Giác Nguyên Trần Công Đây & Sri Mastuti Phạm Thị Tư  
tạ thế tại Paris, Pháp
 
 

 

 

Giác Nguyên 1908 - 1997

Ông sanh 1908 ở Gò Công Việt Nam, mất ngày 28.11.1997 ở ngoại ô Paris Pháp.

Sri Mastuti 1911 - 2006

Sanh ngày 10.04.1911 ở Gò Công Việt Nam, mất ngày 05- 09-2006 ở ngoại ô Paris - Pháp

Ông bà là một trong các người được khai mở vào Subud khi Subud mới du nhập vào Việt Nam. Ông được Bapak bổ nhiệm làm phụ tá trong đợt thứ hai bên Nam. Bà làm phụ tá đợt đầu tiên bên Nữ.

Ông là người Việt Nam được ân phước rất lớn, sống gần cận Bapak trong một thời gian dài. Ông bà đóng góp rất nhiều vào sự hình thành của Subud Việt Nam.

 
 
 

những bài viết của ông Giác Nguyên trên trang nhà Góc Nhỏ:

° lá thư từ Tjilandak
° lá thư từ Tjilandak
° lá thư từ Tjilandak
°
lá thư từ Tjilandak

 
     
 

Ông Bà Giác Nguyên & Sri Mastuti

Mỹ Hạnh Delune

Ghi chú của tác giả: Những chi tiết về công việc đời của bác Giác Nguyên là do chị Elaine cho, tất cả các chi tiết khác là viết lại theo những gì hai bác kể và tôi còn nhớ được.

Bác làm công chức cho đến năm 1945, bắt đầu là Tổng Bí Thư (Chánh Lục Biện) cho ông Tỉnh Trưởng Gò Công, xong làm Tri Huyện ở Gò Công, và Phó Tỉnh Trưởng ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Sau Tỉnh Trưởng Mỹ Tho gọi bác về làm với ông. Ngày 6 tháng 3 năm 1945, Nhựt Bổn đảo chánh và  bắt Tỉnh Trưởng. Trong thời gian đó hai biến cố quan trọng làm thay đổi đời bác : trong lúc đi công cán, xe bác bị Việt Minh giựt mìn, bác thoát chết vì mìn nổ trật. Ít lâu sau người con trai thứ của bác, chưa được 11 tuổi, bị Việt Minh thảm sát ở Gò Công cùng với gia đình người anh của bác gái. Chỉ có một đêm, sau khi nhìn thi hài con, tóc bác rụng hết sạch và cũng không bao giờ mọc lại nữa. Ý nghĩ muốn đi tu nhuốm lên trong lòng bác từ đó.

Bác từ chức và ra mở một tiệm sửa điện, có thợ nhưng cũng có những khi chính bác sửa.

Bác và bác Sri Mastuti có tất cả bốn người con trai và một người con gái. Chị Elaine là ngưười con duy nhất vào Subud. Hai bác rất sùng đạo Phật và chơi thân với hai bác Đặng Phác từ lúc ở còn ở chùa Ấn Quang (hay Xá Lợi). Hai bác ăn chay trường và định sau khi hai bác về hưu thì sẽ đi theo một ông thầy cất một cái cóc ở đâu đó để tu. Hai bác sắp sửa đưa tiền cho ông thầy để thực hiện ý định trên thì gặp Subud và ý định ban đầu theo ông thầy cất am ở gần thầy để tu, được thực hiện với Bapak ở Cilandak.

Việc hai bác vào Subud là do một người anh bà con của bác trai quen với ông Marti, đi tìm người nghe nói đến Subud và muốn vào để ông Tellander khai mở cùng với ông Marti. Bác thì đến gặp ông Marti và được mở vào Subud còn ông anh bà con thì không bao giờ vào cả. Bác đọc Paris Match (PM) chuyện bà Eva Bartok được chửa lành bệnh nhờ Subud thì cũng muốn vào Subud để trị bệnh tiểu đường. Nhưng khi được khai mở xong bác thấy Subud có cái gì khác, bác về nói với bác gái và mấy bác khác trong chùa. Trong số đó có bác Đặng Trinh Kỳ, bác này cũng có đọc số PM đó, nhưng bác Đặng Trinh Kỳ không tin ngay nên chờ hôm sau ngày 12/05/61 mới chịu khai mở, sau khi nghe và nhìn những người khác được khai mở trước như thế nào.

