc tập ra khi nghe vậy, hơi hoảng, nhớ lại chuyện mình bị cum rồi (tức bị bắt, bị tó). Đi lên cầu thang gặp em Phú, Quế Hương, cũng nghe, nhưng là một tràng dài hơn, nghe không kịp...wo... sa....lai,,, kum, chữ kum là rõ nhất, kẻ đáp lại thì: ,,,kum sa lem,,,? Lại kum và thêm sa lem là được nhấn mạnh nhất nữa?! Người viết cũng chả hiểu ất giáp, và cũng không hỏi gì, mãi về sau lên chùa Hồi mới hay đó là câu chào nhau của tín đồ Hồi - mà sa lem là sa lum, không phải sa lem đâu nha, Allah nghe là quở chết mắc dịch!, mà người đáp câu chào thì nói trả như nói lái lại. Sau về nhà lục lọi vớ được xâu chìa khóa xe, một đầu có móc khóa, đầu kia có hình hiệu, chữ sa-lam nổi bật, nhớ ra ông bác từng du học Do Thái nói nghĩa là - hòa binh. Ông bác tên Hoài Tâm, học trò cưng của Hoàn Nguyên Vũ Đình Mẫn từ dạo thầy Mẫn dạy Pháp văn ở Hà Nội, ông Tâm, cao học hành chánh khóa 1, là cựu hội viên Su, và ông này đưa người viết tới Su.

Rồi người viết được phân công đánh máy bài giảng Bapak, Halimah năng nổ chuyện dịch lắm. Nói về đánh máy các chị em chính thức như, Bích Thủy em anh Mulio Phương (khoảng 1979, theo chồng qua Nhật, chồng du học sinh, có bằng PhD Hóa Học, nay ở Virgina, USA) và Istimah Thủy, em út Halimah (hiện ở Canada) dùng thủ pháp Nhứt dương chỉ của Đoàn Dự, hoàng tử nước Nam Đế theo tò tò Vương ngọc Yến sắc đẹp chim sa cá lặn, lấy hai ngón trỏ chọt chọt, đúng ra gọi là Song Nhứt Dương Chỉ mới hay; bàn máy thì ở cạnh bàn máy may do Hoa đạp may áo soành soạch, bên ngoài hiên, Tấn, em Sudharmi Liên, dùng đục đẽo gỗ làm phom giầy nghe lốc cốc, ngoài ngõ hẻm (nhà Liên trong hẻm đường Hai Bà Trưng gần cầu Hai Bà Trưng, số nhà trùng với nhà người viết - 453/12) thì tiếng lao xao người qua kẻ lại, tiếng rao: ai ăn hột vịt lộn hông, ai ăn chè hông, rồi tiếng mì gõ nghe thanh thanh vv...., trong này thì tiếp tục thủ pháp gõ song nhứt dương chỉ, đó quà là một hoạt cảnh, một giao hưởng giữa âm điệu tiết tấu từ cõi Thiên Thần hòa trộn với những âm giai Đời ngân vang trong đầu người viết.

Địa điểm Halimah, nữ cũng đa số, nam thì Lukita Tự và thường có Tấn nhà gần, em Minh Hoàng từ ngã ba Ông Tạ qua, Đông từ Khánh Hội lọc cọc xe đạp tới vv....

 
   
   

