Cuộc hành trình đến với công cuộc tìm mỏ vàng
ở trung tâm Kalimantan

Pak Wisnu Hudoyo viết
    Kurnia Bửu Linh Trần Thị Kim Thái
dịch
     WSA NEWS trang 10, Volume 7, Number 7, July 1996

 
Bapak thăm Kalimantan năm 1980 (hình SubudVoice).  
   

Mỏ vàng ở vùng trung tâm Kalimantan là một trong ba hiện ảnh của Yang Mulia Bapak đã được nói đến trong một buổi nói chuyện vào năm 1963, trong buổi nói chuyện này Bapak bày tỏ là tất cả chúng ta có cơ hội  làm việc để thực hiện công cuộc này. Cũng vào năm 1963 Bapak chỉ cho chúng ta những địa điểm mà những nguyên liệu thô như xi măng và dầu hỏa sẽ được tìm thấy một cách dồi dào. Vào đẩu thập niên 1970 hai nhà máy xi măng đã được phát triển trong vùng Bogor, trong khi đó việc khoan dầu ở ngoài khơi biển Java đang khoan đúng vào những chỗ được Bapak chỉ rõ.

Subud đã bắt đầu công cuộc dò tìm vàng vào đầu thập niên 1980. Việc này đã được tiến hành chậm chưa từng thấy do bởi những thử thách gay go và những khó khăn, chủ yếu là về tài chánh. Tuy nhiên một nhóm hội viên còn rất trẻ, là những Người Tiên Phong thật sự, dưới sự khích lệ của Bapak đã tiếp tục. Giờ đây, thấp thoáng tia hy vọng có được nhiều sức mạnh vật chất cần thiết để đem công cuộc này đến chỗ thực hiện. Sức mạnh vật chất này cần được hổ trợ bởi sự trưởng thành về tâm linh. Chúng ta đều biết như Bapak hằng thường đề cập đến trong các buổi nói chuyện của Bapak, sứ mệnh của Subud là nâng cao tính nhân bản trong đời sống tâm linh và đời sống xã hội nơi mà hòa bình và sự hòa hợp ngự trị trong mỗi con người. Chúng ta nên ghi nhớ trong trí việc tạo ra hòa bình và sự hòa hợp với những người xung quanh ta, với thiên nhiên và với môi trường. Chúng ta sẽ không trở thành tham lam nếu như chúng ta muốn thành công trong công cuộc này. Ngoài Bapak ra, nhiều người đã tiếp nhận rằng Vàng ở Kalimantan được dò tìm vì lợi ích xã hội, để nâng cao mức độ tính nhân bản lên. Đây là một thử thách cho tất cả chúng ta, đặc biệt là cho những ai trực tiếp tham gia vào công cuộc này, để họ luôn nhớ và không quên ngay cả dù chỉ trong chốc lát. 

Ngày 6.6.1996, cuối cùng ở vào tuổi 75 tôi đã có cơ hội viếng thăm khu đất Lakapoi nổi tiến, nơi tôi đã ở lại trong 3 ngày. Tôi vô cùng cảm tạ Thiêng Liêng đã ban cho tôi cơ hội này để chính bản thân tôi nhìn thấy những gian khổ mà các huynh đệ của chúng ta đã trải qua hơn 16 năm tại đây, nơi mà sự liên lạc với thế giới bên ngoài không hề có. Hãy tưởng tượng ban đêm sẽ như thế nào khi không có điện và vào mùa đông thì luôn luôn ẩm ướt và lạnh lẽo.

Cuộc hành trình của tôi từ Balikpapan đến đây đi bằng phi cơ trực thăng chỉ mất 3 giờ đồng hồ, trong khi đó từ chỗ rời xuồng máy xuống đi bộ đến nơi này sẽ mất một tháng. Chuyến bay này cũng vậy, chỉ có thể bay được trong những điều kiện thời tiết tốt. Vẫn thường xuyên xảy ra trường hợp một người phải đợi nhiều ngày cho đến khi gặp được thời tiết tốt như mong muốn. Khi bạn đến nơi phải theo một con dốc nguy hiểm để đi xuống dưới, con đường này dốc trong khoảng từ 35 độ đến 70 độ, xuống đến dưới nó lại nghiêng sang một bên, đối với tôi con đường này quả là một thử thách. Ở cuối con dốc đứng này là con sông Susi Kanan với một thân cây bắc ngang qua, thân cây này được dùng như một cây cầu nhưng không có tay vịn. Thật may mắn thay cây cầu này không quá dài, chỉ dài khoảng 8 mét, nhưng với một người đàn ông ở tuổi tôi, đây quả là một tình huống liều lĩnh. Hơn nữa, đôi chân của tôi vẫn còn run do việc đi xuống dưới và việc đối mặt với cây cầu làm tôi phải tập trung và có được sức mạnh trước khi tôi bước đi bước đầu tiên. Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là kết thúc cuộc hành trình, vẫn còn phải đi lên rồi lại đi xuống nhiều bước nữa trước khi tôi đến được gian nhà chính của trại căn cứ ở Lakapoi, cảm tạ Thiêng Liêng là tôi đã không bị thương nhưng có đôi chút choáng váng và đôi chân bước đi hãy còn rất loạng choạng.

