Quan Lệ Quyên

19.. - mất 1978

Phó ban Xã hội Subud, nhiệm kỳ 70-72
Trưởng ban Xã hội Subud, nhiệm kỳ 72-74

 
     
 
   
 
Tokyo 1967 - SWC 3  

Thời kỳ đầu khi thành lập Subud Việt Nam Hội đồng Quản trị không có ban Xã hội.

Ban Xã hội chỉ được thành lập bắt đầu từ nhiệm kỳ 70-72. Theo thông báo của Hội đồng Quản trị Subud Việt Nam ngày 7-7-1970 với thành phần như sau:

Trưởng ban: Đinh Thị Việt Liên
Phó ban:       Quan Lệ Quyên
Thư ký:         Nguyễn Như Tuyền
Thủ quỹ:       Nguyễn Trí Dũng

Ban Xã Hội Subud đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp đỡ bên trong, đem Subud ra bên ngoài xã hội. Trích một đoạn đăng trên tờ Huynh đệ số 9 năm 1970 công việc sơ khởi của ban Xã hội khi mới thành lập:

 
 
Quan Lệ Quyên (người thứ 2 từ phải qua trái) tại ĐHTG Subud ở Tjilandak 1971

Khi nói về bác Quan Lệ Quyên thì trong thời gian trước năm 1975 Hoàng Nam là hội viên mới, chỉ đến Hội tập Latihan rồi về ngay, ít khi chuyện trò nên có  một lần chỉ thoáng thấy bác, và được biết bác là một thành viên trong ban Quản Trị của Hội.

Vào năm 2000 lẻ mấy, một dịp tình cờ gặp lại  anh Đỗ Xuân Viễn tại miền nam Cali, em họ của người bạn thân học cùng trường kiến trúc, và mới được biết bác Quan Lệ Quyên là bà ngoại của anh Viễn.

Sau đó anh ấy kể lại câu chuyện về bác Quan Lệ Quyên lúc cuối đời xảy ra tại Sài gòn vào khoảng năm 1978.

Ngày hôm đó trong bữa cơm chiều gia đình đầy đủ các con cháu đang ngồi quây quần tại bàn sắp sửa dùng cơm, bác Quan Lệ Quyên nói với người con trai lớn ngồi đối diện:

- " Con rót cho Mẹ ly nước lạnh’’. 

Người con trai đứng dậy quay lưng mở tủ lạnh lấy nước lạnh cho Mẹ, khi vừa quay lại thì thấy bác Quan Lệ Quyên đã gục xuống bàn qua đời ngay tại chỗ.

Đám ma của bác tổ chức rất long trọng, có kèn đám ma với hơn một tiểu đội lính mặc áo khố xanh khố đỏ, đội mũ hình chóp, với người dẫn đầu đoàn đám ma múa gậy, lâu lâu lại quăng gậy lên cao, đón gậy khi rớt xuống.. có khoảng gần 100 người cùng đi đưa đến khu Nhị Tỳ Quảng Đông trong Chợ Lớn để chôn cất, trong đó có anh Rosdiana Tạ Quảng và Hoàng Nam cũng tham dự. Khu Nhị Tỳ Quảng Đông trông thật âm u và có cảm giác ghê rợn, như đi lạc vào cỏi âm phủ.

Theo con mắt thế gian thì cuộc đời thật vô thường, nhưng với con mắt tâm linh được Thiêng Liêng gọi về ở tuổi cao niên như thế này thật là có phước.

Hoàng Nam

 
 
© 2019 góc nhỏ