Bác gái, chị Elaine, chị của bác gái là bác Phạm Thị Tỵ và người con gái duy nhất của bác Tỵ là chị Trần Thị Dương được khai mở cùng một ngày, ngày 08/05/1961.

Năm 1962, bác trai xin qua viếng Tjilandak, Bapak cho ở 6 tháng. Trong thời gian này bác được Bapak khuyên nên bán hết sự sản qua Nam Dương, mua nhà ở trong Wisma Subud ở với Bapak, và tiền bạc để vào cùng một nhà băng với Bapak để lấy lời mà sống bên Tjilandak. Nhờ nghe lời Bapak mà về sau này, khi bác về Paris, hai bác vẫn nhờ đến số tiền ấy. Bác về thu xếp nhà cửa, nhưng gặp nhiều biến cố, vừa ở Việt Nam, vừa ở Nam Dương nên bác gái đi Âu châu năm 1963 để gặp Bapak ở Luân Đôn, trước khi qua Pháp gặp mấy người con trai. Đầu năm 1964 thì chị Elaine qua Pháp ở luôn.

Đoạn đời của hai bác từ 1966 đến lúc đến được đi Nam Dương được hai bác kể lại trong những Lá Thư Tjilandak đăng trường kỳ trong tờ Nội San Của Subud Việt Nam.

Sau đây là những gì hai bác kể cho chị Lan Thanh và tôi nghe cùng những gì chúng tôi sống qua với hai bác từ lúc gặp hai bác ở Jakarta cho đến khi hai bác mất. Những gì tôi biết được và nhớ được hiện nay, chứ hai bác kể rất nhiều nhưng không ngờ ngày nay tôi phải kể lại nên không có viết để ghi lại hết.

Nhưng trước khi tiếp tục tôi xin nói qua về bác Sri Mastuti mà sinh thời tụi tôi gọi là bác Giác Nguyên gái. Cũng như bác Srigati vậy, chúng tôi vẫn gọi là bác Đặng Phác gái, những tên Nam Dương để dành cho người ngoại quốc.

Bác Giác Nguyên gái hay bị bác trai chọc gọi « á cái bà họ Phạm Gò Công », và bác gái cũng trả lời lại, « ừ tại là họ Phạm Gò Công ». Hóa ra là vì bác gái là cùng một ông cố (Phạm Đăng Hưng) với Hoàng Thái Hậu Từ Dụ (mà người mình gọi sái ra là Từ Dũ và là tên của nhà Bảo Sanh ở Sài Gòn đó), nếu tôi nhớ không lầm thì ba của bác gái là cháu gọi bằng cô của bà Từ Dụ và tất cả giòng họ Phạm Đăng đều chôn trong Lăng Hoàng Gia ở Gò Công.

Lúc tôi học trường Gia Long năm Đệ ngũ thì bác mới vào dạy Đệ thất môn Pháp văn (năm 1955-56). Thỉnh thoảng bác gác lớp tụi tôi, tôi nhớ lúc đó tôi học rât giỏi, được bảng danh dự hay ban khen đều đều, nhưng mỗi lần bác qua gác lớp tôi thì tôi không được gì hết tuần đó, may mà bác chỉ gác có hai ba lần thôi. Đây là một dấu ngoặc trong sự gặp gở của bác và tôi trong đời. Khi gặp lại bác ở Cilandak thì kỷ niệm đó hiện trở ra, nhưng không bao giờ tôi nhắc lại việc đó với bác cả.

Ngày 10/08/1970 chị Lan Thanh và tôi vừa đến Jakarta, chị Lan Thanh nói, chị có quen với hai bác Giác Nguyên đang ở Cilandak, để chị viết thư cho hai bác biết là mình ở đây. Lúc vừa đến Jakarta tụi này đã hỏi thăm liền về Cilandak và Subud nhưng không ai biết Subud là gì và Wisma Subud ở đâu cả, trong khi hai đứa đinh ninh đến cái xứ gốc của Subud thì chắc là ai ai cũng phải biết, khi nghe đến tên Subud. Trong gần một tháng trời hai đứa tập latihan lấy trong học xá. Mãi một ngày kia thấy có một cô người da đen rất đẹp đưa một ông đầu trọc lóc đến gặp tụi này tận học xá sinh viên ngoại quốc ( một biệt thự cho 10 sinh viên được học bổng của SEAMEO). Bác giới thiệu cô gái đó là Insiah Arnold (con của Ian và Muftiah Anold) cũng học trong Đại Học này, nên mới biết mà đưa bác đến.

