Mảnh đời xưa

Muliono Phương Nguyễn Phan Nho - Hartford 27.11.2007

Lời tác giả: Đây chỉ là phác họa bức tranh “ mảnh đời xưa”. Như Nguyễn Ngọc Ngạn nói muốn hay thì phải thật nhiều chi tiết, nhưng ở đây thuộc về đời tư nên không nói ra được, xin thứ lỗi.

 
Những ngày Hạnh Phúc.  
 
Đãi phái đoàn dự Đại Hội Subud Bắc Mỹ tại Hoboken, New Jersey USA. March 1982 ở nhà hàng của Sudjatmi, March 1982. Một bà hội viên Mỹ, Bà Nguyễn thị Lê (má Sudj.), Hoàn Toàn, Prio Hartono, Livingston Dodson. Đằng sau là: bé Gunarso Phú Nguyễn, Sudjatmi và Muliono.  
 
tháng 11. 2007. Sudjatmi, bây giờ là Tỳ-kheo-ni Thích-nữ Linh-Lạc.  
 
Tỳ kheo ni Thích-nữ Linh-Lạc, Trụ trì Chùa Chánh-Giác, tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ năm 2003  

Truyện này viết lại để đề cao một người rất thanh cao và đạo hạnh mà cho tới giờ tôi vẫn hãnh diện được làm bạn đạo với người này. Đó là Sudjatmi Nguyễn thị Dương Liễu. Tôi là một người rất tầm thường. Khi vào Subud không có một ước vọng cao xa gì cả. Các ông thầy tướng nói là cậu chỉ làm được thư ký thôi, nếu ở trong quân đội hoặc làm lớn thì sẽ chết yểu, nghe thật buồn lòng. Thế mà năm nay đã 70 mươi tuổi rồi, thật là nhờ SUBUD.

Tôi vào Subud năm 25 tuổi. Những năm đầu Subud toàn những người lớn tuổi và đạo mạo không biết nói chuyện gì với ai. Sau này thì hoạt động huyên náo, quy tụ những tinh hoa của giới trẻ, nhất là nhóm sinh viên kiến trúc đã công tác trong việc xây Trụ sở Hội, tổ chức các buổi Selamatan và những lần đi cứu trợ nạn lụt miền Trung, thăm các trại cô nhi viện v.v…

Do sự góp mặt của các bạn trẻ mà tôi được gặp một người mà tôi ngưỡng mộ ngay từ ngày đầu. Cô rất năng nổ, có một vẻ đẹp thanh cao, thuần khiết và thích tham gia các hoạt động xã hội của Hội. Cô là người đem một số đông các người đẹp Esso vào Subud.

Cô là cái đinh của giới trẻ trong Subud. Tôi biết có nhiều bạn có cảm tình đặc biệt với cô nhưng cô không quan tâm vì cô còn có mộng lớn. Trong các hoạt động xã hội, mỗi lần chở cô đi đâu, cô nói là đi với anh em thấy an tâm. Cô đặt tên cho tôi là anh Cả. Nhờ vậy mà anh Cả dần dần quen thân với cô. Còn tôi phải giữ giới hạn tình cảm vì sợ làm mất thần tượng quá cao sang đó.

Nhiều lần vì công tác Hội, tôi được lại dùng cơm trưa tại nhà Sudj. ( bây giờ gọi là Sudj. , vì thân rồi) cho tới khi tôi ngỏ lời thì Sudj. nói là trừ khi hai người ra ngoại quốc, vì Sudj. mới được học bổng Columbo lúc đó. Đối với tôi thế là tuyệt vọng rồi, vì một thanh niên trong thời chiến làm sao ra khỏi nuớc.

Chuyện lạ xảy ra, cho tới năm 1975. Sudj. nhận làm thư ký cho nhóm di tản Huỳnh Tịnh Của, được máy bay bốc qua Guam rồi qua Mỹ, ở tiểu bang Connecticut. Còn tôi theo nhóm Thái 29, qua Thái Lan rồi qua Áo. (Chuyện này dài lắm, nếu có dịp sẽ viết về “Hành Trình Di Tản”)

Qua lại thư từ tới hơn 300 bức thư tình thì Sudj. qua Áo làm đám cưới để bảo lãnh qua Mỹ. Hai người sống hạnh phúc được 10 năm thì vì lý do đại gia đình không hạp Sudj. đem theo con trai lên Chicago lập nghiệp. Cho tới năm bé Gunarso Phú được 16 tuổi thì do một lời khấn nguyện nếu người mẹ khỏi bệnh thì sẽ cạo đầu. Mới đầu thì tu tại gia, sau ông thầy nói đưa con cho bố nuôi để đi tu thành sư luôn.

 

   
   
  © 2010 góc nhỏ