Mardi Ning Sih Nguyễn Văn Cừ  
tạ thế ngày 09.12.2001 ở Michigan, Mỹ
 
   

Bà Mardi Ning Sih khai mở vào Subud năm 1963

Bà được Bapak bổ nhiệm làm phụ tá trong đợt thứ nhì gồm 14 người: 6 nam và 8 nữ. Tức bà là một trong 8 người nữ phụ tá đầu tiên của Subud Việt Nam.

Bà là trưởng ban Tu Thư, tức ban lo phần dịch thuật. Phần lớn các bài Nói-Chuyện của Bapak là do bà chuyển ngữ trong khoảng thời gian trước năm 1975.

Bà đứng trông coi tập san Subud thay ông Đặng Phác, khi ông sang Pháp định cư. Sau này bà cùng nhóm thanh niên Subud phát hành thêm tờ Huynh Đệ.

Sau năm 1975 bà sinh sống tại Michigan, Mỹ và chỉ còn hoạt động trong lãnh vực phụ tá cho tới ngày qua đời.

     
  các bài viết, dịch của bà đăng trên trang nhà Góc Nhỏ:  

° những chứng nghiệm đầu tiên của Bapak - dịch
° những điều tôi được nghe thấy - II - Prio Hartono -viết
° tôi thấy gì trước và khi gia nhập Subud - viết
° những kinh nghiệm của ông Sudarto Martohudojo - dịch
° một lá thư từ Tjilandak - Subud Journal - dịch
° lời khuyên của Bapak cho các phụ tá - sách - dịch
° kỷ yếu mười năm thành lập Subud Việt Nam - sách - viết chung với Mai Hương Từ Thị Bảo Kính
° sự sùng bái những vật vô tri giác - dịch
° Subud và những phương pháp khác - dịch
° kiên-tâm - dịch
° Latihan và sự chữa bệnh - dich
° hãy làm công việc ấy cho Bapak - dịch
° Bapak trả lời những bức thư ngắn - dịch
° những giải đáp của Bapak - dịch
° chương trình đi vòng quanh thế giới năm 1970 của Bapak - viết
° dự định về Đại hội nghị Thế giới năm 1971 - dịch
° tiến sĩ Prio Hartono đi Los Angeles làm sứ giả đầu tiên của Subud - dịch
° buổi nói chuyện lần thứ nhất tại Bandung của Bapak - dịch
° tin tức Subud Xuân 1970- viết
° buổi nói chuyện lần thứ nhất tại Bandung của Bapak 22-5-65 - dịch
° hoạt động của MasPrio Hartono ở Mỹ quốc - dịch
° tin tức Subud Việt Nam Thu 1970 - viết
° bài nói chuyện thứ nhất của Bapak tại Tjilandak ngày 10-12-1968 - dịch
° bài nói chuyện lần thứ hai về nhịn ăn trong tháng Ramadhan (đêm thứ 27) - dịch
° bài nói chuyện lần thứ ba về sự nhịn ăn trong tháng Ramadhan - dịch
° phái đoàn Subud Việt Nam đi dự Đệ Tứ Đại Hội Nghị Subud Thế Giới tại Tjilandak (Nam Duong) - viết
° sự hướng dẫn của Thiêng Liêng - dịch
° bài nói chuyện của Bapak tại Tjilandak (5-12-1970) - dịch
° những hiệu quả của Latihan tâm linh - dịch
° bài nói chuyện của Bapak ở Tjilandak (11-5-1969) - dịch
° diễn văn của Bapak khai mạc buổi họp các nghị viên ở Tjilandak (1969) - dịch
° bài nói chuyện lần thứ ba của Bapak tại đệ 4 Hội nghị quốc gia Nam Dương - dịch
° các loại sinh lực (bài nói chuyện lần thứ 3 của Bapak tại hội nghị Subud quốc gia lần thứ 5 tại Nam Dương - dịch
° bài nói chuyện thứ nhất của Bapak trong kỳ đệ tứ Đại hội Subud Quốc tế họp tại Tjilandak 9-8-1971 - dịch
° bài nói chuyện của Bapak: những lợi ich của sự nhịn ăn, bài I và bài II - dịch
° bài nói chuyện thứ 13 của Bapak tại hội nghị Subud quốc tế họp tại Tjilandak đêm 24-8-1971 - dịch

 
 
 
 
Mardi Ning Sih qua Áo. Hải Dương, Hoàng Cung, Hạnh Đào, Mardi Ning Sih, Mỹ Hạnh và Nguyễn Văn Lộc (anh Mardi Ning Sih).
 