Cuối tuần đó bác đưa hai đứa đi Cilandak, cách học xá khoảng hơn 2 giờ xe, vì phải đi xe buýt ra bến xe, lấy xe đò đi đến Block M, từ đó lại sang qua xe đò khác để đi Block A, rồi từ Block A lấy xe bemo để đến Wisma Subud ở Cilandak. Bác phải đưa rước vài lần để cho tụi này thuộc đường rồi mới để cho đi một mình. Vì thế mà hai bác mời tụi này cứ mỗi cuối tuần, học xong thì đi Cilandak, ngủ ở nhà bác hai đêm, tập latihan tối thứ bảy và sáng chúa nhật rồi mới trở về học xá. Chính trong thời gian này bác kể cho nghe đủ thứ chuyện về gia đình bác, một trong những chuyện đó là sự rụng tóc của bác, hoặc là: bác có một đứa cháu nội trai duy nhất, bác nói là nhờ bác tập latihan, nên nó khôn như thần đồng.

Hai bác có hai đứa tụi tôi thì mừng quá vì từ rày có người Việt đến tập latihan đều đều. Lúc ấy con ông Đổ Quang Giai là Đổ Quang Năng làm Chủ Tịch Phòng Thương Mại của Việt Nam Cộng Hòa vừa được bổ nhậm đên trước tụi này vài tháng, cũng trong Subud nhưng không đến tập đều, sau nhờ có tụi này, chẳng những ông đến tập đều mà tất cả các nhân viên của Phòng Thương Mại đều xin vào Subud cả. Số là ông Năng lúc ấy còn độc thân và mấy nhân viên Phòng Thương Mại nghĩ là ông sẽ cưới một trong hai đứa tôi. Họ muốn làm đẹp lòng ổng. Hai bác Giác Nguyên cũng muốn làm mai cho chị Lan Thanh vì hai bác thây hai gia đình rất môn đăng hộ đối. Nhưng sau đó ông Năng cưới một bà ngoài Subud, dĩ nhiên đẹp hơn tụi này gấp bội. Từ đó cả Phòng Thương Mại đều ngưng tập latihan.

Tuần nào đến hai bác, cũng đều được cho ăn uống, dẫn đi thăm người này người kia trong Wisma Subud, trong đó hiển nhiên là có ông Sudarto, ông Brodjo. Bà Ulfiah lúc dó bị crisis nặng nên mãi về sau rất lâu tụi tôi mới gặp nhưng chỉ có hai lần trong một năm trời.