Nhà bác Francois Maniquant (Ma ni quên, nếu đọc nhanh thì ra âm này), quí vị nhớ ra hồi thời Tây đó, muốn xe chạy thì phải có tay quay, đút tay quay vào ngay trước đầu xe, thợ máy ta thì hay nói tiếng Tây cho ra vẻ mình cũng xổ pha lang xa loạn xạ như ai thay cho xổ nho chùm, gọi là tay quay ma ni quên (tiếng Tây viết ra sao Đại tỉ). Nhớ vào trại mấy tay sĩ quan ta cũng thường nói tiếng Tây, thì có tay chọc quê: Ê! “toa” (mầy) biết không, “toa” nhớ hông, có lần “toa (là mầy)” đi xe lửa, “toa (mầy)”ngồi trong toa (toa xe) “moi (tao)” ngồi trên đầu toa (toa xe) “moi (tao)” ị, tiểu lên đầu “toa (mầy)”, nhớ chuyện đó hông? Đọc lại lần nữa chơi! Nhà thì ở tận trong Chợ Lớn đường Trần hưng Đạo, phòng tập, lên lầu phía sau, ít người thôi, phải đạp xe cở bốn năm cây số mới tới, thường có Tuấn-Luật sư, có gia đình rồi, nữ thì chỉ có Halimah, vậy thôi; bác Francois, Tuấn không nói làm chi (tay này lẩm rẩm mà đánh chết voi, hắn cua Lan em Liên hồi nào người viết không ngờ luôn), còn lại thì thành Nhứt Âm Nhứt Dương Song Bích hợp chưởng, người viết và Halimah đó. Duyên số sao nói được?

Sau khi latihan thì dùng trái dừa ướp lạnh, vì phía trước nhà bán cà fê sinh tố do bác gái phụ trách, thỉnh thoảng được thêm dưỡng chất bằng mấy cuốn chả giò nhân gà, bác trai kiêng thịt heo, viết tới đây mà thấy rõ nào trái dừa lạnh, nào chả giò ngã màu vàng xậm, dòn tan, nhân thật khéo rất vừa ăn, vị ngọt của thịt gà kèm theo dòn dòn của nấm mèo mộc nhỉ cùng củ sắn, tí cay cay của tiêu, thèm quá bác Francois à! Bác Francois, người tầm thước nói tiếng Việt ngầu lắm, mà ngộ nha, tên của bác đọc theo âm Việt hay lắm,,,, xoa có nghỉa là xòa trong xuề xòa nghĩa người có tánh chín bỏ làm mười, hiền như cục đất, ma-ni, nếu lên giọng là ma ní, nhớ hông, người mình gọi mấy ông Ấn ở chùa Ấn Độ là chà dzà ma ní cóc keng, mà bên trong đền thờ rất nhiều các vị Thần, nào đèn đỏ, hương trầm bay tỏa tấp vào mặt mấy ông chà dzà trên trán một dấu son đỏ lè, đúng chỉ là mờ nhân ảnh như Hàn Mặc Tử (1912-1940) gọi tên trong bài Đây Thôn Vỹ Dạ.

Đền Ấn thờ thần khách vào xem.
Ở đây um khói mờ nhân ảnh.
Mặt người đen quá nhìn không ra.
Đố ai nhìn được mặt chà dzà? (ở trong đền này)

(thơ bắt chước thơ họ Hàn, con cháu xin cụ Hàn đừng quở trách) 

Bác Francois tương tự, vì da bác không trắng như Tây; còn quant, đọc là căng, da bác căng màu ong mật; sự trùng hợp lạ lùng?

Và đền Ấn trấn toàn chỗ độc tức là khu mắc tiền, mấy con đường như Pasteur gần xe nước mía Viễn Đông, nơi hội tụ nam sinh, nữ sinh của nhiều trường trong Saigon. Địa điểm này nổi danh là nhờ khi ép cây mía họ bỏ thêm cam hay chanh. Xem nào, tay cầm ly nước mía lạnh, vừa uống vừa thưởng thức mùi thơm chanh dìu dịu, tới cổ họng nghe lịm mát cả người mà không thấy gắt cần cổ; ối chào! Đả khát làm sao, lại còn lén nghía mấy em nữ sinh đôi má đỏ hồng vì mới bước xuống xế đạp trên từng cây số tắm mình trong cái nắng chang chang, dừng lại, ghé ngang qua đây; chưa hết, kế bên có một xe và là xe duy nhất bán bò bía ăn từng cuốn nhỏ nong nóng chấm với nước tương ngọt, hòa cái béo đậu phộng và tí ớt cay cay ngon khỏi chê, giờ nhắc còn nhớ thèm nhỏ dãi!