Khi đã đến nơi tôi trông thấy nhiều tòa nhà, hay tốt hơn nên nói đó là những kiến trúc bằng gỗ, tại đây bây giờ họ đã có một máy truyền thanh, một điện thoại có thể nhận và gởi đi những thông tin đến bất cứ nơi nào trên thế giới (phương tiện xa xỉ này chỉ vừa được gắn gần đây) và ngay cả là một máy truyền hình. Trong căn phòng dùng cho giải trí, cộng đồng những người làm việc đang thích thú xem truyền hình. Điều này tạo nên một mối quan hệ con người gần gũi với những công nhân địa phương là những người làm việc rất tận tụy và trung thành.

Sau một đêm ngủ say, do có con trai của tôi đi cùng nên tôi đã quyết định thử đi lại con đường mòn dẫn ngược lên chỗ đường bay của phi cơ trực thăng. Điều chúng tôi nhận ra là những tay vịn đã được làm xong bởi những con người rất chu đáo của trại căn cứ. Tay vịn được làm để giúp tôi đi xuống và trèo lên. Những bậc thang và những cây cầu chỉ qua một đêm đã được hình thành, thật là những con người chu đáo. Cử chỉ này làm xúc động lòng người, nó cho thấy những người ở đây quan tâm đến người khác. Tôi hiểu chúng đã được làm vì một ông lão đã đến thăm họ. (Vợ tôi đã khóc vào lúc đó). Suốt chặng đường để đến được chỗ phi cơ trực thăng, nhớ đến tình trạng tim của mình, tôi đã dừng lại 6 lần để kiểm tra nhịp tim đập, một người không thể quá là cẩn thận, có chăng người này có vấn đề về tim mạch. Từ chỗ này tôi muốn đi và nhìn thấy những người làm việc sẽ tiến hành việc khoan như thế nào, tại một nơi nào đó, tiếng máy khoan nổi lên rất rõ và rất lớn đến nỗi cứ như là việc khoan ở rất gần trại căn cứ. Thật vậy, chỉ cách trại căn cứ khoảng 800 mét nếu đi theo đường thẳng, nhưng vì phải đi theo một con đường mòn đi vòng và men theo một khe núi nên quảng đường dài khoảng 3 đến 4 kilômét. Vì vậy giữa đường bị nản lòng, tôi quay trở lại trại căn cứ và từ bỏ ý định. Tuy nhiên những người phu khuân vác mang thực phẩm và vật dụng từ trại căn cứ đến chỗ khoan đã di chuyển nhanh nhẹn và dễ dàng đến thế, ngay cả khi mang một gói hàng nặng bằng nửa sức nặng của họ, họ vẫn di chuyển rất nhanh và vững chắc, điều này đối với tôi dường như là không thể tin được.

Đối với tôi tất cả những gì được nhìn thấy tại nơi dò tìm vàng này là một kinh nghiệm vô giá hay rất có giá trị là đằng khác. Tôi có thể hình dung ra ở vào giai đoạn rất sớm của cuộc thăm dò ắt hẳn phải như thế nào - dụng cụ thì ít ỏi, không điện, không phương tiện giải trí, không có sự liên lạc trao đổi thông tin, ắt hẳn phải rất là khó nhọc. Nhưng những Người Tiên Phong này vẫn kiên trì, những sự mất mát thiệt hại của họ đã được sinh hoa kết quả. Tôi kính trọng và mong ước được cám ơn những Người Tiên Phong này, đó là những con người vô vị lợi trong sự cống hiến và tận tụy để hoàn thành sứ mệnh của Bapak. Tôi cầu xin sự hiến dâng của họ sẽ tạo ra nhiều thành quả hơn nữa để những thành quả này sẽ đem lại hòa bình, hòa hợp và hạnh phúc cho nhân loại.

 
 
   
 

 

 
 
  © 2013 Góc nhỏ