Mỗi lần trong Cilandak có gì thì bác chịu khó lặn lội ra cho hay, vì không có điện thoại như sau này. Viết thư thì lâu. Như đi Cilandak để mừng Bapak mới vừa đi chu du thế giới về. Mỗi khi Bapak cho talks hay tests. Mỗi khi có biến cố gì quan trọng bác đều lặn lội ra cho hay. Ramadan năm đó thì bác cho biết là Bapak bắt đầu sớm một ngày, tụi tôi thấy là trùng với trăng non trong lịch nên từ đó về sau cứ thế mà làm. Cũng như bác phải chạy ra cho hay tin Ibu Sumari mất và trong suốt thời gian 30 ngày đọc kinh Coran cho Ibu bác đều nói để tụi tôi đến dự, lúc đầu còn về ngủ ở bác sau vì đều đều như vậy người ta để ý nên bác nói thôi xong thì về đừng ở lại ngủ đằng bác nữa. Hai bác thường kể những chứng nghiệm tâm linh, bác trai kể nhiều hơn bác gái. Bác thường nhận được từ Bapak những luồng sức mạnh đổ vào người bác ào ạt như những làn sóng to khi bác ở gần Bapak. Có một hôm bác trai đang đi chợ xách giỏ bổng nhiên thấy người cao lên thiệt cao trong khi hai cái giỏ đi chợ thì thấp lè tè dưới đất. Bác kể cho ông Sudarto nghe, ông Sudarto giải thích là chuyện chợ nước là của người đầy tớ, từ rày bác phải thuê người đi chợ và lau chùi nhà cửa cho bác chứ không phải chuyện bác phải làm nữa. Thành ra sau khi học xong, trong khi chờ đợi Hội Nghị Quốc Tế, lúc tụi tôi đến ở Cilandak, bác nói, hai cháu là bác sĩ thì phải có người hầu, nên bác cũng tìm cho một người để dọn phòng (nhỏ xíu chẳng có gì), giặt quần áo cho tụi này, một tuần có hai USD. Bác mà biết về sau tụi này về Paris làm xập xây tất cả thì không biết bác nói sao. Bác cũng kể chuyện lúc mới qua lần đầu, vì bác ăn chay trường nên cũng thành vấn đề cho người nấu bếp cho guest house (không ai lạ chính là bà Aminah), nên một hôm Bapak nói Sudharto ra làm trắc nghiệm với bác để bác xem tại sao không nên ăn chay trường. Ông Sudharto làm con thú và bác làm người ta, thì ông Sudarto quì xuống trước bác và van nài bác ăn. Sau đó bác viết thư về mấy người bạn Subud trong chùa khuyên không nên ăn chay trường nữa, làm trong chùa nói là mấy người theo tà đạo nên mới ngả mặn. Hồi đó hai bác hay làm chả giò, nấu cháo tôm cho Bapak ăn. Bác gái kể là lần đầu mấy người làm không biết nên để nguội, dọn lên thì bánh yểu không còn dòn nữa nên Bapak không ăn, nhưng về sau tụi tôi hiểu là vì bác không yên ổn khi làm nên Bapak không ăn. Vì nhiều lần, về sau tụi tôi đi được lấy một mình thì những lần xuống bất chợt như thế, thấy bác đóng kín cửa, khoen đóng then gài, hoặc gặp lúc bác lở để cửa sổ mà chợt thấy tụi này trờ tới thì bác xua tay như đuổi tà, thì hai đứa biết là hôm ấy bác làm chả giò hay nấu cháo cho Bapak ăn. Mấy món bác làm để mời nhiều người trong Wisma Subud lúc ấy bây giờ hãy còn để lại nhiều kỷ niệm đẹp của hai bác. Tuti, Muti, cả Ibu Rahayu, Ibu Ismana đều nhắc đến chả giò của hai bác mỗi khi gặp tụi tôi. Hai bác sống đẹp lòng tất cả mọi người ở đó.

Hai bác tự học tiếng Nam Dương, mua sách về học, rồi thực tập bằng cách nói chuyện với mọi người.

Hai bác thường nhắc đến chuyện lúc làm phụ tá bên nhà. Lúc đó bác không biết làm rồi phải xả nên có lần bác tập cho một người bệnh, sau đó bác phải chạy hết tốc lực về nhà để xổ cho kịp. Một lần khác thì có một cô được cha chở đi thi, làm sao đó mà trể giờ thi cô bị thất vọng nặng thành ra loạn trí mà mấy bác phụ tá làm latihan cho một thời gian thì khỏi hẵn. Bác cũng nói nhờ tập latihan mà bệnh tiểu đường của bác không tiến triễn nữa, chỉ cần ăn kiêng thôi. Bác cũng nói vì người ta biết Subud qua việc Eva Bartok được lành bệnh ung thư nên nhiều người vào Subud cốt để trị bệnh, khi họ hết bệnh rồi thì bỏ Subud.

Bác rất thích nói nhờ Subud mà bác thấy được đạo Phật là nhất trong các đạo vì cái gì Bapak nói cũng đều có trong đó.

Trước biến cố năm 1975, Bapak biết trước, khuyên hai bác nên đi Paris ở với mấy con. đồng thời chánh phủ Nam Dương cũng làm khó dễ ngoại kiều, cho nên đúng lúc hai bác phải đi. Khi lên chào từ giã Bapak, bác hỏi Bapak, hai bác nên làm gì ở Paris để sống, Bapak nói không phải làm chi hết, chỉ làm latihan và đi chơi thôi. Thật vậy hai bác kkông đi làm ngày nào cho tới lúc mệnh chung. Bác trai vì té gảy xương đùi mà mất, bác gái thì như cây đèn dầu lần hồi hết dầu thì tắt đi, chứ không ai bị bệnh ngặt nghèo.

 
     
 

Tưởng nhớ Bác Giác Nguyên Trần Công Đây
nhân 1000 ngày Quá vãng

Aamirudin Nguyễn Như Tuyền, 28.06.2000

Tôi vào Subud do sự giới thiệu của cậu em họ tôi: Gunawan Phê, hồi đó vào năm 1965. Muốn được khai mở vào Subud, người dự bị hội viên phải đi dự bị 1 tuần 2 lần trong thời gian 3 tháng (Sau đó VN được Bapak cho phép rút thời gian dự bi xuống còn 1 tháng rưởi). Tôi xin dự bị 1 năm để tìm hiểu thật kỷ về Subud, rồi mới xin khai mở. Hồi đó Subud VN có thói quen khai mở tập thể vào chiều thứ bảy mỗi tuần.Tôi còn nhớ rõ hôm đó 15-10-1966, tôi được khai mở cùng với 4 người nữa (1 trong số đó là Nguyễn-kim-Long, sau là thư ký của HĐQT 68-69).