Điạ điểm nhà anh chị Dương.

Nhà nằm không sâu trong ngõ hẻm tráng nhựa gần đường Trương minh Giảng, khá sát chợ và cầu Trương minh Giảng. Năm 75, đường này bị đổi tên, Nguyễn văn Trổi, đó là tên người định đặt bom nổ cầu Công Lý đặng giết Mac Namara-Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ tới Saigon năm 1964; nhưng không thành, bị bắt, rồi chết. Trước sân, cây mít sai trái nhưng huynh đệ chưa ai được thưởng thức cho biết mùi ngọt, thơm múi mít như thế nào?

Chợt nhớ nữ sĩ Hồ xuân Hương, thơ của người thì là lời tục, ý thanh, như bài vịnh quả mít:

Thân em như quả mít trên cây.
Vỏ nó sù sì, múi nó dầy.
Quân tử có yêu thì đóng cọc.
Xin đừng mân mó nhựa ra tay!

Nhà trước thì to được giao cho em anh Dương và gia đình, phía sau có hai gian nhà nhỏ, chị cả tên Minh ở một bên, người ôm mối sầu tương tư từ muôn kiếp đối với Tạ Quảng.

em đã thương anh từ vạn cổ.
anh ôm giấc mộng sầu Tiên nga?!

Chính hai gian này dành chỗ làm phòng tập cho nam và nữ, tuy chật, vì anh chị em tới đông quá, nhưng tập thoải mái có la hét vẫn không phiền hàng xóm, chỉ có điều là chú em anh Dương tỏ vẻ chống đối huynh đệ ra mặt, kệ, ta cứ tỉnh bơ như không có gì, giữ trọn niềm tin mà, có sao đâu; gặp mặt mày quạu quọ cau có xem như pha, ta cứ tỉnh ruội thẳng vào phòng tập.

Anh Dương còn làm cho nhà in chờ đợi đi Mỹ, diện đoàn tụ, chị Dương thuộc dòng trâm anh thế phiệt, gốc Đà Lạt, được biết nhà bố mẹ chị ở villa trên đường Yagut, Đà Lạt, đối diện xéo nhà bác mà người viết trú và được nuôi cho ăn học trong thời học tiểu học. Hồi tưởng, sống giữa nơi thường có mưa bụi, mưa bay điểm xuyết cho hoa anh đào nở y như thiếu nữ e lệ đôi má ửng màu son hồng vào độ chớm Xuân, nhớ mãi hai câu thơ của Thôi Hộ:

Nhân diện bất tri hà xứ khứ.
Đào hoa y cựu tiếu đông phong

Nguyễn Du đã mựơn ý thơ để tả Kim Trọng trở lại vườn thuý không gặp Kiều:

Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông (câu 2748 Truyện Kiều)

Không gặp anh Hùng đến tập khi anh trở về nguyên quán từ trại học tập, có lẽ anh chỉ đến vài lần rồi lên chuyến tàu,,, nhỏ xíu xiu ở Bạc Liêu vượt trùng dương ngàn trùng xa cách từ 81 mãi đến 10 năm lẻ người viết mới ca bài Mười Năm Không Gặp,,,, anh chưa đổi thay,,,, của Trần quảng Nam. Nếu Thiêng Liêng không bắt người viết cần trui luyện thêm ở nơi xứ ta đang có nhiều hiểm trở, khó nhọc buổi giao thời, thì người viết đã cùng chuyến tàu với anh Hùng rồi, dầu là vô tình đi chung. Số là, sau này Dung, em anh Hùng kể chuyện vượt biên, được biết anh Hùng đi theo tàu mà chủ tàu là anh của em cột chèo của người viết. Năm 1981, người em này ngỏ ý cho một chỗ khi qua được bến bờ tự do mới trả tiền, vượt biên thì tổ chức ở Bạc Liêu còn người tổ chức là tay người Tàu đã thành công nhiều lần cho các chuyến vượt biên trước, người viết từ chối vì con gái mới chào đời khóc oe oe; và nhà người viết với nhà em anh Hùng, anh chị Trí-Dung Su ta, là chỗ trú tạm của anh Hùng khi học tập về, chỉ băng qua con đường ngang trường tiểu học Rạng Đông - Nguyễn dình Chiểu thôi.