 
 
Mardi Ning Sih qua Áo. Mai Châu, Mardi Ning Sih, Hạnh Đào, Hải Dương và Lưu Thủy.
 
 
 
Lưu Thủy, Hạnh Đào, Mardi Ning Sih, Hải Dương, Mỹ Hạnh và Nguyễn Văn Lộc
 
 
 
Gia đình Hoàng Cung (bìa trái) qua Mỹ thăm Mardi Ning Sih.
 
 
 
Gia đình Hoàng Cung qua Mỹ thăm Mardi Ning Sih.
 
 
 
Gia đình Hoàng Cung qua Mỹ thăm Mardi Ning Sih. Hàng chót: Thọ (Subud trước 75 đã mất), Chung (Subud trước 75 đã mất), Diễm.
 
 
 

Chia buồn

Liêm-Khiết Haryanto Trương Trọng Bình

Liêm khiết xin thành thật có lời phân ưu đến Hardjono và gia đính.

Bác Mardi Ning Sih là một trong những vị sáng lập ra hội Subud Việt-Nam, Bác cũng là một hội viên, phụ tá gương mẫu cho cộng đồng Subud Việt-Nam.

Bác đã đóng góp rất nhiều cho sự trưởng thành của Subud Việt-Nam. Công lớn của Bác là đã dịch rất nhiều bài nói chuyện của Bapak, việc này đã giúp cho rất nhiều hội viên ở Việt-Nam được hiểu biết thêm về ý nghĩa và mục đích của Subud.

Bác lại rất chân thành và tinh thần Subud rất cao, thật đáng nêu gương tốt cho cộng đồng Subud Việt-Nam.

Liêm Khiết nguyện cầu xin Thiêng-Liêng Toàn-Năng ban nhiều ân phước và sự hướng dẫn của Ngài đến với linh-hồn Bác Mardi Ning Sih.

 
 

 

 

 

Chị Mỹ Hạnh thân mến,

Nghe tin Bác mất, và Bác Mardi Ning Sih cũng mất cách một hai ngày sau đó. Tôi đã tập latihan cầu nguyện Ba Chị và Bác Mardi Ning Sih. Trong Latihan tôi cảm thấy thật là sung sướng vô bờ, người bay bỗng, và nhẹ nhàng vô cùng, như đang sống trên Thiêng Đường vậy. Sau buổi latihan cầu nguyện này, cảm giác vui sướng, nhẹ nhàng vẫn còn kéo dài mãi. Tôi cảm nhận ngay là linh hồn của Ba Chị và Bác Mardi Ning Sih đã được Thiêng Liêng đón nhận. Chắc chắn là như vậy.

Tôi đã kể cho Harjono Mão nghe từ lâu rồi. Vì Harjono Mão là cháu Bác Mardi Ning Sih. Bây giờ mới nhớ đến việc này nên kể đến Chị. Trong cuộc đời của tôi, tôi đã nhận rất nhiều ân huệ nhiệm mầu mà Thiêng Liêng đã ban cho tôi cũng như gia đình của tôi. Những việc này xảy đến thật là bình thường, mãi về sau, trong một giây phút nào đó, tự nhiên trong tâm bật ra câu trả lời : Đó là Ân Huệ của Thiêng Liêng, ban cho ngoài sự mong cầu của mình. Và tôi cũng hoàn toàn tin tưởng là tập đều latihan, sống một cuộc đời tốt lành thì cuối cùng lúc ra đi cũng sẽ được như thế.

Đó là những gì tôi muốn chia sẻ với Chị.

Thân mến

Hartono Đỗ Đình Hoài

 
 

 

Bác Mardi Ning Sih và Ban Tu Thư Subud Việt Nam.

Xin cám ơn chị Mỹ Hạnh đã nhắc nhở tôi về Bác Mardi Ning Sih, thật là một thiếu sót lớn, nếu không nói về Bác Mardi Ning Sih và ban tu thư, sau đó là ban sách báo.

Khi tôi vào Subud năm 1966, tôi chỉ biết và làm việc với ban tu thư vào thời điểm đó. Các vị dịch các bài talk của Bapak gồm có: các Bác Vũ Huy Hiền (Vũ Huy Minh Châu ), Bác Đặng Phác (Bác Đặng Trịnh Kỳ), các bài của các Bác dịch rất công phu và rất có chất lượng, vì các Bác rất uyên bác về dịch thuật, phần lớn các bài dịch của hai Bác đều do từ Pháp Ngữ; thêm vào đó có Bác Vũ Đình Mẫn, giáo sư Pháp văn, một phần các từ ngữ chữ Hán thường phảng phất ảnh hưởng của Phật Giáo (Tâm: của đạo Phật, dùng chữ Thiêng Liêng thay vì Thượng Đế v.v...).