Sau khi khai mở tôi được giới thiệu với Bác phụ-tá Giác-Nguyên. Bác trông rất hồng-hào; đầu cao nhẵn bóng; đôi mắt rất sáng, trông rất hiền từ. Chúng tôi là một trong số các anh em trẻ thời đó. Sau khi tiếp nhận được Latihan Subud, chúng tôi cảm thấy mình thật may mắn đã nhận được Ân sủng quá to tát của Thượng-Đế Toàn-Năng nên một số các anh chi em chúng tôi hồi đó ước mong làm bất cứ việc gì cho Subud, với ước vọng Subud sẽ phát triễn và mang lại cho nhân loại sự An-Bình và Hạnh-Phước; ước mong chia sẻ Ân-phước của Thượng-Đế Toàn-Năng đến với mọi người. Chúng tôi quan-niệm trước Thượng-Đế không có việc gì lớn hay nhỏ mà chỉ xin làm được bất cứ việc gì có ích cho mọi người đúng theo ý-muốn của Thượng-Đế Toàn-Năng. Một số anh em chúng tôi tình nguyện sơn quét lại trụ-sở Subud, làm nhà giữ-xe cho hội viên; gia nhập ban xã-hội, ban sách báo; dich thuật. Các bạn biết không chính những việc nho-nhỏ như vậy nhiều khi làm không tròn; nhiều khi bị kêu lên khiển trách, có một số anh chị em tự-ái xin rút-lui (thực ra các bác thời ấy muốn huấn luyện chúng tôi).

Đối với Bác Giác Nguyên lúc nào Bác cũng ủng hộ, khuyến khích và rất cảm thông với tuổi trẻ của chúng tôi. Bác thường nhắc nhở chúng tôi:
- " Các cậu may mắn hơn chúng tôi; vì các cậu tiếp nhận Latihan khi các cậu còn trẻ; chúng tôi đã già rồi mới tìm được Subud, chúng ta là những người may mắn nhất đời, nhớ chuyên cần tập Latihan ".

Chúng tôi thường hỏi Bác về những ngày Bác sống với Bapak ở Djakarta (Phần lớn, Bác đã viết trong Nội-san Subud VN (Quyển 1). Bác luôn luôn chia sẻ với chúng tôi, những kỷ-niệm khó quên của Bác như khi Bác cắt-bì trong khi Bác bị tiểu đường; phải ngừng trường chay vao dịp Ramadan.

Bác Giác Nguyên không phải là những người VN khai mở đầu tiên, Bác vào sau này, nhưng Bác là một trong những người có công rất lớn trong việc xây cất trụ sở Subud ở đường Hồng-thập-Tự trước 75.

Bác là một Phụ-tá gương mẫu luôn luôn có mặt trong các buỗi khai mở hội viên mới; tập latihan cho hội viên bi bệnh, trắc nghiệm các câu hỏi của hội viênv..v.. Tôi chưa bao giờ nghe thấy Bác to tiếng với ai.

Tôi còn nhớ vào năm 1967, Khi Prio Hartono được Bapak phái sang thăm VN; Bac kể cho chúng tôi nghe: "Hôm đó, Hội đồng Phụ tá và HĐQT mở tiệc khoản đãi ông Prio, không biết vì lý do nào đó; đến giờ tập latihan, Prio không vào tập latihan được, Prio nhờ Bác vào tập Latihan thế cho ông ta; bác nói:

- " Latihan hôm đó sao lạ quá! Latihan cực kỳ mạnh không phải Latihan thường ngày của tôi. Các cậu biết không? Thật may mắn cho những ai được Bapak cử đi làm bất cứ việc gì; những người đó được Thiêng-Liêng ban cho nhiều Ân-huệ lắm, như trường hợp Prio."

Thế rồi vào năm 1969, Prio Hartono trên đường đi USA, ghé qua VN; ông mang theo thông điệp của Bapak, trong đó khuyên Bác Giac-Nguyên nên sang Nam-Dương sống với Bapak. Hai bác đã quy-thuận và theo lời khuyên của Bapak dọn sang Nam-Dương sinh-sống. Sau 1975 hai bác sang Pháp sống với con gái của hai Bác.