Gặp mặt Bổng, em Phát Tâm có một lần rồi mất tiêu luôn, ngày ấy trông vẻ rất hấp tấp hiện ra mặt, có lẽ tập với anh em để nạp điện cho chuyến vượt hiểm hay vượt biển như nhau, và rồi,,,,từ dạo đó: “Anh ở đâu, anh đi đâu,,,, nào ngờ, hởi ơi,???!!!”. Vận rủi vẫn giáng xuống tiếp, Huyền người mà Lukita rất kết model định kết mộng yêu đương chung xây tổ ấm, xuất hiện tại nhà anh Dương cũng vỏn vẹn hai ba lần, và rồi theo bước Bổng tức là bay bổng miền tiên cảnh?! Lukita, một Mosh Dayan Việt, chỉ còn than thở như Chế Lan Viên:

Với tôi tất cả đều vô nghĩa.
Tất cà không ngoài nghĩa khổ đau!

Được biết Huyền vượt biên bằng đường biển do bạn bè tổ chức. Chỉ thấy Huyền tập vài lần rồi dzọt. Mãi về sau để giải tỏa thắc mắc vấn vương Huyền sống ở đâu, Lukita Tự nhờ hai phụ tá quốc tế nữ thăm anh chị em bên nhà làm test thì trả lời, “chết, lạnh,,,!!!”.

Huyền như giọt sương tan biến trong đại dương:

Nàng như giọt sương trong.
Lung linh trên cánh hồng.
Chiều xuân buôn quên lối.
Bướm trắng lạc vườn hoang.
Ai đưa nàng qua sông.
Để chiếc bách giữa dòng.
Hoa trôi- thuyền lạc bến.
Tình có như tình không! - Thúy Sơn

Chú thích về Sư Huynh

Mặc dầu người viết gia nhập sinh hoạt giáo phái chỉ vài tháng nhưng có dự đủ hết các buổi đại lễ, kể cả ngày đầu năm âm lịch và cùng từng ăn cơm một bàn với Sư Huynh cũng như chứng kiến cành chữa bịnh của Ngài; những lời viết sau có tánh cách chủ quan nhưng là những điều thật đã xảy ra.

Người viết cùng vợ được Siêu Nhân Trọng giới thiệu với Sư Huynh vào khoảng năm 1983. SN Trọng cho hay Sư Huynh, giáo phái Vô Vi Quy Nguyên(VVQN) là do Siêu Nhân Tiến khám phá ra năm 1980.

Còn đây là những điều được thuật bởi Siên Nhân Trọng:

Sư Huynh được ngón tay Thượng Đế điểm ngay trán. Ngài có thể phân thân được; tức là xuất hiên ở hai nơi để gặp gỡ đệ tử trong cùng một thời điểm. Ngài biết dùng bùa chú và dạy một số đệ tử cao cấp có thể sai khiến cọp, sư tử ở trong sở thú; tuy nhiên Ngài nói là chớ có lạm dụng chuyện này. Ngài biết về thuật phong thủy, áp dụng cho việc chôn cất đúng hướng chẳng hạn. Ngài có cử chỉ rất bình dân. Ngài là Bapak trong xác thân người Việt; tập latihan cùng song song tập Thiền phương pháp VVQN không sao hết vì tương hợp.