Lúc đầu Ban sách báo do ông Nguyễn văn Thủ đảm nhận, ông là thư ký của Hội Đồng Quản Trị, sau đó lo về sách báo, Ban sách báo dưới sự tài trợ tài chánh lúc đầu do Bác Roosman Marti, nhờ sự tài trợ của Bác Marti, đặc biệt cuốn " Tìm Hiểu Subud " do Bác Đặng Phác biên soạn rất công phu và rất có giá trị, nó giúp cho các hội viên Subud mới và cũ hiểu rõ hơn về Subud, nó trở thành cuốn sách mang tính truyền thông rất mạnh, đã giúp bao nhiêu người nhờ đọc cuốn sách này mà tìm đến Subud. Sự đặc biệt sử dụng từ ngữ rất thông thường dễ hiểu, ít dùng chữ Hán khi dịch thuật của Bác Đặng Phác thật tuyệt vời, (tôi được may mắn nhờ Bác chỉ bảo khi viết các tin tức cho tờ " Huynh Đệ ". Bác rất khó tính khi sửa bài của tôi và của Minh Sư. Các bạn có thể tưởng tượng rằng chúng tôi đều tốt nghiệp Đại Học, thế mà các bài chúng tôi viết và dịch, Bác sửa nát bấy giống như học trò lớp nhất viết Việt văn, nhiều người tự ái đã bỏ cuộc, chỉ có tôi và Minh Sư là kiên trì chịu nhẫn sửa sai và chịu khó học hỏi, cả năm sau đó Bác mới để cho chúng tôi tự viết, và Bác khỏi phải sửa nữa. Bác bảo tôi: đó là tôi rèn luyện cho cậu, đến khi tôi thấy các cậu làm được, tôi mới yên tâm giao việc cho các cậu đảm đương).

Trước khi Bác Đặng phác đi Pháp năm 1969. Bắt đầu có các bài dịch của Bác Mardi, trước cũng do Bác Đặng phác sửa, sau đó các bài viết giao cho tôi và Nguyễn Phương lo việc in ấn và sửa các bản thảo. Khi Bác Đặng Phác đi Pháp, Bác Mardi đảm nhiệm vai trò trưởng ban dịch thuật; các bài dịch của Bác phần lớn từ Anh Ngữ, Bác dịch rất hăng say, mỗi lần họp Phụ Tá, tôi thường chở Bác về, Bác đưa các tài liệu dịch thuật ra cho tôi xem, công việc trở nên bận rộn hơn, khi chúng tôi có sự tài trợ tài chánh dồi dào, và vì nhu cầu tin tức cập nhật từ BAPAK và của ISC càng lúc càng nhiều, ngoài ra Bác Mardi đã soạn cuốn: " Kỷ Yếu 10 Năm Subud Việt-Nam 1961-1971 ", Vài Lời Khuyên của Bapak cho Ban Phụ Tá và HĐQT", Nội San Subud v.v..... Công lao đóng góp của Bác rất lớn cho Subud Việt Nam.

Qủa thật công việc không phải đơn giản như chúng ta tưởng, khi làm việc biết bao điều chỉ trích, tốt ít xấu nhiều, có những lúc Bác tâm sự cùng tôi Bác muốn nghỉ, chúng tôi thường khuyến khích Bác. Thượng Đế hiểu công việc của Bác làm là được rồi. Nghỉ lại thời gian làm việc với Bác thật đầm ấm trong tình huynh đệ Subud, trong sự kính trọng, sự hy sinh nhẫn nại của Bác.

Sau Hội Nghị Subud ở Nhật Bản và nhất là sau Hội Nghị ở Nam Dương 1971, Bác được Test và được đề nghị làm Kejiwaan Counsilor từ 71 đến 75. Bác rất tích cực trong vai trò Phụ Tá, không kỳ họp Phụ Tá nào Bác vắng mặt, đó là một tấm gương sáng cho chúng ta. Sau 75, tôi chỉ nhận được tin tức của Bác qua các anh chị em ở hải ngoại, và vì cuộc sống, tôi không liên lạc được với Bác, nay được tin Bác qua đời, tôi thật luyến tiếc là không được gặp Bác.

" Cầu Xin THƯỢNG ĐẾ TOÀN NĂNG ban Ân Phước cho Bác ở thế Giới Bên Kia ".

Aamirudin Nguyễn Như Tuyền, 19.04.2002

 
 
© 2011góc nhỏ