Khi chị Mỹ-Hạnh gọi điện thoại báo tin Bác Giác-Nguyên qua đời, tôi chỉ biết Cầu nguyện cho Bác được nhiều Ân-phước ở thế giới bên kia.

Bẵng đi một thời gian, một đêm tôi có một giấc mơ rất đặc biệt về Bác (sau này xét lại đó đúng vào ngày thứ 100 của Bác).

"Tôi và bác gái đi thăm Bác ở thế giới bên kia; chúng tôi được hướng dẫn đến một nơi, giống như 1 căn phòng rỗng, không thấy người Bác Giác Nguyên mà chỉ nghe thấy tiếng nói của Bác: Bác nói về đời sống của Bác ở thế giới bên kia; Bác được Bapak đến thăm và khuyên Bác chuyên cần tập Latihan; Bác nói ở thế giới bên kia tập Latihan tiến mau lắm; Bác nói với Bác gái là đừng buồn vì nơi Bác đến, bác gái cũng đã có chứng nghiệm rồi; thế rồi tôi hỏi Bác rất nhiều câu hỏi và xin Bác cho lời khuyên; tôi sực nhớ là tôi nên để Hai bác trò chuyện với nhau".

Cầu xin Thượng-Đế Toàn-Năng luôn-luôn ban Ân-Huệ cho Bác ở thế giới bên kia.

AMEN.

AAMIRUDIN NGUYỄN-NHƯ-TUYỀN

TB: Tôi xin chia sẻ cùng các anh chị em những gì tôi biết về Subud từ 1966. Tôi ước mong các bác lớn tuổi và nhất là các vị tiên phong cùa Subud nên viết những sự việc về Subud VN từ khi thành lập 1961 đến 1966, để chia sẻ với các anh chị em trẻ sau này; nếu các anh chi em thấy bài này có thể chia sẻ với các anh chi em khác xin làm ơn phổ biến; tôi cũng xin anh chị em tha thứ nếu bài viết này có điều chi sơ sót. Xin chân thành cám ơn các anh chi em.

 
 
 

Những Câu Chuyện của Ông Bà Giác Nguyên kể

Mỹ Hạnh Delune ghi lại

Bác Giác Nguyên kể: Có lần Bapak gọi Vadrindra Vittachi để trắc nghiệm xem Krishnamurti (chắc ai nấy đều biết Krishnamurti của Hội Thông Thiên Học phải không? Tác giả quyển "Dươ'i chân Thầy" đó) xem Krishnamurti ở trình độ nào, thì sau khi Vadrindra tiếp nhận xong, Bapak nói Krishanmurti ở trình độ của con người toàn thiện (perfcet human).

Krishnamurti khơi dậy trong lòng người lòng muốn tìm trở về với Thượng Đế để tôn thờ Thượng Đế nhưng Krishnamurti không khai mở cho người khác được. Nếu tôi nhớ không lầm thì Krisnamurti không truyền lại được cái sự giao tiếp của Krisnamurti với Thượng-Đế cho người khác được.

Lần khác hồi tháng 10 năm 1970, Bapak vừa về sau chuyến chu du thế giới, tất cả mọi người tụ họp trên nhà lớn để mừng Bapak trong số đó có Chị Lan Thanh và tôi, thì Bapak gọi bà Ismana ra trắc nghiệm, xem bà ở trình độ nào. Bà đang ăn miếng tàu hủ dồn thịt chiên. Một tay cầm miếng tàu hủ, một tay cầm trái ớt đỏ chỉ thiên. Lúc ấy bà mới có 36 tuổi thôi và vào Subud chưa được 20 năm. Sau khi bà tiếp nhận xong, Bapak nói bà ở trình độ của con người toàn thiện.

Ông Prio Hartono qua thăm Việt Nam. Bác Giác Nguyên kể, lúc ấy Prio mới ở trong Subud được 8 năm thôi mà giỏi quá. Mấy ông thời đó dọn cho ông Prio ăn thịt heo thì ông cũng ăn và còn khen ngon. Còn bác Đặng Phác thì lúc đầu xem ông Prio như con nít, về sau còn đòi xách giày cho ông nữa, làm bác Giác Nguyên tức cười, là một ông lớn mà đi xách giày cho một người nhỏ tuổi và chức vị không bằng.

 
© 2011 góc nhỏ