Một chiều tối không lâu sau khi được thu nhận, người viết cùng bà xã đến nhà Sư Huynh, và xin phép nói chuyện với Ngài. Có đưa quyển Susila Budhi Dharma bỏ túi cho Ngài xem và hỏi Ngài có biết Bapak không, Ngài trả lời - Không. Cuộc nói chuyện kéo dài gần tới khuya, hỏi nhiều điều nhưng tựu trung điều cần biết là Ngài biết Subud là gì, Bapak là ai thì đã rõ ràng là Ngài hoàn toàn không hay chi hết?

Cách khoảng một tuần sau, nhân dịp dự đại lễ tại một biệt thự của một đệ tử có lẽ là nhà của vị Bác Sĩ, cuộc lễ rất đông người dự; Ngài tuyên bố đại khái là lễ này rất quan trọng đánh dấu một kỹ nguyên và tất cả anh chị em hiện diện tại đây đại diện cho toàn nhân loại đóng góp vai trò quan trọng vv,,,,. Ngay trước khi bắt đầu có vị nào đó làm rớt bể bình bông thì Ngài quở hơi nặng dầu không nói lớn.

Sau khi xong lễ, đang đứng lang bang ngoài vườn thì ông bà Chánh (theo SN Trọng, ông Chánh là người trông nom tái thiết trụ sở Su) đến và trách người viết hai điều: thứ nhất là, lý do xin gia nhập giáo phái không thật, phạm tội nói dối với Sư Huynh (lý do này do SN Trọng phịa ra người viết cũng quên rồi), điểm thứ hai, Sư Huynh bịnh mấy ngày ngay sau đêm nói chuyện; bà Chánh nói là Sư Huynh bị bịnh là do gánh nghiệp nặng của gia đình người viết?!

Người viết có tỏ ý cho Ngài biết là sẽ vượt biên, nhưng, thỉnh thoảng Ngài ám chỉ sẽ đi bằng con đường chính thức (tức máy bay). Có lần đem cả nhà tới gồm bà xã và đứa con gái nhỏ xíu, từ giã Ngài vượt biên bằng đường biển, Ngài vẽ bùa bằng tay ngay sau lưng mỗi người, trước đó thì Ngài lại nói ám chỉ sẽ đi chính thức. (quả thật, vượt biển thất bại, không ở tù; sau đó rất lâu mới bay qua Mỹ được). Nói chung là Ngài có khả năng thấy vấn đề tương lai.

Cách chữa bịnh của Ngài ngồi ở xa, và đưa cánh tay với bàn tay xòe ra chỉa thẳng vào bệnh nhân, thấy người bệnh rung rẩy giật từng hồi; hết hay không thì không rõ. Thời gian chữa bệnh là giờ trưa lúc Ngài ở sở về nhà ăn cơm. Ngài không ăn chay, thịt heo là món khoái khẩu.

Có lần Ngài nói là từng chữa bịnh cho người liệt đứng dậy được; nhân đó người viết xin Ngài giúp cho bà chị cả, liệt có nửa người thôi; Ngài hứa giúp, trong lúc chờ đợi thì Ngài cho danh hiệu, Ngài nói bà chị cứ niệm hồng danh ấy - Di Lạc Tôn Phật. Bà chị nghe mô tả thì rất tin tưởng Ngài, cứ mong đợi ngày được chữa; nhưng ngày đó không bao giờ tới. Hỏi nhắc Ngài thì Ngài nói vì “nhà bà chị chưa nhất tâm”?! Ngài có cho đệ tử cao cấp tới một lần, bệnh thì vẫn thế, mà bà chị vẫn niệm hồng danh Ngài và hỏi người viết khi nào Ngài chữa?! người viết cũng hứa ẩu đại chứ biết nói sao đây?!

Có tập phép thiền của giáo phái, rất nóng trong người, đổ nhiều mồ hôi, trong lúc tập thì hoàn toàn không latihan nữa, tập không lâu thì ngưng; có lẽ phần bất mãn Sư Huynh không giữ lời hứa chữa bệnh bà chị!

Ngài mất năm 61 tuổi (1934-1994); việc chấp chưởng giáo phái do người con trai được Ngài cho vượt biển qua Mỹ và người viết biết là người này phá hoại đạo pháp của Ngài (cô Hòa là nữ Su ta là một nạn nhân thoát nạn bay về Việt Nam kể lại cho Hoàn Hương Tống nghe mọi sự xảy ra)?

Người viết có người thầy dạy Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng là đệ tử của Sư Huynh, theo lời kể lại của bạn thân học cùng trường và là cháu của thầy kể lại, thầy thường xuất hồn chứng kiến cảnh hạ sinh các cháu bé ở nhà bảo sanh, thầy nói là trước giường sản phụ ngày giờ lâm bồn đều có các thiên thần hiện diện.

Tản Mạn cẩn bút 02.2010

 
 
 

Đôn Chính: Em hỏi thiệt. Hồi đó anh TRR có âm thầm mê mấy người đẹp đó không? Theo những gì anh viết thì bề ngoài là khen nhà báo TM, nhưng bên trong thì đó là nỗi lòng của chính mình!

TRR: Cho cuốn phim ngược dòng thời gian em ạ. Hồi đó gia đình bác phụ tá Lê hàng tuần đi taxi đến trụ sở Subud 2 lần tập latihan, gồm bác Lê, 2 chị Liên, Điệp, và cậu con trai hơi lãng trí. Tới đây cần anh Nho và ngài TM phụ giúp. Riêng chị Điệp có dáng người thể thao, khỏe mạnh, nhiều...đường cong...; nếu được lên sân khấu sẽ nuốt trửng sân khấu vì ai cũng sẽ chăm chú nhìn chị mà quên đi sân khấu lớn hay nhỏ, đèn sáng hay tối...Nước da chị màu bánh mật, mà nếu chị được ở xã hội Tây Phương thời đó thì là làn da lí tưởng. Chị tóc dài tới lưng và thường đeo kiếng mát và không nói chuyện với ai hết càng làm tăng thêm vẻ...huyền ảo. Chị có bằng Tú Tài, và một điểm đặc biệt là chị không ăn mặc đúng thời trang lắm nên có vẻ conservative, làm chị có dáng dấp là một người vợ hiền tương lai, nhưng rất là... potential... ngầm...

Cũng thời gian đó anh tình cờ quen 1 cô, không ngờ là cháu bác Lê lúc anh ra làm việc tập sự ở Phan Thiết. Nhờ đó anh biết gia đình bác Lê là một đại điền chủ ở miền Nam. Có thể điều này làm 2 chị Liên Điệp đâm ra có vài khó khăn....

Anh nghĩ anh viết vầy chị Điệp có đọc được có thể cũng vui vì là chuyện "thuở mình còn đẹp..."

Phương: Theo tôi biết thì hai cô con Bác Lê là lớp người tân tiến vì có một lần tôi được mời tới dự party có khiêu vũ buổi tối tại nhà. Tôi không nhớ năm nào và vào dịp gì. Không biết có ai nhớ không? Thế mà giờ đây : " vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết". Hùng có nhắc tôi mới nhớ.

 
 
 

Đoạn dưới đây là của chính Lukita Tự nhớ viết những kỷ niệm về Huyền, người con gái dễ thương mà bạc phận má hồng:

{Chuyện gia đình cô Huyền này liên lạc lại được với Su VN cũng khá ly kỳ, khi đó, Huyền theo bà Dì đi thăm ông cậu là SQ bì tù CS mà chúng gọi là học tập cải tạo, thì gặp Lâm, cũng đi thăm nuôi ai đó, cùng trại. Đi chung đường, cu Lâm ba hoa đủ chuyện (cu Lâm này chắc anh Hoàn Toàn còn nhớ). Trong các câu chuyện thì có chuyện latihan, và cu Lâm còn phang 1 câu ác ôn: "tui có ông anh dễ thương lắm, chị thấy là chịu liền." Số là anh chàng Lâm này, ngày nào cũng đóng đô ở nhà Lukita, sáng sơm tới, đến khuya mới về, có khi ngủ lại luôn, vì hồi đó Lukita ở riêng 1 mình 1 nhà, nhà này là nhà in cũ của Ba Lukita, sau 75 bị CS dẹp tiệm nên Lukita tổ chức thành 1 điểm tập, có khi tụ tập selematan linh đình mà Công An khu vực chẳng nói năng gì cả, có lẽ nhờ Ơn Trên che chở, và Lukita cũng biết thân, cà phê cà pháo với anh CA khu vực thường xuyên.

Không riêng gì cu Lâm, các bạn trẻ khác như Mawardi Đông, Haryanto Tuấn Ba, Michou, Nghĩa con Bác Ngôn, Long (có 2 anh Long, 1 Long là bạn của Nghĩa, Long kia là bạn của Mawardi Đông), và vài anh chi em khác nữa cũng thường xuyên lui tới, đặc biệt có anh thanh niên đầu bạc là Bác Francois, anh Tạ Quảng. Đám thanh niên tụi em tối ngày tụ tập đờn hát ì xèo thoải mái lắm, mà cũng không biết sao hồi đó tụi này rảnh vậy. Mỗii khi huynh đệ có chuyện, là đám thanh niên này ùa tới cứu bồ liền. Điển hình như khi anh SN Trọng lăng nhăng gì đó, bà xã (Hoàn Toàn) bỏ đi, đám nhóc nhà anh Trọng như SViệt, Hung Minh, còn nhỏ xíu, đám thanh niên này thay phiên nhau tới coi nhà và mấy nhóc cho anh SNTrọng đi làm. Ngoài ra, bất cứ đâu có Selematan, dọn nhà hay quan hôn tang tế gì cần khiêng vác, hú 1 tiếng là đám thanh niên này tới liền.

Đi xa đề quá rồi, nay Lukita xin trở lại: khi cô Huyền tới liên lạc theo lời chỉ dẫn của cu Lâm, thì cả hai trúng cú đờ búa liền. Gặp Huyền lần đầu, khỏi cần giới thiệu, em hỏi ngay: " Huyền phải không?" Cô ta cũng biết ngay là gặp đúng anh Lukita Tự rồi, khỏi hỏi. Đó là 1 ngày nắng đẹp, tháng 5, năm 77. Sau đó Lukita đưa cô ta gặp chị Halimah Thùy để liên lạc với các Phụ Tá Nữ, lúc đó chỉ có 2 người là Bác Lê và chị Ngọc Anh thôi. Ít lâu sau đó, Bà cụ của Hiền, tuy đã khai mở trước 75 rồi, nhưng thất lạc lâu ngày nên chị Ngọc Anh cũng khuyên nên khai mở lại (hay sao đó, chắc chị Halimah Thùy còn nhớ, xin cho biết). Huyền vì là con út, chưa được khai mở lần nào, nên cũng được khai mở chung từ đó, và địa điểm khai mở là ở nhà Bác Lê, vì hồi đó, Bác Lê đã lớn tuổi rồi, không tiện đi lại nên thường là khai mở ở đó (đúng không chị Thùy?). Sau này chỉ có chị Ngọc Anh là chịu khó đạp xe đạp đi khai mở lưu động tại các địa điểm bên nhà em, anh chị Dương, anh Hoàng Nam v.v...

Từ lâu, em cũng thường xuyên đi tập khắp các địa điểm ở Saigon, như nhà Bác Châu, Bác Quận, Anh chị Hoàng Nam, Anh chị Dương.... đến khi Huyền được khai mở, hễ có xuất tập có 2 bên Nam và Nữ, là em đèo Huyền đi theo, Huyền thì không cần biết Su là gì cả, chỉ cần biết anh ở đâu thì em ở đó, và cứ như vậy cho đến 27 tháng 2 năm 79. Nhà của Huyền khi đó cũng là một điểm tập của các ACE. Và, cả gia đình, Bà Cụ, Châu chị của Huyền, cùng ông chồng, Toàn, tập rất đều và chăm. Đại Ca Mẫn chỉ thấy Huyền có vài lân là vì vậy, chứ không phải Huyền khai mở xong thì đi.

Thêm 1 chuyện ly kỳ ngoài lề nữa, là ngày Huyền từ giã em để ra đi, vào ngày 27 tháng 2 năm 79, thì xếp nhà em bây giờ cũng sanh ngày 27/2.

Ngày xếp em (lúc đó chưa cưới) từ giã để đi H.O. là 1 tháng 7 năm 92, thì 27 tháng 2 năm 95 em rời VN để qua Canada, mới biết 1 tháng 7 là Canada Day. Em thấy mọi chuyện đều do Thiêng Liêng sắp đặt và báo trước mà mình không biết.}

Đó là bốn địa điểm chui rải rác chính, may cho huynh đệ có để tiếp tục giữ trọn niềm tin thờ phượng Thiêng Liêng; còn vài nơi khác như nhà Roosdiana, ngã bảy gần chợ cá Nguyễn tri Phương; nơi đây thì có thêm anh Cận vẫn thường xuyên đến tập tuần hai buổi tối cho đến khi anh và gia đình định cư Đức, hình như năm 1980.

Gần trung tâm chợ Bến Thành và chợ cầu Ông Lãnh Sài gòn, nhà ba anh Hoàn Hương trên đường Nguyễn thái Học, trước là chỗ làm việc của Tổng Đại Lý và Tổng Phát Hành Sách Báo Toàn Quốc Nam Cường. Nhà là cao ốc tám từng, sau 75, nhà nước chỉ cho gia đình Tống, mấy người em có một hai lầu ở thôi, không thể mở mang làm ăn gì được; huynh đệ tập trên sân thượng, thật là cảnh: “đầu đội Trời chân đạp hổng tới mặt đất”, mà ác lắm nha, hả! cái gì?

Thì thường bà xã Tống đứng ngay chỗ anh em lên cầu thang máy, thái độ vẻ sừng sộ và bắt đầu mở máy hát: ”Ông lo tập cái đó riết rồi ,,,, có đem đủ gạo cho tụi nhỏ ăn hông hả; nào nhà,,,,,,,,,tiền,,,,,,.". Tống hối: ”Lẹ, mình đi lên lẹ, kệ bả”, anh em là khách, đâu dám ý kiến?! Ở đây thỉnh thoảng gặp Đông - Khánh Hội, thường thì Viên, cựu Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, hầu như chỉ có nam, nữ có con gái Tống tên Lan. Người viết gặp Viên (vượt biên hình như năm 81) một lần tại Sacramento, thủ phủ bang California.

Ở quận 3 đường Bàn Cờ, trước khi Phú và gia đình đi Pháp, một số ít anh em tập tại nhà in của Dũng cách nhà Phú vài căn, nơi đây cũng là chỗ Phú làm thợ in cho Dũng - em của thầy Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp Bùi quốc Châu (Tống nói); sau, Dũng vọt qua Úc được. Chàng Phú trước sống ở Lào, da mặt bị gió Lào táp, lầm lầm ít nói, hiền khô hay cười, cầm đàn ghi ta thùng gảy tưng tưng,,,, và nhà mà chàng hay lui tới là nhà ba má Liên. và ôm mối tình si câm qua Pháp luôn, gần hai mươi năm sau (1998) quay về mới: “Bởi vậy cho nên,,,,” chỗ này phải lên giọng ca vọng cổ mới được,,,,,,,,, không những “Mười năm không gặp tình không quên lảng”,,,, mà “ Hai mươi năm gặp lại một lần dính luôn - ư ư,,,,; chúng ta không xa, không rời một bước,,,” như cặp chim bồ câu vậy đó, thành cặp Phú-Liên, người Việt “ăn cà mắm bể”, ngon không thua mắm tôm chua.

 
 

 

 
 
  © 2013 Góc Nhỏ